Phần 3: Sinh học vi sinh vật

LT

tại sao nói" cái chết là mầm của sự sống"

vì sao mối được xem là thủ phạm gây hiệu ứng nhà kính

PK
11 tháng 2 2019 lúc 13:47

mình trả lời câu 2 hiệu ứng nhà kính nhé!

"Hiệu ứng nhà kính" là một hiện tượng tự nhiên có tác dụng duy trì nhiệt độ trên bề mặt trái đất. Nếu như không có hiệu ứng nhà kính hẳn khí hậu trái đất sẽ trở lên lạnh lẽo hơn. Còn hiện tượng toàn cầu ấm lên, như trong hoàn cảnh hiện nay, là để chỉ việc nhiệt độ tòan cầu bị tăng lên bởi các họat động do con người gây ra như : sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, cách sinh họat v.v …ngược lại chính những hoạt động này lại tác động hiệu ứng nhà kính làm trầm trọng thêm quá trình biến đổi khí hậu.

Cũng giống như nguồn gốc của loài người, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính có nguồn gốc tự nhiên. Thế nhưng, được tích tụ trong bầu khí quyền, các lọai khí đó hấp thụ tia bức xạ hồng ngọai phát ra từ bề mặt trái đất, sau đó các đám mây khí đó tạo thành một lớp vỏ bọc quanh trái đất cản các tia bức xạ đó và giữ nhiệt lượng trong bầu khí quyển.

Việc tập trung các loại khí gây hiệu ứng nhà kính đều có biến động qua hàng triệu năm, hiện tượng này liên quan đến những chu kỳ hoặc biến động của tự nhiên. Thế nhưng từ khi xuất hiện nền công nghiệp trên trái đất, chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, khoảng hơn một thế kỷ, các hoạt động của con người đã phát thải vào bầu khí quyển một lượng khí gây hiệu ứng nhà kính đột ngột cao,.

Việc tích tụ khí gây hiệu ứng nhà kính ngày càng tăng từ đầu kỷ nguyên công nghiệp chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng ấm lên tòan cầu như giờ đây đang thấy.

Các thành phần khí gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu bao gồm hơi nước, khí dioxit các bon (CO2), ô-xit Nitơ (N2O), khí mê-tan (CH4) và ô zôn (O3). Những họat động của con người đã làm sản sinh thêm những chất khí mới vào thành phần các chất khí gây hiệu ứng nhà kính như fluorure lưu huỳnh SF6, các họ hàng nhà khí hydroflurocarbone HFC và Hydrocarbures perfluoré PFC. Tất cả các lọai khí này đều có đặc tính hấp thụ tia bức xạ hồng ngọai từ bề mặt trái đất lên không gian.

Phần lớn khí gây hiệu ứng nhà kính có nguồn gốc tự nhiên, một số lại chỉ bắt nguồn từ những họat động của con người. Việc tập trung các lọai khí đó trong bầu khí quyển là do chính các họat động đó gây ra. Cụ thể là trường hợp của các chất khí như Ô-zôn, Dioxit các bon và Mê-tan hay khí CFC.

Ô-zôn có thể tìm thấy rất nhiều trong các chất tẩy rửa công nghiệp ngày nay. Các chất khí trong họ CFC thì ngày nay đang được sử dụng rộng rãi trong các bình khí nén của máy lạnh, máy điều hòa không khí hay các loại bình xịt, đây là chất khí gây hiệu ứng nhà kính bắt nguồn chủ yếu từ hoạt động công nghiệp của con người. Còn khí mê-tan hay ô-xít ni tơ được phát thải vào không khí qua các hoạt động nông nghiệp, khai thác hầm mỏ.

Dioxit các bon (CO2) vừa có nguồn gốc tự nhiên vừa từ những hoạt động công nghiệp đồng thời là loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh nhất vì nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong bầu khí quyển chỉ sau CFC. Ngoài ra, cho dù CFC chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng nó không đóng góp nhiều vào hiệu ứng nhà kính mà chủ yếu gây phá hủy tầng ô-zon mà thôi. Chính vì thế mà không có gì ngạc nhiên khi ngày nay người ta tập trung quy trách nhiệm chính cho loại khí thải này đối với hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Điều đáng quan ngại là các hoạt động con người càng ngày càng làm tăng mức độ tích tụ khí CO2 trong bầu khí quyển. Mặc dù Nghị định thư Kyoto đã đưa ra con số yêu cầu cắt giảm, nhưng phát thải khí CO2 vẫn liên tục tăng. Theo cơ quan Năng lượng quốc tế, từ nay đến năm 2050, phát thải khí CO2 sẽ còn tăng 130%. Với, mục tiêu đề ra cho thế giới cắt giảm 50% phát thải dioxit các bon thì lượng khí gây hiệu ứng phát thải vào bầu khí quyển vẫn còn rất cao.

Hiện tượng ấm lên tòan cầu, biến đổi khí hậu là vấn đề phức tạp. Tham dự vào quá trình này có nhiều bộ phận trong hệ thống trái đất. Nó phức tạp bởi vì không dễ gì tách bạch được ảnh hưởng của tự nhiên và ảnh hưởng từ các họat động của con người. Hơn thế nữa những nguyên nhân gây ra hiện tượng này liên quan đến các họat động của con người rất khó lọai bỏ.

Bình luận (4)

Các câu hỏi tương tự
TD
Xem chi tiết
VP
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
LQ
Xem chi tiết