Tham khảo:
Bởi vì: Khi chì nhiễm vào cơ thể, 90% trong số đó sẽ gắn vào các hồng cầu, lắng đọng trong xương dưới dạng chì phosphate và được chuyển hóa tương tự như con đường chuyển hóa canxi. Nó sẽ làm ức chế enzyme porphobilinogen synthase và ferrochelatase, ngăn cản sự tạo thành porphobilinogen và sự gắn của sắt vào protoporphyrin IX, bước cuối cùng của sự tổng hợp heme của hemoglobin. Điều này làm cho sự tổng hợp heme kém hiệu quả và gây thiếu máu hồng cầu nhỏ (microcytic anemia) (Cohen AR 1981). Ở mức độ thấp hơn, chì tác động tương tự như canxi, gây cản trở sự dẫn truyền thần kinh, là một trong số các nguyên nhân cản trở nhận thức. Khoảng 10% còn lại tồn tại dưới dạng ion và được bài tiết qua nước tiểu và phân trong thời gian vài tuần sau khi bị phơi nhiễm.
Bởi vì tính độc cao vốn có của chì mà khi con người hít vào một lượng nhỏ cũng dễ bị ngộ độc. Khi vào trong cơ thể chì được hấp thụ và lưu trữ trong xương, máu và các mô. Chì không ở lại mãi mãi mà được lưu trữ trong cơ thể như một nguồn tiếp xúc nội bộ liên tục. Ban đầu chì làm cho cơ thể suy yếu, thần kinh bị kích động và suy nhược, ảnh hưởng gan, thận, não,...
Bởi vì: Khi chì nhiễm vào cơ thể, 90% trong số đó sẽ gắn vào các hồng cầu, lắng đọng trong xương dưới dạng chì phosphate và được chuyển hóa tương tự như con đường chuyển hóa canxi. Nó sẽ làm ức chế enzyme porphobilinogen synthase và ferrochelatase, ngăn cản sự tạo thành porphobilinogen và sự gắn của sắt vào protoporphyrin IX, bước cuối cùng của sự tổng hợp heme của hemoglobin. Điều này làm cho sự tổng hợp heme kém hiệu quả và gây thiếu máu hồng cầu nhỏ (microcytic anemia) (Cohen AR 1981). Ở mức độ thấp hơn, chì tác động tương tự như canxi, gây cản trở sự dẫn truyền thần kinh, là một trong số các nguyên nhân cản trở nhận thức. Khoảng 10% còn lại tồn tại dưới dạng ion và được bài tiết qua nước tiểu và phân trong thời gian vài tuần sau khi bị phơi nhiễm.