Chương I. Các loại hợp chất vô cơ

CT

Sục khí A vào dung dịch chứa chất B ta được rắn C màu vàng và dung dịch D.

Khí X có màu vàng lục tác dụng với khí A tạo ra C và F. Nếu X tác dụng với khí A trong nước tạo ra Y và F, rồi thêm BaCl2 vào dung dịch thì có kết tủa trắng. A tác dụng với dung dịch chất G là muối nitrat kim loại tạo ra kết tủa H màu đen. Đốt cháy H bởi oxi ta được chất lỏng I màu trắng bạc.

Xác định A, B, C, F, G, H, I, X, Y và viết phương trình hóa học của các phản ứng.

P/S: Các bài cô đăng ở trong mục hỏi đáp này chủ yếu là các bài khó, hay ở trong các đề thi HSG, đề luyện thi THCS, THPT. Cô chỉ muốn tạo cho các bạn một nơi để các bạn thể hiện khả năng tư duy của mình thông qua việc giải các bài tập khó hơn. Cô mong là các bạn sẽ không đi tìm lời giải trên mạng để đăng lên, vì trên này toàn các thánh soi thôi.

MD
11 tháng 5 2017 lúc 15:10

khi nào cô đăng câu hỏi hóa lớp 8 khó nữa để hs lớp 8 chúng em làm nha cô

mấy bài lớp 9 cô đăng ,trình độ hs lớp 8 bó tay bó chân luôn

Bình luận (1)
NK
12 tháng 5 2017 lúc 23:12

Sục khí A vào dung dịch chứa chất B ta được rắn C màu vàng và dung dịch D.

Chất rắn màu vàng là S

\(\Rightarrow C:S\)

\(\Rightarrow A:H_2S\)

Dung dịch B có thể là FeCl3

\(H_2S+2FeCl_3--->2FeCl_2+S\downarrow+2HCl\)\(\left(1\right)\)

\(=>D:FeCl_2 / HCl\)

Khí X có màu vàng lục tác dụng với khí A tạo ra C và F.

Khí có màu vàng lục là Cl2

\(\Rightarrow X:Cl_2\)

\(Cl_2+H_2S--->S+2HCl\) \(\left(2\right)\)

\(\Rightarrow F:HCl\)

\(\Rightarrow D:FeCl_2\)

Khi X tác dụng với khí A trong nước tạo ra Y và F

\(4Cl_2+H_2S+4H_2O--->H_2SO_4+8HCl\)\(\left(3\right)\)

\(\Rightarrow Y:H_2SO_4\)

X tác dụng với khí A trong nước tạo ra Y và F, rồi thêm BaCl2 vào dung dịch thì chỉ có H2SO4 tác dụng.

\(H_2SO_4+BaCl_2--->BaSO_4\downarrow+2HCl\)\(\left(4\right)\)

A tác dụng với dung dịch chất G là muối nitrat kim loại tạo ra kết tủa H màu đen. Đốt cháy H bởi oxi ta được chất lỏng I màu trắng bạc.

Ta dễ thấy muối nitorat của kim loại tạo kết tủa đen với H2S và có màu trắng bạc là AgNO3 hoặc Hg(NO3)2. Mà Ag2S chỉ cháy trong O2 ở khoảng \(500-600^oC\) và Ag thu được ở điều kiện thường là thể rắn nên:

\(\Rightarrow G:Hg\left(NO_3\right)_2\)

\(H_2S+HgNO_3--->2HNO_3+HgS\downarrow\)\(\left(5\right)\)

\(\Rightarrow H:HgS\)

Đốt cháy H bởi oxi ta được chất lỏng I màu trắng bạc.

\(HgS+O_2-t^o->Hg+SO_2\uparrow\) \((6)\)

\(\Rightarrow I:Hg.\)

Bình luận (0)
NM
14 tháng 5 2017 lúc 19:26

"Các thánh soi" là sao cô???

Bình luận (28)
CL
15 tháng 5 2017 lúc 13:53

A H2s. B Fecl3. C S. D fecl2. F Hcl. Y h2so4. Còn G chắc agno3

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
ND
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết
KK
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
GP
Xem chi tiết
VN
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết