Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bài 16: Vùng Đông Nam Bộ

H24

Tại sao Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển bậc nhất nước ta?

H24
20 tháng 4 2024 lúc 23:12

So với các vùng khác trong nước, Đông Nam Bộ đã hội tụ được các thế mạnh chủ yếu sau đây:

a) Về vị trí địa lí

- Kề bên đồng bằng sông Cửu Long (vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước), giáp duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Cămpuchia.

- Có vùng biển với các cảng lớn, tạo điều kiện liên hệ với các vùng trong nước và quốc tế.

b) Về tự nhiên

- Đất:

+ Đất badan khá màu mỡ (khoảng 40% diện tích của vùng); đất xám bạc màu (phù sa cổ).

+ Thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp trên quy mô lớn

- Khí hậu, nguồn nước:

+ Khí hậu cận xích đạo thích hợp cho sự phát triển của cây trồng, vật nuôi.

+ Hệ thống sông Đồng Nai (giá trị về thuỷ điện, thuỷ lợi và giao thông đường thuỷ).

- Khoáng sản

+ Dầu khí (trên thềm lục địa) có trữ lượng lớn, có khả năng phát triển thành ngành công nghiệp mũi nhọn.

+ Các khoáng sản khác (sét, cao lanh).

- Sinh vật:

+ Rừng (kể cả rừng ngập mặn) có giá trị về lâm nghiệp và du lịch.

+ Các ngư trường lớn liền kề (Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang) có ý nghĩa đối với việc phát triển ngành hải sản.

c) Về kinh tế – xã hội

- Nguồn lao động:

+ Nguồn lao động dồi dào;

+ Tập trung nhiều lao động có trình độ cao về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Cơ sở hạ tầng hiện đại và đang được hoàn thiện (giao thông, thông tin liên lạc).

- Mạng lưới đô thị, trung tâm công nghiệp.

+ Có các trung tâm công nghiệp lớn như: TP Hồ Chí Minh, Biên Hoà và Vũng Tàu.

+ Vai trò của TP Hồ Chí Minh đối với sự phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ.

- Các thế mạnh khác (sự năng động; sự thu hút đầu tư trong và ngoài nước)

Bình luận (0)