Văn bản ngữ văn 10

ND

Suy nghỉ của chị về ý kiến sau '' đường đời là cái thang kh có nấc chót. Việc học là quyên sách kh có trang cuối '' giúp mình vs

TN
11 tháng 1 2018 lúc 19:21

Tấm gương tự học tập của Bác không chỉ làm xúc động người dân Việt Nam mà cả bạn bè quốc tế; tự học mà Bác đã trở thành vĩ nhân, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc và thế giới. Chúng ta học Bác từ nghị lực phi thường, nhưng sâu xa hơn của việc học tập suốt đời của Bác là mục đích và động cơ. Với Bác, học là để làm việc, học để làm người, học để phục vụ giai cấp, phục vụ dân tộc và nhân loại, chính vì vậy chúng ta học Bác không chỉ học trí tuệ mà học cả về đạo đức, bởi đạo đức là một sức mạnh giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn và đạt đến một đích.

Sự hiếu học của Bác được Bắt đầu câu chuyện từ thời thơ ấu, khi Bác mới 13 tuổi đã hoài nghi đằng sau những từ “Tự do, bình đẳng, bác ái” của cách mạng Pháp. Bên ngoài có vẻ cao quý, nhưng sự thật thì nó ở đâu? và chính Bác đã băn khoăn và đi tìm sự thật đó từ lúc bấy giờ. Hay từ rất nhỏ vì ham đọc sách, gia đình Bác nghèo không có điều kiện mua sách, Bác đã đi bộ từ Nam Đàn xuống thành phố Vinh tìm các hiệu sách để đọc. Tại đây, Bác tìm đọc những tác phẩm của nhà tư tưởng khai sáng Pháp, từ đó đã rút ra cho bản thân mình cần phải học tập nhiều hơn vừa cho bản thân mình vừa ghi nhớ để về kể cho các bạn của Bác.Việc tự học của Bác còn được thể hiện qua 30 năm buôn ba vòng quanh thế giới, đi qua gần 40 nước khác nhau, Bác vừa phải lao động cực nhọc vừa học tập vừa đấu tranh để cuối cùng tìm thấy con đường cách mạng, trong đó tự học là rất quang trọng. Những ngày lênh đênh trên biển, Bác đã tự học ngoại ngữ dưới ánh đèn, ánh trăng... Bác đã dành từng khẩu phần cà phê nhỏ của mình cho thủy thủ Pháp để họ dạy Bác tiếng Pháp. Ở Pari (Pháp) Bác tập viết các bài văn ngắn bằng tiếng Pháp, thành thạo rồi, Bác viết những bài báo đăng tải trên các tạp chí. Đến khi trình độ tiếng Pháp nhuần nhuyễn Bác đã viết một tác phẩm lớn, đó là Bản án chế độ thực dân.

Không chỉ tiếng Pháp, nhiều tác phẩm bằng chữ Hán của Bác cũng được xuất bản, kể đến như Nhật ký trong tù, với 130 bài thơ được viết bằng chữ Hán được Bác sáng tác và viết trong thời gian bị giam cầm ở Quảng Tây (Trung Quốc), đến bây giờ Nhật ký trong tù là một trong 5 tác phẩm Quốc bảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay cả lúc nằm trên giường bệnh, người ta đã tìm thấy cuốn từ điển Việt Nam – Tây Ban Nha dưới gối nằm của Bác; khi Bác qua đời, những cuốn sổ tay Bác ghi chép những từ mới đã học vẫn còn nguyên.

Đặc biệt, Bác còn dạy chúng ta về phương pháp tự học, ví như học ngoại ngữ, Bác phân biệt rõ thế nào là ngôn ngữ sống (sinh ngữ) và ngôn ngữ chết (tử ngữ), học được chữ nào phải dùng ngay để nó ngấm vào máu thịt, có muốn quên cũng không quên được. Ngay cả việc viết văn, Bác luôn viết ngắn, rõ ràng và sâu sắc. Có lần, cán bộ hỏi Bác, Bác có kinh nghiệm gì hay mách cho chúng cháu, Bác trả lời “Bác không có kinh nghiệm gì đâu, cứ làm việc tự khắc đẩy ra kinh nghiệm”, điều mà các cháu gọi là kinh nghiệm, Bác mách nhỏ các cháu trước khi nói và viết ta cần đặt cho mình mấy câu hỏi có trả lời được rõ ràng rồi hãy làm, đó là: Nói và viết về cái gì? Nói và viết để làm gì? Nói và viết cho ai? Nói và viết như thế nào? 4 điều Bác mách nhỏ thực ra là một tổng kết lớn của Bác, trong đó có cả khoa học, nghệ thuật và thực tiễn...

Đặc biệt trong việc tự học của Bác được kết tinh từ câu nói của Lê – Nin, đó là “học, học nữa, học mãi”, từ ý tưởng đó của Lê – Nin đến Chủ tịch Hồ Chí Minh thành một câu đầy cảm xúc “Đường đời là một chiếc thang không có nấc chót; học tập là một quyển vở không có trang cuối cùng”.

Bác về quê Nghệ An lúc đã 70 tuổi, ở đây Bác nói với đồng bào nhân dân các dân tộc tỉnh Nghệ An, ngày nào còn sống, Bác còn phải học tập và làm việc, bản thân tôi còn phải đọc, phải viết, phải suy nghĩ, nếu không như vậy, tôi sẽ không tiến kịp được với phong trào... Một lời tâm sự giản dị, sâu sắc của Bác đã để lại một bài học muôn đời cho mọi đối tượng, mọi thế hệ hôm nay và mai sau. Vì luôn tự học hỏi, kiên trì sáng tạo nên Bác là nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận và nhà báo lỗi lạc, tài năng của Bác đã ôm trùm rất nhiều phương diện, Bác còn hiểu rất tinh tế về âm nhạc, năng lực về hội họa, đến danh họa Picasso cũng thốt lên thán phục từ những đường nét vẽ của Bác...

Với thế hệ trẻ hôm nay cần phải noi gương Bác để học tập gắn với trí tuệ khoa học và đạo đức, nhân cách. Trước hết, học tập để nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, làm giàu tri thức phục vụ cho cuộc sống, cho xã hội và cho đất nước. Học Bác không chỉ về nghị lực, về phương pháp sáng tạo mà học Bác còn từ mục đích và động cơ, đó là học để làm việc và làm người. Trong cuộc sống Bác dạy chúng ta những điều thấm thía: “Thắng không kiêu, bại không nản”; “Mình hơn người thì chớ kiêu căng, người hơn mình thì chớ nịnh hót”; “Thấy của người chớ có tham lam, của mình chớ có bủn xỉn”...

Không những học tập theo Bác, mà tuổi trẻ hôm nay cần phải có hoài bão, khi đất nước đã hội nhập và mở cửa phải tin tưởng về sự phát triển của dân tộc mình. Nếu như trước đây chúng ta đau khổ vì mất độc lập, tự do, đến bây giờ chúng ta đã không còn nghèo nàn, lạc hậu thì cần phải phát triển đất nước nhanh hơn, giàu mạnh hơn... Một năm khởi đầu từ mùa Xuân, Bác ví thanh niên là khởi đầu cho sự thành công, tuổi trẻ phải có hoài bão lớn, khát khao lớn, ham làm việc ích quốc - lợi dân, không mong Tổ quốc đã làm gì cho mình mà phải hỏi mình đã làm gì cho Tổ quốc... Đặc biệt, năm nay sẽ diễn ra Đại hội Đoàn toàn quốc, một sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, của tuổi trẻ, cho nên tuổi trẻ hãy nhìn về tấm gương của Bác để có ý chí, nghị lực, phải có niềm tin và lẽ sống cao quý vì dân, vì nước.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HH
Xem chi tiết
GT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
SA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết