Bài 25 : Ôn tập chương III

QC

Tại sao phong kiến phương Bắc lại đồng hóa nhân ta

NM
21 tháng 2 2017 lúc 21:39

Nhà nước phong kiến phương Bắc lại đồng hóa nhân ta vì chúng muốn biến nước ta thành lãnh thổ của chúng, biến nhân dân thành nô lệ của Trung Quốc, xoá bỏ quốc hiệu nước ta trên bản đồ thế giới.

Bình luận (0)
VL
21 tháng 2 2017 lúc 21:53

Vì chúng muốn nước ta là một phần lãnh thổ của chúng, muốn dân ta phải làm nô lệ hầu hạ bọn chúng.

Bình luận (1)
CC
22 tháng 2 2017 lúc 19:01

Bn tham khảo nhé:hihi

Theo mìk thì phong kiến phương Bắc đồng hóa nhân dân ta vì chúng muốn dân ta theo lối sống của chúng -> làm nô lệ cho chúng -> sáp nhập nước ta vào nước chúng (Trung Quốc) -> xóa sổ quốc hiệu nước ta ra khỏi bản đồ thế giới.

Chúc bn học thật tốt nha!banhqua

Bình luận (0)
HC
6 tháng 3 2017 lúc 19:29

Cái này mà phân tích thì dài dòng lắm. Nhưng có thể gói gọn trong vài ý như sau:

- Sức mạnh của văn hóa Việt đã cắm rễ quá chắc chắn và tạo nên một xã hội có trật tự và ngăn nắp trước khi bị xâm lăng.

- Kẻ xâm lược luôn muốn xóa bỏ văn hóa bản địa và muốn đồng hóa vào văn hóa của họ. Hai điều này luôn tạo ra các mâu thuẫn xung khắc ở thời kỳ đô hộ sau xâm lược. Nếu kẻ áp đặt yếu hơn thì xu hướng vùng lên đánh đuổi kẻ đo hộ sẽ rất mạnh. Điều này giải thích tại sao người Trung Hoa buộc phải chấp nhận một nước Việt của người Việt.

- Nhiều khi kẻ đô hộ ở lại với dân chúng bị đô hộ lại bị chính người bản địa đồng hoá, do sức mạnh của văn hóa bản địa đã đồng hóa kẻ đô hộ. Ví dụ, người Mông Cổ luôn đô hộ người Hán, nhưng chỉ hai thế hệ, người Mông Cổ đã bị Hán hoá. Tương tự, Triệu Đà đô hộ người Việt và đương nhiên sau đó con cháu Triệu Đà bị Việt Hóa.

Tóm lại, Người Việt có một nền văn hóa vững chắc và lâu bền thì không thể bẻ gãy được. Các dân tộc khác bị Hán hóa chính là họ không có nền tảng đủ hùng mạnh để bảo vệ mình. Văn hóa Làng Xã của người Việt cũng là yếu tố mà kể cả người Pháp cũng phải chấp nhận nó và chưa bao giờ người Pháp có thể len lỏi được vào các tập tục và văn hóa của làng xã Việt Nam.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
NT
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết
NQ
Xem chi tiết
DX
Xem chi tiết
VK
Xem chi tiết
VC
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
KS
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết