Chương II- Nhiệt học

KA

tại sao khi ta rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng

H24
23 tháng 4 2017 lúc 16:58

Cách giải thích 1:

Khi nóng thì vật chất nở ra. Khi rót nước vào cốc thủy tinh mỏng thì hầu hết mặt trong và mặt ngoài thành li giãn nở đồng đều nên không bị nứt. Còn cốc thủy tinh dày thì mặt trong và ngoài thành li giãn nở không đồng đều nên nó bị nứt.

Cách giải thích 2:

Khi đổ nước sôi vào cốc, lớp trong của cốc bị nóng trước, lập tức giãn nở ra, nhưng lớp ngoài thì vẫn lạnh, chưa kịp giãn nở. Thuỷ tinh ở bên trong ra sức ép lớp bên ngoài. Khi cốc có 1 vết rạn nhỏ, do "hiệu ứng vết nứt" vết nứt nhanh chóng phát triển, nếu vượt qua giới hạn, cốc có thể vỡ ngay lập tức.

Với cốc thuỷ tinh mỏng, vì lớp trong và bên ngoài bị nóng lên gần như nhau, nên cũng đồng thời trương nở ra, do đó không bị vỡ.

Bình luận (3)
NM
23 tháng 4 2017 lúc 17:00

Trả lời :

Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa kịp dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ

Nhớ ủng hộ tick Đúng !

Bình luận (0)
BN
29 tháng 4 2017 lúc 14:21

Vì khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì phần bên trong cốc bị nước làm cho nóng trước nên nở ra còn phần bên ngoài cốc chưa kịp nóng, do đó phần cốc bên trong nở ra bị phần cốc bên ngoài ngăn cản nên sinh ra lực làm vỡ cốc.

Bình luận (0)
MT
29 tháng 4 2017 lúc 14:46

vì sự nở của thủy tinh khi gặp nhiệt

nếu là cốc day thì se bi nut

con cóc mỏng thì ko sao

Bình luận (0)
NA
14 tháng 5 2017 lúc 18:44

Khi ta rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng thì nhiệt độ toàn bộ cốc nhanh trong nóng lên và nở ra đều đặn,còn khi rót vào cốc dày thì phần bên trong nóng lên trước còn phần bên ngoài chưa kịp nóng lên do cốc dày nên làm cốc dễ vỡ.Để tránh vỡ cốc ta nên rót một ít nước nóng vào cốc sau đó tráng đều để toàn bộ cốc nóng lên rồi mới rót nước vào.

Mình bổ sung tí nhé!leuleu

Bình luận (1)
D2
15 tháng 5 2017 lúc 19:23

*Vì khi đổ nước nóng vào cốc, lớp trong sẽ lập tức dãn nở còn lớp ngoài vẫn lạnh, chưa kịp dãn nở. Lớp trong ép lớp ngoài một lực mạnh nên rất đễ vỡ cốc.

*Với cốc thủy tinh mỏng thì lớp trong và lớp ngoài dãn nở gần đều nhau nên rất khó vỡ cốc.thanghoathanghoa

Bình luận (0)
NT
16 tháng 5 2017 lúc 13:23

- Vì khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh, thủy tinh là chất rắn nên sẽ nở ra. Thủy tinh truyền nhiệt kém, khi dùng cốc thủy tinh dày bên trong thì nóng ( nở ra ), bên ngoài vẫn còn lạnh. Khi bên trong nở ra thì sẽ bị ngăn cản tạo nên 1 lực khá lớn làm vỡ li.

Tick mình nha, chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
HA
6 tháng 5 2018 lúc 16:41

Hiện tượng vỡ này gồm tập hợp các lí do như sau:

1, Thủy tinh truyền nhiệt rất kém.

2, Tính đàn hồi,biến dạng của thủy tinh thấp.

3, Sự giãn nở vì nhiệt.

4, Hiệu ứng vết nứt.

Khi đổ nước sôi vào cốc,lớp trong của cốc bị nóng trước,lập tức giãn nở ra,nhưng lớp ngoài thì vẫn lạnh,chưa kịp giãn nở.Thủy tinh bên trong ra sức ép lớp bên ngoài.Khi cốc có 1 vết rạn nhỏ,do "hiệu ứng vết nứt" nên vết nứt nhanh chóng phát triển,nếu vượt quá giới hạn,cốc có thể bị vỡ ngay lập tức.

Với cốc thủy tinh mỏng,vì lớp trong và lớp ngoài bị nóng lên gần như nhau,nên đồng thơi trương nở ra,do đó cốc sẽ không bị vỡ.

Chúc bạn học tốt !!!

Bình luận (1)
LQ
6 tháng 5 2018 lúc 17:14

Cách giải thích 1:

Khi nóng thì vật chất nở ra. Khi rót nước vào cốc thủy tinh mỏng thì hầu hết mặt trong và mặt ngoài thành li giãn nở đồng đều nên không bị nứt. Còn cốc thủy tinh dày thì mặt trong và ngoài thành li giãn nở không đồng đều nên nó bị nứt.

Bình luận (0)
LQ
6 tháng 5 2018 lúc 17:14

Khi đổ nước sôi vào cốc, lớp trong của cốc bị nóng trước, lập tức giãn nở ra, nhưng lớp ngoài thì vẫn lạnh, chưa kịp giãn nở. Thuỷ tinh ở bên trong ra sức ép lớp bên ngoài. Khi cốc có 1 vết rạn nhỏ, do "hiệu ứng vết nứt" vết nứt nhanh chóng phát triển, nếu vượt qua giới hạn, cốc có thể vỡ ngay lập tức.

Với cốc thuỷ tinh mỏng, vì lớp trong và bên ngoài bị nóng lên gần như nhau, nên cũng đồng thời trương nở ra, do đó không bị vỡ.

Bình luận (0)
JJ
6 tháng 5 2018 lúc 18:54

Vì khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì phần bên trong cốc nóng trước nên nở ra trước còn phần bên ngoài cốc chưa nóng kịp, do đó phần cốc bên trong nở ra bị phần bên ngoài ngăn cản nên sinh ra lực làm vỡ cốc.

Bình luận (0)
BM
6 tháng 5 2018 lúc 20:10

Vì khi ta rót nước sôi vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, lớp thủy tinh bên trong nóng và giãn nở ra trước. Trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa kịp giãn nở => lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực lớn nên sẽ vỡ; Cốc thủy tinh mỏng thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài đều nóng lên và giãn nở cùng một lúc nên không bị vỡ.

Bình luận (0)
TN
12 tháng 5 2018 lúc 10:17

Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc vs nc trước nóng lên và giãn nở trước, trong khi đó , lớp thủy tinh chưa kịp nóng lên và chưa giãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ.

Vs cốc thủy tinh mỏng thì lớp thủy tinh bên ngoài nóng lên và giãn nở đồng thời nên cốc hk bị vỡ.

Bình luận (0)
NC
17 tháng 8 2018 lúc 20:11

bởivì cốc thủy tinh mỏng khi đổ nước nóng có thể giãn nở dễ dàng.Cốc thủy tinh dày khi đổ nước nóng vào thì bên trong giãn ra nhưng bên ngoài chưa kịp nở vì nhiệt khiến cho cốc dễ bị vỡ

Bình luận (0)
DD
24 tháng 5 2019 lúc 20:09

Vì khi đổ nước nóng vào cốc dày thì bề mặt bên trong đã bắt đầu nóng lên nở ra, nhưng bề mặt bên ngoài vẫn chưa nên sinh ra lực khiến cốc bị bể. Còn với cốc mỏng thì chúng nở ra gần như cùng một lúc nên cốc khó bể hơn

Bình luận (0)
DL
12 tháng 2 2020 lúc 10:40

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
15 tháng 6 2020 lúc 15:16

Khi rót nước vào cốc thủy tinh mỏng, thủy tinh đều dãn nở ra nên không gây nứt vỡ, còn khi rót nước vào cốc thuỷ tinh dày, lớp thủy tinh bên trong sẽ co dãn, đầy lớp bên ngoài ra, vì thủy tinh dẫn nhiệt kém, phần bên ngoài chưa nóng nên gây ra vỡ cốc.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HG
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
EC
Xem chi tiết
CP
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
TI
Xem chi tiết