Chương II- Nhiệt học

EC

Hãy giải thích tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng???

hihi mấy bạn nào biết thì trả lời giúp mình nhak

SS
22 tháng 2 2016 lúc 15:01

Hiện tượng vỡ này bao gồm tập hợp các lý do sau: 
1. Thủy tinh truyền nhiệt kém. 
2. Tính đàn hồi, biến dạng của thủy tinh thấp. 
3. Sự giãn nở vì nhiệt. 
4. Hiệu ứng vết nứt. 

Khi đổ nước sôi vào cốc, lớp trong của cốc bị nóng trước, lập tức giãn nở ra, nhưng lớp ngoài thì vẫn lạnh, chưa kịp giãn nở. Thuỷ tinh ở bên trong ra sức ép lớp bên ngoài. Khi cốc có 1 vết rạn nhỏ, do "hiệu ứng vết nứt" vết nứt nhanh chóng phát triển, nếu vượt qua giới hạn, cốc có thể vỡ ngay lập tức. 

Với cốc thuỷ tinh mỏng, vì lớp trong và bên ngoài bị nóng lên gần như nhau, nên cũng đồng thời trương nở ra, do đó không bị vỡ. 

Bình luận (0)
SL
22 tháng 2 2016 lúc 15:02


Vì khi rót nước nóng vào thì phần bên trong cốc sẽ nóng trước và sau đó truyền nhiệt dần ra phần bên ngoài cốc. Nhưng nếu nước quá nóng thì khi rót vào do nhiệt độ bên trong cốc tăng lên đột ngột mà nhiệt đó chưa kịp truyền ra ngoài cốc. do đó phần bên trong cốc sẽ giãn nở nhanh hon bên ngoài cốc dẫn đến hiện tượng giãn nở không đều -> rất dễ làm cốc bị vỡ 

thế nên để tránh hiện tượng đó thì người ta thường nhúng bát hoặc đĩa vào nước ấm trước để tránh bị vỡ khi cho đồ nóng vào. 

cũng tương tự với cốc thủy tinh khi uống chè thì bạn đầu người ta thường rót vào đó một ít nước nóng để tráng đều các cốc. sau đó mới rót chè nóng vào

Bình luận (0)
NT
22 tháng 2 2016 lúc 19:16

Như đã biết, chất sẽ gián nở ra khi gặp nhiệt độ cao. Khi rót nước nóng vào cốc nước dày thì phần bên trong của cốc sẽ giãn nở nhanh vì nhiệt độ tăng đột ngột trong khi phần bên ngoài chưa kịp giãn nở dẫn đến cả hai phần trong và ngoài của cốc giãn nở không đều, từ đó cốc sẽ rất dễ bị vỡ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HG
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
TI
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết