Bài 28 : Thực hành phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Châu Phi

KK
29 tháng 11 2017 lúc 12:14

Câu 1: Trình bày và giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên

Quan sát hình 27.2 và dựa vào kiến thức đã học:

- So sánh diện tích của các moi trường ở châu Phi.

- Giải thích vì sao các hoang mạc ở châu Phi lại lan ra sát bờ biển?

Để học tốt Địa Lý 7 | Giải bài tập Địa Lý 7

Lời giải:

- Trong các môi trường thiên nhiên ở châu Phi, chiếm diện tích lớn nhất là môi trường nhiệt đới và môi trường hoang mạc; tiếp theo là môi trường xích đạo ẩm, môi trường địa trung hải; chiếm diện tích nhỏ nhất là môi trường cận nhiệt đới ẩm.

- Các hoang mạc ở châu Phi lan ra sát bờ biển vì:

+ Chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không có mưa; ven bờ tây bắc châu Phi có dòng biển lạnh Ca – na – ri chảy qua nên hoang mạc Xa – ha – ra ăn lan ra biển

+ Dòng biển lạnh Ben – ghê – la và vị trí đường chí tuyến Nam đã hình thành nên khí hậu hoang mạc ở ven biển Tây Nam châu Phi

Câu 2: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

- Phân tích các biểu đồ nhiệt đô và lượng mưa dưới đâytheo gợi ý sau:

+ Lượng mưa trung bình năm, sự phân bố lượng mưa trong năm.

+ Biên độ nhiệt trong năm, sự phân bố nhiệt độ trong năm

+ Cho biết từng biểu đồ thuộc kiều khí hậu nào. Nêu đặc điểm chung của kiểu khí hậu đó.

Để học tốt Địa Lý 7 | Giải bài tập Địa Lý 7

- Sắp xếp các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa A, B, C, D vào các vị trí đánh dấu 1, 2, 3, 4 trên hình 27.2 sao cho phù hợp

Để học tốt Địa Lý 7 | Giải bài tập Địa Lý 7

Lời giải:

- Phân tích các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

+ Biểu đồ khí hậu A:

• Lượng mưa trung bình năm: 1.244mm

• Mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau

• Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 7, khoảng 18oC . Tháng mùa đông, nên đây là biểu đồ khí hậu của một địa điểm ở nửa cầu Nam.

• Biên độ nhiệt trong năm khoảng 10oC.

• Thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới

+ Biểu đồ khí hậu B:

• Lượng mưa trung bình năm: 897mm

• Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9

• Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, khoảng 20oC . Tháng 1 - mùa đông, nên đây là biểu đồ khí hậu của một địa điểm ở nửa cầu Bắc

• Biên độ nhiệt trong năm khoảng 15oC.

• Thuộc kiểu khí hậu : nhiệt đới

+ Biểu đồ khí hậu C:

• Lượng mưa trung bình năm: 2592mm

• Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau

• Tháng nóng nhất là tháng 4, khoảng 28oC . Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 7, khoảng 20oC. Đường biểu diễn nhiệt độ ít dao động và lại có mưa lớn nên đây là biểu đồ ở khu vực xích đạo.

• Biên độ nhiệt trong năm khoảng 8oC.

• Thuộc kiểu khí hậu : xích đạo

+ Biểu đồ khí hậu D:

• Lượng mưa trung bình năm: 506mm

• Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8

• Tháng nóng nhất là tháng 2, khoảng 22oC . Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 7, khoảng 10oC. tháng 7-mùa đông nên đây là biểu đồ khí hậu của một địa điểm ở nửa cầu Nam.

• Biên độ nhiệt trong năm khoảng 12oC.

• Thuộc kiểu khí hậu : địa trung hải

- Sắp xếp các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa A, B, C, D vào các vị trí đánh dấu 1, 2, 3, 4 trên hình 27.2 sao cho phù hợp.

+ Biểu đồ C: vị trí Li-bro-vin

+ Biểu đồ B: vị trí Ua-ga-du-gu

+ Biểu đồ A: vị trí Lu-bum-ba-si

+ Biểu đồ D: vị trí Kep-tao

Bình luận (0)
KK
29 tháng 11 2017 lúc 12:16
Soạn bài: Điệp ngữ

I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ

Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

Câu 1: Trong bài "Tiếng gà trưa":

- Khổ đầu bài thơ Tiếng gà trưa : lặp lại từ "nghe"

- Khổ cuối : lặp lại từ "vì"

Câu 2: Tác dụng việc lặp từ ngữ như trên:

- Việc lặp lại từ "nghe" nhấn mạnh cảm xúc, tâm tư của người lính trẻ khi nghe âm thanh tiếng gà trưa.Người lính không chỉ nghe bằng thính giác mà còn bằng cả cảm giác, tâm hồn.

- Lặp lại từ "vì". => Nhấn mạnh đến nguyên nhân, động lực để người chiến sĩ cầm súng chiến đấu.

II. Các dạng điệp ngữ

Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).

- Các từ "nghe" trong khổ thơ thứ nhất bài Tiếng gà trưa lặp lại theo hình thức điệp nối tiếp.

- Điệp ngữ trong đoạn thơ

a. Là dạng điệp nối tiếp, trong đoạn thơ

b. Là dạng điệp vòng tròn.

III. Luyện tập

Câu 1:

a.

- Điệp ngữ: một dân tộc đã gan góc, dân tộc đó

- Tác dụng: Trong đoạn văn của Hồ Chí Minh, các điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh tinh thần đấu tranh của dân tộc và sự xứng đáng được hưởng quyền tự do độc lập của dân tộc ấy.

b.

- Điệp ngữ: trông

- Tác dụng: Ý nhấn mạnh nỗi lo toan, trông chừng thời tiết, mong cho mưa thuận gió hòa để người nông dân được mùa, bội thu.

Câu 2: Điệp ngữ :

- Xa nhau => điệp ngữ cách quãng.

- Một giấc mơ => điệp ngữ chuyển tiếp.

Câu 3:

Việc lặp lại quá nhiều từ trong đoạn văn trên không phải là phép tu từ. Nó tạo ra cảm giác nặng nề, nhàm chán.

Có thể chữa lại như sau:

Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em dành khu đất ấy để trồng các loại hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng và cả hoa lay ơn nữa. Ngày Quốc tế phụ nữ, em hái chính những bông hoa ấy để tặng chị và mẹ của em.

Câu 4: Tham khảo đoạn văn sau:

Trong cuộc sống, mỗi người hẳn ai cũng có một sở thích nào đó. Người thích vẽ, người thích đàn, người thích đi du lịch…riêng em, em thích đọc sách. Đọc sách thú vị lắm ! Sách mang lại cho em nhiều tri thức, tăng hiểu biết ở các lĩnh vực khác nhau. Không những vậy, đọc sách – đặc biệt là các cuốn sách văn học, truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích…còn giúp cho em biết thêm về cách đối nhân xử thế, cách sống đẹp và có ích hơn. Với em, đọc sách là một thú vui nho nhỏ, một cách thư giãn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DV
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
KS
Xem chi tiết
SC
Xem chi tiết
HV
Xem chi tiết
TG
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết