Bài 1. Menđen và Di truyền học

SK

Câu 3: Hãy lấy các ví dụ về các tính trạng ở người để minh họa cho khái niệm “cặp tính trạng tương phản”.

LN
10 tháng 4 2017 lúc 20:11

Ví dụ: Ở người có các tính trạng tương phản như:

- Tính trạng về độ thẳng của tóc, có hai trạng thái khác nhau là tóc thẳng và tóc quân.

- Tính trạng về màu da có những trạng thái trái ngược nhau là da trắng và da đen.

Da trắng và da đen là tính trạng tương phản.

- Tính trạng về độ dày của môi có hai trạng thái ngược nhau là môi dày và môi mỏng.

- Môi dày và môi mỏng là tính trạng tương phản.

Bình luận (0)
TH
14 tháng 5 2017 lúc 15:40

Ví dụ: Ở người có các tính trạng tương phản như:

- Tính trạng về độ thẳng của tóc, có hai trạng thái khác nhau là tóc thẳng và tóc quân.

- Tính trạng về màu da có những trạng thái trái ngược nhau là da trắng và da đen.

Da trắng và da đen là tính trạng tương phản.

- Tính trạng về độ dày của môi có hai trạng thái ngược nhau là môi dày và môi mỏng.

Môi dày và môi mỏng là tính trạng tương phản.


Bình luận (0)
QD
12 tháng 11 2017 lúc 18:59

Các cặp tính trạng tương phản ở người:

Tính trạng màu da: da trắng - da đen Tính trạng tóc: Tóc xoắn - tóc thẳng, tóc đen - tóc vàng, hói - không hói Tính trạng màu mắt: mắt đen - mắt xanh Tính trạng hình dạng mũi: mũi cao - mũi thấp Tính trạng chiều cao: Cao - thấp Tính trạng nhận biết màu sắc: mù màu - không mù màu
Bình luận (0)
H24
22 tháng 8 2018 lúc 17:02

ở người có những tính trạng tương phản như:

- độ thẳng của tóc , tóc xoăn và tóc thẳng là cặp tính trạng tương phản

- màu sắc da ,da trắng và da đen là cặp tính trạng tương phản

- độ dày của môi , môi dày và môi mỏng là cặp tính trạng tương phản

- màu sắc của mắt , mắt đen và mắt nâu là cặp tính trạng tương phản

Bình luận (0)
H24
14 tháng 8 2019 lúc 12:07

MB: Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc, là ngôi sao sáng của nền văn học Việt Nam, là danh nhân văn hóa của nhân loại. "Truyện Kiều" là tác phẩm nổi tiếng của ông. Đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" đã thể hiện rõ tài năng xuất chúng của Nguyễn Dukhi ông vẽ lên bức chân dung tuyệt đẹp của hai chị em gái nhà họ Vương.

TB: Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm "Truyện Kiều". Sau khi giới thiệu gia cảnh của gia đình nhà họ Vương viên ngoại, tác giả đã dành riêng tám câu thơ nói về vẻ đẹp hoàn hảo, "mười phân vẹn mười" của hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều.

"Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hao cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường mau da".

Tác giả đã khái quát vẻ đẹp của Thúy Vân bằng từ "trang trọng". Từ "trang trọng" gợi lên vẻ đẹp cao sang, quý phái. Vẻ đẹp trang trọng, đoan trang của người thiếu nữ được tác giả so sánh ngầm với hình tượng của thiên nhiên, với nhũng thứ cao đẹp ở trên đời "trăng, hoa, tuyết, ngọc". Vẫn là bút pháp ước lệ tượng trưng quen thuộc nhưng khi tả Thúy Vân thì ngòi bút của Nguyễn Du cụ thể hơn khi tả Kiều. Cùng với biện pháp liệt kê: khuôn mặt, đôi mày, miệng, giọng nói, mái tóc, làn da và các tính từ miêu tả "đầy đặn, nở nang, đoan trang", Thúy Vân dần trở nên riêng biệt. Khuôn mặt của Thúy Vân rạng rỡ, đầy đặn, trong sáng như trăng rằm; lông mày đậm, sắc như con ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo thoát ra từ hàm răng ngà ngọc; mái tóc bồng bềnh,óng ả, mềm mượt hơn mây; làm da trắng mịn hơn cả tuyết. Đay là chân dung của người con gái khỏe mạnh, đầy đặn, phúc hậu, quý phái,vẻ đẹp gần gũi và hòa hợp với thiên nhiên, là hương sắc của tạo hóa, báu vật của nhân gian. Qua bức chân dng, Nguyễ Du đã dự cảm về số phận, báo trước cuộc đời bình lặng, hạnh phúc, êm đềm, viên mãn như vẻ đẹp của nàng.

"Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm kiễu hờn kém xanh"

Bằng biện pháp nghệ thuật đòn bẩy- thủ pháp nghệ thuật phổ biến trong văn chương cổ, miêu tả Vân trước Kiều sau, tác giả đã mượn Vân để tả Kiều, qua vẻ đẹp của Vân để hình dung ra vẻ đẹp của Kiều. Tác giả chọn trình tự miêu tả tuef chung tới riêng, từ khái quát đến cụ thể. Kiều được tác giả khái quát bằng hai từ "sắc sảo" và "mặn mà": Sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. Tác giả muốn giới thiệu cho chúng ta một vẻ đẹp khác hơn, mới hơn. Không chỉ đẹp về hình mà còn đẹp về tài năng và tâm hồn. khi miêu tả Thúy Kiều, tác giả vẫn sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng. Nếu chân dung của Thúy Vân được miêu tả cụ thể thì vẻ đẹp của Thúy Kiều chỉ được gợi để tạo ấn tượng về giai nhân tuyệt thế. Tác giả chọn tả đoi mắt vì đó là "cửa sổ tâm hồn", thể hiện cái tinh anh của trí tuệ, cái sắc sảo mặn mà của tâm hồn. Đôi mắt của Kiều sáng long lanh, sâu thẳm, linh hoạt như nước mùa thu; lông mày mơn mởn, thanh tú như nét núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Kiều khiến cho thiên nhiên phải ghen ghét, đó kị cho nên đây cũng là bức tranh chân dung về số phận. Cuộc đời nàng sẽ trắc trở, bấp bênh vô định, chìm nổi.

KB Đoạn trích "Chị em Thúy Kiều'' đã thể hiện được tài năng của Nguyễn Du. Có thể nói đay là một đoạn thơ mẫu mực về miêu tả với các biện pháp tu từ được Nguỹn Du vận dụng một cách tài tình, làm cho bức chân dung của Thúy Van và Thúy Kiều hiện lên một cách cụ thể, lôi cuốn người đọc. tài năng của Nguyễn Du đã làm rung đọng bao trái tim của biết bao thế hệ trẻ ở mọi thời đại.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
QN
Xem chi tiết
PA
Xem chi tiết
MP
Xem chi tiết
PP
Xem chi tiết