Địa lý tự nhiên

CD

Tại sao có sự phân mùa trên Trái Đất? Sự phân mùa giữa vùng nhiệt đới và ôn đới có gì khác nhau? Tại sao?

BT
3 tháng 8 2019 lúc 10:20

Trên trái đất mà chúng ta sinh sống, do góc độ mà ánh sáng mặt trời chiếu xuống bề mặt Trái Đất khác nhau nên ở những khu vực khác nhau thì việc hấp thụ nhiệt lượng mặt trời cũng có sự khác nhau rõ rệt. Các nhà khoa học đã quy các khu vực có cảnh quan tự nhiên và đặc trưng nước mưa, nhiệt độ giống nhau thành cùng một loại hình khí hậu, những khu vực có cùng cảnh quan tự nhiên, đặc trưng nước mưa, nhiệt độ giống nhau thành cùng một loại khí hậu khác, chính việc này đã tạo nên những vùng khí hậu khác nhau.

Thông thường người ta phân Trái Đất thành ba vùng khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.

Do ôn đới và hàn đới đều có ở bán cầu Nam Bắc, vì thế trên Trái Đất có tất cả năm vùng khí hậu.

Khí hậu nhiệt đới lại có thể phân thành ba loại hình khí hậu khác nhau đó là khí hậu xích đạo, khí hậu nhiệt đới và khí hậu cận nhiệt đới.

Khí hậu xích đạo có nghĩa là khí hậu các khu vực xích đạo, đặc trưng của nó là: nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, oi bức, mưa nhiều trong suốt cả năm. Nhiệt độ bình quân năm của khí hậu xích đạo nói chung ở giữa khoảng 25-3000C, nhiệt độ cả năm thay đổi tương đối ít. Về đêm, trên biển nhiều dông bão, lượng mưa trong một năm khoảng 1000-3000mm theo mỗi tháng bình quân. Bồn địa ở Châu Phi, lưu vực sông Amazôn của Nam Mỹ, Inđônexia của Châu Á đều thuộc khí hậu xích đạo.

Khí hậu nhiệt đới: nhiệt độ toàn năm tương đối cao, bốn mùa không rõ rệt, nhưng mùa mưa và mùa khô thì lại được phân chia rất rõ ràng. Cả năm được chia làm hai mùa: mùa mưa và mùa khô, gió bão rất nhiều. Ấn độ, Mianma, Việt Nam và đảo Hải Nam của Trung Quốc đều thuộc khí hậu nhiệt đới.

Khí hậu ôn đới: do sự khác nhau về vị trí địa lý nên có thể chia làm ba loại hình: đó là khí hậu ôn đới vùng biền, khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu ôn đới gió mùa. Với khí hậu ôn đới miền biển thì quanh năm ôn hòa, lượng mưa bốn mùa phân bố tương đối bình quân, nhiều mây, độ ẩm lớn. Hà Lan và Anh ở Châu Âu thuộc loại khí hậu này. Khí hậu ôn đới lục địa có đặc điểm mùa hạ oi bức, mùa đông lạnh lẽo, lượng mưa cả năm ít và thường tập trung vào mùa hè, khí hậu vùng Tân Cương, Cam Túc Trung Quốc thuộc loại khí hậu này. Khí hậu hàn đới tức là khí hậu cực địa, quanh năm lạnh lẽo, có hai loại hình khí hậu hàn đới, một loại là “khí hậu đài nguyên”, nhiệt độ bình quân của tháng nóng nhất là khoảng 00C-1000C, băng tuyết tan trong thời gian ngắn, lượng mưa ít, nơi đây có thực vật đài nguyên sinh trưởng. Một loại khác là “khí hậu đông nguyên” hay còn gọi là “khí hậu vĩnh đông”, nhiệt độ bình quân của tháng nóng nhất luôn dưới 00C. Băng tuyết không bao giờ tan, đại bộ phận Châu Á và Bắc Mỹ thuộc loại khí hậu này.

Bình luận (0)
H24
3 tháng 8 2019 lúc 17:39

Mức độ chịu tác động ánh sáng và nhiệt độ của vật thể có liên quan đến góc độ chiếu sáng. Nếu bạn đứng đối diện trước lò đang cháy hừng hực, bạn sẽ cảm thấy rất nóng; nhưng nếu bạn đứng đối diện xéo với cửa lò thì bạn sẽ không cảm thấy nóng nữa.

Thử làm một thí nghiệm: bật ngọn đèn bàn, sau đó gỡ chụp đèn đi, bạn đặt quả địa cầu cách ngọn đèn bàn 1m (chú ý đến tâm điểm của quả địa cầu phải đồng tâm với tâm điểm của ngọn đèn bàn). sau đó bạn hãy quan sát kỹ sẽ thấy mức độ sáng trên quả địa cầu sẽ được chia làm nhiều vùng, nhất là "vùng xích đạo" và vùng phụ cận gần đó sẽ sáng nhất; còn càng đi về phía Nam hay phía Bắc ánh sáng sẽ dần dần tối đi.

Điều này chứng tỏ nơi bị ánh sáng mặt trời chiếu thẳng sẽ là nơi nóng nhất; những nơi ánh sáng mặt trời chiếu xiên sẽ có nhiệt độ thấp hơn. Điều này cũng nói lên rằng góc độ chiếu sáng của mặt trời đã tạo nên nhiệt độ nóng, ấm, lạnh (nhiệt đới, ôn đới, hàn đới) ở các vùng khác nhau trên trái đất. Không những thế, xuất phát từ việc tạo sự tiện lợi cho công tác nghiên cứu khoa học, các nhà khí tượng học và các nhà địa lý học còn phân chia các "đới" một cách tỉ mỉ hơn nữa.

Bình luận (0)
ST
3 tháng 8 2019 lúc 21:01

Trên Trái Đất, mùa là sự phân chia của năm, nói chung dựa trên sự thay đổi chung nhất theo chu kỳ của thời tiết. Trong các khu vực ôn đới và vùng cực nói chung có bốn mùa được công nhận: mùa xuân, mùa hạ (hay mùa hè), mùa thumùa đông. Trong một số khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới thì có thể người ta chỉ chia thành hai mùa là mùa mưa và mùa khô, dựa trên lượng mưa có sự thay đổi đáng kể hơn so với sự thay đổi của nhiệt độ. Trong một số khu vực khác của vùng nhiệt đới thì lại có sự phân chia thành ba mùa: mùa nóng, mùa mưa và mùa lạnh. Người Ai Cập cổ đại còn chia một năm thành ba mùa, Aklet, là mùa ngập lụt, mùa cày cấy và gieo hạt, và Stem là mùa thu hoạch mùa màng.

Một số dân tộc bản xứ ở Lãnh thổ Bắc của Úc sử dụng sáu mùa, trong khi người Sami (thổ dân) của vùng Scandinavia thừa nhận không ít hơn 8 mùa.

Ở khu vực Melbourne của miền đông nam nước Úc, tiến sĩ Beth Goth từ Monash School of Biological sciences (Trường Sinh học Monash) đã biên soạn các tài liệu của một số các đồng nghiệp, là những người đang quảng cáo cho mô hình 6 mùa đối với khu vực này.

Trên đảo Vancouver ngoài bờ biển phía tây của Canada, John Neville - một nhà nghiên cứu thiên nhiên và một nhà văn nổi tiếng - tin rằng phần phía đông của đảo này có mùa trước mùa xuân trên thực tế (de facto) trong khoảng thời gian giữa mùa đông và mùa xuân. Mùa xuân đang đến dần trong tháng 2 thỉnh thoảng bị ngắt quãng bởi những trận tuyếtrơi ngắn ngày làm cho thời kỳ tháng 2-3 có đặc trưng của một mùa lai tạp, nó không phải mùa đông mà cũng chẳng phải mùa xuân.

Trong một số khu vực của thế giới, các "mùa" đặc biệt được định nghĩa một cách khá lỏng lẻo dựa theo các sự kiện tự nhiên như mùa bão, mùa lốc xoáy, hay mùa cháy rừng.

Bình luận (0)
MN
4 tháng 8 2019 lúc 23:18

- Nguyên nhân có sự phân mùa trên TĐ : trục tự quay của Trái Đất hay hành tinh nói chung là không vuông góc (nghiêng) với mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh Mặt Trời.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
XQ
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
CM
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
VD
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
CD
Xem chi tiết