Bài 1. Menđen và Di truyền học

BT

Tại sao Menđenlại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai???

LH
17 tháng 8 2016 lúc 18:25

để thuận lợi cho việc theo dõi sự biểu hiện của các tính trạng ở thế hệ con lai vì các tính trạng phân biệt nhau rõ ràng, dễ nhận biết.

Bình luận (1)
LH
17 tháng 8 2016 lúc 18:19
***Theo quan điểm của Menden:
-Trong cơ thể sinh vật có các nhân tố di truyền có khả năng quy định các tính trạng của sinh vật .Các nhân tố di truyền luôn tồn tại thành từng cặp trong cơ thể.Nếu cặp nhân tố di truyền gồm 2 chiếc giống nhau gọi là đồng hợp tử trội or lặn.Nếu 2 chiếc khác nhau gọi là dị hợp tử
-Khi cơ thể hình thành giao tử ,mỗi giao tử chỉ nhận được một nhân tố di truyền của cặp nhân tố di truyền.Vì vậy:
+Cơ thể đồng hợp tử chỉ tạo ra một loại giao tử 
+Cơ thể dị hợp tử tạo ra được 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau

-Khi xảy ra quá trình thụ tinh cứ 2 giao tử khác giới của cùng một loài kết hợp với nhau sẽ tạo nên 1 hợp tử.Vì thế hợp tử lại chứa cặp nhân tố di truyền 

-Nhân tố di truyền trội lấn át hoàn toàn nhân tố di truyền lặn vì vậy trong cơ thể dị hợp tử biểu hiện tính trạng trội 

-Theo Menden giao tử thuần khiết nghĩa là 2 nhân tố di truyền tồn tại trong cơ thể tồn tại trong cơ thể độc lập với nhau mà ko hòa trộn nhau.Điều này có thể hiểu trong giao tử của F1 chỉ chứa một trong hai nhân tố di truyền

***Theo bằng cơ sở tế bào học: 
-Tất cả tính trạng của sinh vật đều được quy định bởi các gen

-Trong tế bào lưỡng bội chứa các cặp NST tương đòng vì thế luôn chứa các cặp gen alen

-Khi tế bào 2n giảm phân xảy ra sự phân li của cặp NST tương đồng vì thế dẫn đến sự phân li của cặp gen alen.Mỗi giao tử chỉ nhận được 1 gen của 1 cặp alen

-Khi thụ tinh 2 giao tử đơn bội kết hợp với nhau thành hợp tử và thế hợp tử lại khôi phục lại cặp NST tương đồng->khôi phục lại cặp gen alen
Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
SK
Xem chi tiết
Xem chi tiết
TG
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
MP
Xem chi tiết
MP
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
QN
Xem chi tiết
DC
Xem chi tiết