qua nhân vật lão hạc, nhà văn nam cao muốn gửi gắm điều gì cho người đọc về số phận người nông dân nghèo trước cách mạng
em hãy kể về 1 vài nhân vật có số phận như lão hạc trong văn học hiện đại và văn học trung đại
chép lại đoạn văn thể hiện tình mẫu tử sâu nặng của bé hồng trong đoạn trích " Trong lòng mẹ '' và nêu cảm nhận của em
1,
Qua đoạn trích tức nước vỡ bờ (trích tắt đèn của Ngô Tất Tố ) và truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao ta thấy hiện lên một bức tranh về những người nông dân sống trong trong xã hội thưc dân nửa phong kiến . Họ là những con người lao động nghèo khổ , bị đẩy vào con đường bế tắc nhưng vẫn ngời sáng lên những phẩm chất tốt đẹp.
Trước hết , hai tác phẩm đã tái hiện cho người đọc cho thấy tình cảnh nghèo khổ , bắc tế của người nông dân bần cùng trong xã hội một cổ hai tròng áp bức . Chị Dậu nghèo thuộc hàng cùng đinh nhất nhì trong làng . gia cảnh đã nghèo lại phải đóng sưu cho cả người em trai đã chết từ năm ngoái khiến cho gia cảnh đã nghèo lại càng nhèo hơn . cái xã hội ấy đâu còn nhân tính , chỉ biết dồn con người vào chỗ chết , vào đường cùng chỉ biết bóc lột họ đến chết vẫn không tha .Còn lão Hạc cũng có hơn gì chị Dậu . sau đợt ốm số tiền dành dụm của Lão cũng tiêu hết làng mất mùa nên cả củ chuối , rau má sung luộc ... kiếm được gì , Lão ăn nấy . lão không muốn tiêu vào tiền của con . Và đến lúc , lão không còn đủ khả năng để nuôi nổi mình nữa , lão đành phải bán chó . cuộc sống của người nông dân nghèo trong xã hội lúc bấy giờ thật bế tắc . Để kiếm được miếng ăn nuôi sống mình qua ngày đâu có gì dễ dàng gì
cuộc sống tuy nghèo khổ là thế nhưng vẻ đẹp tâm hồn của họ luôn ngời sáng . họ điều là những con người hết lòng tận tụy hi sinh vì người thân . chị dậu là mọt người phụ nữ hiền hậu nhưng hết mực thương chồng , thương con . khi anh dậu dở chết dở sống được khiêng về nhà , chị hết sức chăm lo cho chồng . chị nhẹ nhàng bưng bát cháo đến bên chồng , động viên chồng "thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ sót ruột". trước tấm lòng của người vợ ,anh dậu cũng cố gắng ngồi dậy . nhưng lính đã rầm rầm xông vào , lo sợ , chị dậu đã ra sức van nài mong chúng để cho chồng chị ăn hết bát cháo . chị đã cúi mình xin chúng , ra sức giãi bày cho chúng hiểu , mong chúng động lòng thương . chị đã xưng cháu . chị đã tự hạ mình để nâng chúng lên . nhưng mặc chị van xin chúng vẫn quyết trói anh dậu , chị dã đứng lên ngang hàng với chúng khi xưng tôi -ông . và cuối cùng chị đã đe dọa , thách thức chúng :"mày trói chồng bà đi bà cho mày xem 'chị đã nâng mình lên đứng trên chúng .chị đã lấy đâu ra sức mạnh đó ?đó chính là lòng yêu thương chồng ,chị sẵn sàng đối đầu với bọn tay sai nhà ông Lý -đại diện cho bộ máy chính quyền . lúc này trong chị chỉ còn quyết tâm bảo vệ chồng đang thôi thúc ,nó tạo thành sức mạnh ,tiếp thêm cho chị lòng dũng cảm để chị đánh ngã cả hai tên tay sai .
còn lão hạc lại là lòng thương con , hết lòng vì con . lão yêu thương cậu vàng như đứa con của mình vì cậu vàng chính là kỉ vật của đứa con trai trước khi bỏ nhà đi đồn điền cao su . lão vẫn luôn day dứt khi không lo đủ được tiền cưới vợ cho con . và trong lòng người cha già vẫn luôn mong có ngày người con trai trở về ,lão cố gắng dành dụm tiền cho con lão giữ cho con mảnh vườn .
tóm lại cả hai tác phẩm điều làm bật lên hình ảnh người nông dân Việt Nam tuy nghèo khổ nhưng luôn giữ cho tâm hồn mình trong sáng . nếu như chị dậu có sức mạnh phản kháng dám đứng lên chống lại cường quyền để bảo vệ chồng thì lão hạc lại là người nông dân đôn hậu giàu lòng tự trọng -hai con người , hai nhân cách để đáng chúng ta khâm phục.
2,
Trong mỗi chúng ta có lẽ "tình mẫu tử" vẫn là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất. Bởi hình ảnh người mẹ đã in sâu trong tâm trí mỗi đứa con. Ta bắt gặp tình cảm thiêng liêng ấy trong đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng. Đọc đoạn trích người đọc không khỏi xúc động trước tình yêu thương của chú bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương của mình. Hồng đã trải qua những thử thách không kém phần đau đớn để giữ trọn vẹn tình cảm yêu thương mẹ trong sự khinh bỉ, xoi mói độc địa của những người họ hàng giàu có. Cuối cùng, bao tháng ngày chờ mong, khát khao cũng được dền đáp, Hồng đã ở "trong lòng mẹ".
Chú bé Hồng - nhân vật chính của truyện lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng, rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu đương đành chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không có hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội "chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác". Hồng phải sống cuộc sống mồ côi cha, thiếu vắng tình thương của người mẹ, sống nhờ người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Hồng chịu cảnh cô đơn, bị hắt hủi.
Trái lại với thái độ căm thù và trách móc, Hồng thương mẹ và nhớ mẹ vô cùng. Em nuốt những giọt nước mắt đau đớn vào lòng khi luôn phải nghe những lời mỉa mai, bêu rếu xấu xa về mẹ của bà cô độc địa.
Đoạn trò truyện của Hồng với bà cô là một màn đối thoại đầy kịch tính đẩy tâm trạng em đến những diễn biến phức tạp, căng thẳng đến cao độ.
- Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
Câu hỏi đầy ác ý ấy xoáy sâu vào tâm can của Hồng. Hồng hình dung vẻ mật rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, lại nghĩ tới những đêm thiếu thốn tình mẹ khiến Hồng phải khóc thầm thì Hồng muốn trả lời cô là: “có”. Nhưng cậu bé đã nhận ra ý nghĩ cay độc qua cách cười "rất kịch" của cô, cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi về mẹ cậu.
Hồng đã cúi mặt không đáp, sau đó Hồng nở nụ cười thật chua xót.
Hồng hiểu mẹ, hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải ra đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những hù tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đầy đoạ, trói buộc mẹ em: "Giá như những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi".
Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán.
Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ.
Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hổng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ''Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ... ơi!”.
Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả.
Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve.
Trong giây phút này, Hồng như sống trong "tình mẫu tử" hạnh phúc ấy Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào.
Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi - Hồng không nghĩ đến nó nữa...
Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng.
Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ, thiêng liêng, xúc động. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người.
Trong lòng mẹ chính là lời khẳng định chân thành đầy cảm động về sự bất diệt của tình mẫu tử!
Nam Cao là một cây bút hiện thực độc đáo. Với một tấm lòng luôn trăn trở về con người, về cuộc đời, Nam Cao đã đưa vào trong các sáng tác của mình những triết lí nhân sinh sâu sắc.
Nam Cao không phải là người đầu tiên lấy thơ văn để triết lí về cuộc đời. Từ xa xưa, văn học đã coi trọng điều này. Ý nghĩa triết lí nhân sinh của dân gian về bản lĩnh của người quân tử: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, triết lí sống cao đẹp của nhân dân kí thác vào con cò khi gặp nạn: Có xáo thì xáo nước trong – Đừng xáo nước đục đau lòng cò con, quan điểm ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão trong các truyện cổ tích Tấm Cám, Thạch Sanh… chẳng phải là những minh chứng chứa đựng triết lí đó sao?
Nam Cao không phải là người khởi nguồn lấy văn chương để gửi gắm những triết lí về cuộc đời, về con người, về cách ứng xử của mỗi người; nhưng Nam Cao là người đã kế tục được truyền thống đó của văn chương và nâng nó lên một tầm cao mới, sâu sắc hơn và toàn diện hơn.
Đọc lại truyện ngắn Lão Hạc của ông, ta càng thêm khẳng định một cách chắc chắn và thấm thía điều đó.
Trong truyện ngắn Lão Hạc, cái triết lí nhân sinh của Nam Cao được biểu hiện ở hai phương diện: trực tiếp và gián tiếp qua những ý nghĩ được phát ra thành lời của nhân vật ông giáo và qua suy nghĩ hành vi, việc làm của nhân vật lão Hạc.
Trước hết, ta tìm hiểu những triết lí sống của Nam Cao qua nhân vật lão Hạc. Để biểu hiện được những triết lí của mình, Nam Cao đã đặt nhân vật vào hoàn cảnh đặc biệt: Nghèo khổ về vật chất, thiếu thốn về tình cảm, vừa phải vật lộn để mưu sinh, vừa phải đối mặt với những thách thức, giằng xé với bao trách nhiệm với bản thân, với con cái, với cuộc đời.
Trong hoàn cảnh như thế, lão Hạc đã xử trí thế nào?
Không phải chỉ đến Lão Hạc, Nam Cao mới tạo tình huống để thử thách nhân vật của mình, ông đã thực hiện điều này trong một loạt các sáng tác văn chương khác nhau. Hầu hết các nhân vật của ông đã phải đầu hàng hoàn cảnh, buông xuôi theo dòng xoáy của cuộc đời, trở nên méo mó, dị dạng cả về thể chất lẫn tâm hồn. Âu đó cũng là một ngụ ý của Nam Cao đề lên thành những triết lí khác nhau về con người, về cuộc đời!
Trở lại với nhân vật lão Hạc, hoàn cảnh nghiệt ngã đã không khuất phục được lão. Cuộc đời càng đầy lên những khó khăn và bất hạnh, thì tâm hồn lão càng được mài giũa sáng trong thêm, nhân cách của lão càng tỏa rạng hơn. Đỉnh cao của lòng nhân ái, đức hi sinh, lòng tự trọng, sự cao thượng và vị tha, ý thức trách nhiệm, là hành động ứng xử đầy dũng cảm của nhân vật: chọn cái chết. Một cái chết bất thình lình và đau đớn. Nhưng từ cuộc đời và cái chết của lão Hạc, ta cảm nhận được bao ý nghĩa về cuộc đời.
Suy nghĩ và hành động của lão Hạc chính là những triết lí của Nam Cao về cuộc đời: Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn. Nam Cao đã tạo dựng niềm tin cho mọi người về một cuộc đời sẽ có thể tốt đẹp lên nếu ai cũng biết sống đẹp như lão Hạc.
Nam Cao không chỉ đã tạo niềm tin cho mọi người về cuộc đời, ông còn tạo niềm tin cho mọi người về con người. Con người không thể buỗng xuôi đầu hàng hoàn cảnh để đánh mất lương tri và nhân phẩm. Triết lí của lão Hạc là sống nghèo còn hơn sống hèn, sống nhơ bẩn, thà chết trong còn hơn sống đục, thà chấp nhận một cuộc đời ngắn ngủi còn hơn sống mà để phiền lụy đến mọi người, sống mà vô trách nhiệm với bản thân, với cuộc đời, và cả với thế hệ sau. Đó là những triết lí sống đẹp.
Bên cạnh cách thể hiện triết lí qua việc xây dựng tính cách nhân vật, Nam Cao còn trực tiếp phát biểu ra những quan điểm, suy nghĩ của mình. Và nhà văn đã mượn lời ông giáo để nói hộ quan điểm của mình:
Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thương… Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo láng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.
Đây là một triết lí khá sâu sắc về con người, về cách nhìn nhận đánh giá về con người. Nam Cao đã có một phát hiện mới mẻ về con người. Theo Nam Cao không có con người hoàn toàn thánh thiện, cũng như không có con người hoàn toàn xấu; con người là tổng hòa của nhiều mặt đối lập: vừa đẹp đẽ; vừa xấu xa; vừa cao thượng, vừa tầm thường; vừa vị tha, vừa ích kỉ; vừa đáng thương, vừa đáng giận; vừa đáng yêu, vừa đáng ghét. Cũng theo quan điểm của Nam Cao, trong những con người tưởng chừng như chỉ là toàn những thói xấu như gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, nếu ta có sự cảm thông, chia sẻ ta vẫn tìm thấy ở họ ánh sáng của lương tri, ý thức của nhân phẩm, một nét đẹp nào đấy của tâm hồn mà ta cần trân trọng. Triết lí này đã được Nam Cao khẳng định qua rất nhiều sáng tác của ông. Triết lí nhân sinh cao đẹp này của Nam Cao xuất phát từ lòng yêu thương và trân trọng con người.
Có thể nói truyện ngắn Lão Hạc là một sáng tác tự sự chứa đựng nhiều triết lí sống thật đẹp, nhiều triết lí nhân sinh sâu sắc của Nam Cao. Đây chính là sự trăn trở của một trái tim yêu thương vĩ đại.
Cùng với Nam Cao, Vũ Trọng Phụng…, Ngô Tất Tố cũng là một tên tuổi tiêu biểu trong trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945. Tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến tác phẩm Tắt đèn. Ông đã kể về cuộc đời của chị Dậu- một người phụ nữ nông thôn yêu chồng thương con, nhưng vì xã hội thối nát, cường quyền áp bức đã khiến cho cuộc đời của chị đầy tối tăm, tủi nhục. Nhưng chính trong hoàn cảnh bị áp bức ấy, ở chị vẫn ánh lên tinh thần phản kháng mãnh liệt. Một trong những đoạn đặc trưng đó là đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.
Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc anh Dậu – người chồng ốm yếu của chị vừa được bọn cường hào thả ra sau những ngày đánh đập vì không có tiền nộp thuế. Chị Dậu đã phải vất vả chạy ngược chạy xuôi mới có thể có đủ tiền nộp sưu cho chồng. Đến lúc đưa được chồng về, nhà cũng chẳng còn gì, mãi mới có người hàng xóm cho vay bát gạo để nấu cháo loãng cho anh ăn. Cháo chín, chị ngồi quạt cho cháo nguội rồi ân cần nâng chồng dậy ăn cháo. Trong đói nghèo khốn khó, người vợ ấy vẫn luôn yêu thương chồng da diết.
Chồng bị trói, bị cùm vì không có tiền nộp sưu thuế. Chị Dậu một mình tất tả chạy vạy mãi mà không đủ tiền. Túng quẫn khiến chị phải bán đàn chó mới sinh, bán cả đứa con đầu lòng ngoan ngoãn hiếu thảo. Cảnh đứa con cầu xin “u đừng bán con”, cũng làm người mẹ như chị đứt từng khúc ruột. Vậy mà vẫn phải bán, vì không bán thì lấy đâu ra đủ tiền mà nộp sưu cho chồng. Chị đã phải trải qua biết bao cay đắng, tủi nhục, đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt để có được đủ tiền nộp thuế thân cho chồng. Vậy mà, vừa đưa được anh chồng ốm yếu, chỉ còn thoi thóp khỏi tay bọn tay sai đi thúc thuế chúng đã lại đến đòi một khoản thuế thân vô lí – thuế của người em chồng chị đã mất từ năm ngoái.
Ban đầu, khi bọn đầu trâu mặt ngựa đến, chị cũng vẫn chỉ nhẹ nhàng van xin chúng: “Cháu xin ông”, “Cháu van ông….., ông tha cho”. Chị nhẫn nhục, nhún mình để năn nỉ chúng tha cho anh. Dù sao, chị cũng chỉ là một người đàn bà thấp cổ bé họng, dù tức giận, nhưng cũng đâu thể làm gì được chúng.
Thế nhưng, con giun xéo lắm cũng quằn, ai cũng có giới hạn của mình. Chị Dậu cũng vậy. Khi tên cai lệ vẫn cố tình sấn đến định bắt anh Dậu đi, chị Dậu đã không còn nhún nhường trước chúng nữa, mà nâng mình lên ngang hàng với bọn tay sai: “ Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.” Tuy nhiên, quen thói hành hung người vô tội đã quen, bọn tay sai đâu dễ dừng tay. Chúng vẫn tiếp tục sấn đến đánh chị và muốn lôi anh Dậu đi. Tức thì, chị Dậu đã trở thành bề trên cảnh cáo lũ kẻ dưới: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Sự cảnh cáo của chị không chỉ bằng lời nói. Chị đánh lại bọn tay sai, dúi chúng, lằng chúng, xô đẩy chúng không còn một đứa nào lại được, đành lủi thủi ra về.
Ở chị Dậu, đã có một sự chuyển biến tâm lí mãnh liệt. Từ một người đàn bà nông thôn chỉ biết chăm chồng chăm con, luôn luôn khúm núm, sợ sệt lũ tay sai thúc thuế, chị đã phản kháng, đã đánh cho lũ độc ác ấy tơi bời. Có áp bức tất có đấu tranh – đó là một quy luật tất yếu mà ngàn đời nay vẫn thế. Tuy thế, nhưng hành động của chị Dậu chỉ là hành động mang tính chất bột phát, chứ không có định hướng, cũng chưa có tính tập thể, để rồi cuối cùng, chị vẫn phải vùng chạy, lao vào màn đêm đen tăm tối như chính cuộc đời của chị.
Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” được coi là một trong những đoạn trích hay nhất của tác phẩm “Tắt đèn”. Qua đoạn trích, Ngô Tất Tố vừa bày tỏ lòng yêu thương, kính trọng đối với người phụ nữ giàu lòng thương chồng thương con, vừa muốn lên án xã hội tàn nhẫn, cường quyền áp bức khiến người dân phải vùng lên phản kháng.
I. Mở bài
Tình cảm gia đình là mảng đề tài quan trọng của văn học mọi thời đại. Có nhiều tác phẩm sâu sắc ngợi ca tình bà cháu, tình mẫu tử, tình phụ tử thiêng liêng như “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, “Con cò” của Chế Lan Viên, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm hay truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng… . Góp phần làm phong phú và hoàn thiện thêm đề tài này, nhà văn Nguyên Hồng gây ấn tượng với hồi ký “Những ngày thơ ấu”. Với đoạn trích “Trong lòng mẹ”, Nguyên Hồng đã miêu tả và ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý, để lại những ấn tượng khó phai mờ trong lòng bạn đọc.
II. Thân bài
1. Khái quát:
Những ngày thơ ấu là tập hồi kí về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Tác phẩm gồm 9 chương , đăng trên báo năm 1938, in thành sách lần đầu năm 1940. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là chương IV của tác phẩm. Đoạn trích gồm hai phần. Phần 1 là cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé Hồng; phần 2 là cuộc gặp gỡ giữa bé Hồng và mẹ. Đọc đoạn trích, ta cảm nhận được những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ đối với người mẹ, biểu lộ sâu sắc lòng yêu thương mẹ của bé Hồng.
2. Nội dung chính:
a. Trước hết, tình thương mẹ của Hồng bộc lộ trong ý nghĩ và tình cảm trong lần nói chuyện với người cô.
Hồng mồ côi cha sớm, mẹ có mang nên phải trốn đi nơi khác để sinh con. Hồng sống trong tình cảm ghẻ lạnh của họ hàng bên nội. Gần đến ngày giỗ bố, cô của Hồng gọi cậu đến chuyện trò. Câu chuyện xoay quanh mẹ Hồng.
– Hồng mày có muốn vào Thanh Hoá với mẹ mày không?
Nghe bà cô “cười hỏi”, thoạt đầu Hồng tủi thân. Vì chợt nghĩ đến hình ảnh người mẹ hiền từ, tần tảo mà cuộc đời lại đầy bất hạnh, Hồng càng thấm thía sự thiếu vắng tình thương ấp ủ của mẹ, nên cậu muốn trả lời “Có”. Nhưng cậu nhận ra “ý nghĩa cay độc” trong giọng nói và trên nét mặt khi “cười rất kịch” đầy giả dối của người cô: “… Mẹ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu… Tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ…” , Hồng “lẳng lặng cúi đầu không đáp”. Cậu nhận biết, cô chỉ cố tình gieo rắc vào đầu óc cậu những mối hoài nghi để cậu khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Vì thế, sau đó, “Hồng nở nụ cười chua xót”.
Cậu nghĩ đến tình cảnh mẹ mình, lấy phải chồng nghiện ngập, chồng chết để lại sự cùng quẫn nợ nần, nên phải rời bỏ con đi tha phương cầu thực, gần một năm nay không một lá thư, một lời hỏi thăm, một đồng quà gửi về, Hồng bỗng dưng thương xót mẹ vô cùng. Cậu nghĩ “Đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xúc phạm đến”. Nghĩ vậy, Hồng từ chối ngay lời khuyên của cô: “Không, cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mẹ cháu cũng về”.
Thấy lời của mình không hiệu quả, người cô lại giở đòn khác. Người cô đưa tin mẹ Hồng có con khi chưa hết tang chồng, nghèo túng khốn khổ nơi xứ lạ, thấy người quen phải tránh mặt… Lần này, tình thương mẹ của Hồng càng mãnh liệt hơn. Sự xúc động bật thành tiếng khóc “nước mắt Hồng chảy dài rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ”, “Sao mẹ tôi lại sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách giấu giếm, trốn tránh…”.
Chính tình cảm thương xót mẹ đã biến thành lòng căm giận, thù ghét những thành kiến tàn ác đối với người phụ nữ. Ta thật xúc động trước những suy nghĩ táo bạo, sâu sắc của Hồng: “Nếu các cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ; tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Câu văn dài kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc: So sánh “những cổ tục… là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ”, điệp từ “Mà” cùng các động từ mạnh: vồ, cắn, nhai, nghiến cùng nằm trong cùng một trường nghĩa đã đặc tả tâm trạng uất ức căm giận của nhân vật về những định kiến hẹp hòi tàn nhẫn của xã hội cũ đối với người mẹ mà chú bé Hồng hết mực yêu thương.
b. Chính tình mẫu tử nồng đượm, sâu sắc đó đã giúp Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những cổ tục, định kiến tàn ác cần lên án. Tình thương yêu ấy càng bộc lộ sinh động hơn nữa trong lần Hồng gặp mẹ.
Một buổi chiều tan học, bé Hồng thoáng thấy bóng một người phụ nữ ngồi trên xe kéo giống mẹ, liền chạy đuổi theo, gọi ríu rít: “Mợ ơi ! Mợ ơi !”. Tiếng gọi này bật lên từ lòng khao khát được gặp mẹ, bật lên từ trái tim yêu thương mà bấy nay đã bị dồn nén. Khi đuổi kịp xe, Hồng “thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi,… ríu cả chân lại”. Khi bàn tay mẹ xoa đầu, Hồng đã oà lên khóc và cứ thế nức nở. Đó là tiếng khóc hạnh phúc của đứa con gặp mẹ sau bao ngày xa cách. “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.
Hồng mê mải ngắm nhìn gương mặt mẹ, thấy không giống chút nào với lời kể của cô. “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và ướt, da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má chứ không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi”. Hồng lại nghĩ: “Hay tại sự sung sướng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc”. Hồng lại nghĩ suy tới niềm hạnh phúc của mình: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”.
Trong khoảnh khắc thần tiên ấy, Hồng không nghĩ gì, nhớ gì khác, kể cả những âu yếm mẹ con hay lời cay độc của bà cô hôm nào cũng chìm mất dạng. Nỗi xúc động của Hồng được nhà văn miêu tả thật sinh động, sâu sắc đến từng dòng chữ.
3. Tổng kết nghệ thuật:
Với phong cách viết văn thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm, đoạn trích cho ta thấy bé Hồng là cậu bé chịu số phận cay đắng, đau khổ nhưng có lòng yêu thương, sự kính trọng và niềm tin mãnh liệt về người mẹ của mình.
III. Kết bài
Tóm lại, đoạn trích “Trong lòng mẹ” là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Đọc và cảm nhận những tình cảm thiêng liêng trong đoạn trích ta càng yêu hơn, trân trọng hơn những phút giây ấm áp khi chúng ta có mẹ trên đời.
Tham khảo nha !
"Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện. Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc. Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu. Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ. Xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật tôi là người bạn, là chỗ dựa tinh thần của Lão Hạc. Những suy nghĩ của nhân vật này giúp người đọc hiểu rõ hơn về con người Lão Hạc. Nhân vật Lão Hạc đẹp, cao quý thực sự thông qua nhân vật tôi. Cái hay của tác phẩm này chính là ở chỗ tác giả cố tình đánh lừa để ngay cả một người thân thiết, gần gũi với Lão Hạc như ông giáo vẫn có lúc hiểu lầm về lão. Sự thật nhân vật tôi cố hiểu, cố dõi theo mới hiểu hết con người Lão Hạc. Khi nghe Binh Tư cho biết Lão Hạc xin bã chó, ông giáo ngỡ ngàng, chột dạ: “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có cái ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày lại thêm đáng buồn”. Chi tiết này đẩy tình huống truyện lên đến đỉnh điểm. Nó đánh lừa chuyển ý nghĩ tốt đẹp của ông giáo và người đọc sang một hướng khác: Một con người giàu lòng tự trọng, nhân hậu như Lão Hạc cuối cùng cũng bị cái ăn làm cho tha hoá, biến chất sao? Nếu Lão Hạc như thế thì niềm tin về cuộc đời về ông giáo sẽ sụp đổ, vỡ tan như chồng ly thủy tinh vụn nát. Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn dữ dội vì ăn bã chó của Lão Hạc, ông giáo mới vỡ oà ra: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác”. Đến đây truyện đi đến hồi mở nút, để cho tâm tư chất chứa của ông giáo tuôn trào theo dòng mạch suy nghĩ chân thành, sâu sắc về Lão Hạc và người nông dân... “Chao ôi! Đối với những người xung quanh ta, nếu không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dỡ, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa bỉ ổi ... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương”. Có lẽ đây là triết lý sống xen lẫn cảm xúc xót xa của Nam Cao. ở đời cần phải có một trái tim biết rung động, chia xẻ, biết yêu thương, bao bọc người khác, cần phải nhìn những người xung quanh mình một cách đầy đủ, phải biết nhìn bằng đôi mắt của tình thương. Với Nam Cao con người chỉ xứng đáng với danh hiệu con người khi biết đồng cảm với những người xung quanh, biết phát hiện, trân trọng, nâng niu những điều đáng quý, đáng thương. Muốn làm được điều này con người cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của người khác để hiểu đúng, thông cảm thực sự cho họ. Chuyện được kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật tôi trực tiếp kể lại toàn bộ câu chuyện cho nên ta có cảm giác đây là câu chuyện thật ngoài đời đang ùa vào trang sách. Thông qua nhân vật tôi, Nam Cao đã thể hiện hết Con người bên trong của mình. Đau đớn, xót xa nhưng không bi lụy mà vẫn tin ở con người. Nam Cao chưa bao giờ khóc vì khốn khó, túng quẫn của bản thân nhưng lại khóc cho tình người, tình đời. Ta khó phân biệt được đâu là giọt nước mắt của Lão Hạc, đâu là giọt nước mắt của ông giáo: Khi rân rân, khi ầng ực nước, khi khóc thầm, khi vỡ oà nức nỡ. Thậm chí nước mắt còn ẩn chứa trong cả nụ cười: Cười đưa đà, cười nhạt, cười và ho sòng sọc, cười như mếu ... Việc tác giả hoá thân vào nhân vật tôi làm cho cách kể linh hoạt, lời kể chuyển dịch trong mọi góc không gian, thời gian, kết hợp giữa kể và tả, hồi tưởng với bộc lộ cảm xúc trữ tình và triết lý sâu sắc... Truyện ngắn Lão Hạc là tác phẩm của mọi thời, bi kịch của đời thường đã trở thành bi kịch vĩnh cửa. Con người với những gì cao cả, thấp hèn đều có trong tác phẩm. Thông qua nhân vật tôi tác giả đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh: Hãy cứu lấy con người, hãy bảo vệ nhân phẩm con người trong con lũ cuộc đời sẵn sàng xoá bỏ mạng sống và đạo đức. Cho nên chúng ta nên đặt nhân vật tôi ở một vị trí tương xứng hơn khi tìm hiểu tác phẩm.
Bạn tham khảo nha !
Trong mỗi chúng ta có lẽ "tình mẫu tử" vẫn là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất. Bởi hình ảnh người mẹ đã in sâu trong tâm trí mỗi đứa con. Ta bắt gặp tình cảm thiêng liêng ấy trong đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng. Đọc đoạn trích người đọc không khỏi xúc động trước tình yêu thương của chú bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương của mình. Hồng đã trải qua những thử thách không kém phần đau đớn để giữ trọn vẹn tình cảm yêu thương mẹ trong sự khinh bỉ, xoi mói độc địa của những người họ hàng giàu có. Cuối cùng, bao tháng ngày chờ mong, khát khao cũng được dền đáp, Hồng đã ở "trong lòng mẹ".
Chú bé Hồng - nhân vật chính của truyện lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng, rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu đương đành chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không có hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội "chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác". Hồng phải sống cuộc sống mồ côi cha, thiếu vắng tình thương của người mẹ, sống nhờ người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Hồng chịu cảnh cô đơn, bị hắt hủi.
Trái lại với thái độ căm thù và trách móc, Hồng thương mẹ và nhớ mẹ vô cùng. Em nuốt những giọt nước mắt đau đớn vào lòng khi luôn phải nghe những lời mỉa mai, bêu rếu xấu xa về mẹ của bà cô độc địa.
Đoạn trò truyện của Hồng với bà cô là một màn đối thoại đầy kịch tính đẩy tâm trạng em đến những diễn biến phức tạp, căng thẳng đến cao độ.
- Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
Câu hỏi đầy ác ý ấy xoáy sâu vào tâm can của Hồng. Hồng hình dung vẻ mật rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, lại nghĩ tới những đêm thiếu thốn tình mẹ khiến Hồng phải khóc thầm thì Hồng muốn trả lời cô là: “có”. Nhưng cậu bé đã nhận ra ý nghĩ cay độc qua cách cười "rất kịch" của cô, cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi về mẹ cậu.
Hồng đã cúi mặt không đáp, sau đó Hồng nở nụ cười thật chua xót.
Hồng hiểu mẹ, hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải ra đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những hù tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đầy đoạ, trói buộc mẹ em: "Giá như những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi".
Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán.
Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ.
Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hổng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ''Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ... ơi!”.
Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả.
Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve.
Trong giây phút này, Hồng như sống trong "tình mẫu tử" hạnh phúc ấy Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào.
Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi - Hồng không nghĩ đến nó nữa...
Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng.
Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ, thiêng liêng, xúc động. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người.
Trong lòng mẹ chính là lời khẳng định chân thành đầy cảm động về sự bất diệt của tình mẫu tử!
1)
Nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là hình ảnh tiêu biểu về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám chịu nhiều bất hạnh nhưng vẫn sáng ngời phẩm chất. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy làm sáng rõ nhận định trên.
Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Trong cuộc đời cầm bút ngắn ngủi của mình, ông đã kịp để lại cho dân tộc ta những sáng tác vô giá, những kiệt tác văn chương bất hủ mà truyện ngắn Lão Hạc là một tác phẩm tiêu biểu.
Lão Hạc là một truyện ngắn viết về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Nhân vật chính của tác phẩm là lão Hạc, một con người mà cuộc đời đã nếm trải bao đắng cay, bất hạnh, một con người luôn tỏa rạng những phẩm chất cao đẹp.
Cuộc đời lão Hạc là một chuỗi những đau khổ và bất hạnh, một kiếp đời chua chát và đắng cay! Góa vợ từ lúc còn trẻ, một mình lão gà trống nuôi con trong cảnh đói nghèo, lam lũ, những mong con khôn lớn trưởng thành làm chỗ nương tựa lúc ốm đau, khi tuổi già. Nhưng hạnh phúc nhỏ nhoi ấy đã không đến với lão. Vì không đủ tiền cưới vợ, anh con trai phẫn chí đăng tên làm phu đồn điền cao su. Cảnh chia ly của cha con. Lão Hạc không hẹn ngày sum họp. Lão Hạc đã mất vợ, nay lại mất con. Cảnh khổ vật chất hòa trong nỗi đau tinh thần thành dòng lệ chảy trong trái tim chờ đợi khắc khoải của người cha.
Cuộc đời dường như vẫn chưa buông tha lão. Bất hạnh rồi bất hạnh dồn dập giáng xuống cuộc đời của một lão già khốn khổ. Kiệt sức vì lam lũ, lầm than, vì mòn mỏi đợi chờ, lão ôm nặng. Trận ốm hai tháng mười tám ngày đã ngốn sạch số tiền mà lão chắt chiu, gom góp, cướp đi luôn cả cái ước vọng nho nhỏ của người cha muốn dành dụm để cưới vợ cho con. Thật tội nghiệp cho lão Hạc!
Bất hạnh này kéo theo bất hạnh khác. Sau trận ôm nặng, lão yếu đi nhiều, không thể làm được những việc nặng. Làng mất nghề sợi, đàn bà rỗi rãi nhiều, có việc nhẹ nào họ đều tranh hết. Lão Hạc đâm ra thất nghiệp. Lão Hạc đã rơi vào cảnh bần cùng hóa hoàn toàn, lão sống vật vờ với con ốc, con trai, củ ráy, sung luộc… Những thứ ấy cũng chẳng dễ gì kiếm được với một lão già đã cạn kiệt sức lực. Cùng đường sống, lão Hạc tìm đến cái chết, lấy cái chết để tự giải thoát cho mình. Cái chết của lão Hạc mới đau đớn, vật vã làm sao. Nó như bóp nghẹt trái tim người đọc!
Lão Hạc sống nghèo khổ về vật chất nhưng rất giàu tình cảm. Tình yêu thương con nồng nàn sâu sắc của lão là câu truyện cảm động về tình cha con. Thương con sớm mồ côi mẹ lão Hạc không nỡ tục huyền. Nhìn con đau khổ vì không có đủ tiền cưới vợ, lão Hạc khổ tâm vô cùng. Lão thấy mình có lỗi với con và điều này làm cho lão day dứt mãi. Khi người con phẫn chí đăng tên làm phu đồn điền cao su, trái tim người cha thật sự tan nát. Nỗi thương nhớ mong chờ con thường trực trong lòng người cha biến thành sự khắc khoải ngóng trông: Thằng cháu nhà tôi dễ hơn một năm nay không có giấy má gì đấy ông giáo ạ. Ta đọc được trong câu nói ấy cái tình cảm ấm áp của người cha. Thương nhớ con, lão dồn tình cảm âu yếm vào cậu Vàng, kỉ vật của người con để lại. Cái tên cậu Vàng (tên lão Hạc đặt cho con chó) đă chứa đựng tất cả tình quý mến và thân thiết đối với một con vật. Hình ảnh lão Hạc: Miệng méo xệch, khóc hu hu, khi nghĩ rằng mình đánh lừa một con chó, là hiện thân của tấm lòng nhân ái cao cả.Bao nhiêu tình thương yêu con, lão dồn vào việc quyết giữ bằng được mảnh vườn cho con. Khi đã hết đường sinh nhai, Lão Hạc có thể bán vườn đi, nhưng lão không làm thế, thà chết chứ không chịu bán đi một sào. Thậm chí, trước khi chết, lão còn tìm nơi nhờ cậy, gửi gắm mảnh vườn ấy. Thật xúc động biết bao cái tình của một người cha!
Cuộc đời lão Hạc thật bi thương. Nhưng giữa cuộc đời khốn khổ, lão Hạc vẫn ý thức được nhân phẩm của mình. Lòng tự trọng của một người cha không cho phép lão tiêu vào mảnh vườn do người mẹ để lại cho đứa con. Lòng tự trọng của một con người không cho phép lão nhận sự giúp đỡ của ông giáo mà lão biết cũng chẳng sướng gì hơn lão, càng không cho phép lão làm phiền lụy đến bà con lối xóm. Lão biết họ đã khốn khổ lắm rồi, lão không thể là gánh nặng cho họ. Ý thức được điều đó một cách sâu sắc, Lão Hạc đã nhịn ăn để dành tiền làm ma cho mình. Thật là một tấm lòng cao thượng và vị tha hiếm có! Ta nhận thấy ở lão Hạc một triết lí sống giản dị nhưng đẹp biết nhường nào.
Dưới một chế độ xã hội đen tối, ngột ngạt, không ít người đã đánh mất nhân phẩm, tha hóa, biến chất. Ta dễ dàng tìm thấy họ trong một loạt các sáng tác của Nam Cao. Khác với họ, dù nghèo đến đâu, lão Hạc vẫn sống trong sạch và lương thiện. Chính nhân vật ông giáo đã nhận xét về lão: Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa gì lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Cùng kế sinh nhai, lão có thể chọn con đường theo Binh Tư. Nhưng lão Hạc không làm thế. Lão thà chết chứ không bán linh hồn mình cho quỷ dữ. Cuối cùng lão đã chọn cái chết để giữ trọn sự trong sạch và lương thiện trong tâm hồn mình. Một cách sống và xử thế thật đáng trân trọng, phù hợp với đạo lí: Chết trong hơn sống đục của nhân dân ta.
Xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã gửi gắm vào đó những triết lí sống đẹp và bộc lộ thái độ yêu thương và trân trọng con người.
Nhân vật lão Hạc là một hình tượng điển hình bất hủ về người nông dân lao động Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Cùng với nhân vật chị Dậu (trong tác phẩm Tát đèn của Ngô Tất Tố), nhân vật lão Hạc làm sáng ngời thêm những nét đẹp trong tâm hồn và phẩm chất của người nông dân lao dộng Việt Nam.
em hãy kể về 1 vài nhân vật có số phận như lão hạc trong văn học hiện đại và văn học trung đại là : chị Dậu (Tắt đèn - Ngô Tất Tố); Chí Phèo (Nam Cao)...
3)
Trong mỗi chúng ta có lẽ "tình mẫu tử" vẫn là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất. Bởi hình ảnh người mẹ đã in sâu trong tâm trí mỗi đứa con. Ta bắt gặp tình cảm thiêng liêng ấy trong đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng. Đọc đoạn trích người đọc không khỏi xúc động trước tình yêu thương của chú bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương của mình. Hồng đã trải qua những thử thách không kém phần đau đớn để giữ trọn vẹn tình cảm yêu thương mẹ trong sự khinh bỉ, xoi mói độc địa của những người họ hàng giàu có. Cuối cùng, bao tháng ngày chờ mong, khát khao cũng được dền đáp, Hồng đã ở "trong lòng mẹ".
Chú bé Hồng - nhân vật chính của truyện lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng, rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu đương đành chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không có hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội "chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác". Hồng phải sống cuộc sống mồ côi cha, thiếu vắng tình thương của người mẹ, sống nhờ người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Hồng chịu cảnh cô đơn, bị hắt hủi.
Trái lại với thái độ căm thù và trách móc, Hồng thương mẹ và nhớ mẹ vô cùng. Em nuốt những giọt nước mắt đau đớn vào lòng khi luôn phải nghe những lời mỉa mai, bêu rếu xấu xa về mẹ của bà cô độc địa.
Đoạn trò truyện của Hồng với bà cô là một màn đối thoại đầy kịch tính đẩy tâm trạng em đến những diễn biến phức tạp, căng thẳng đến cao độ.
- Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
Câu hỏi đầy ác ý ấy xoáy sâu vào tâm can của Hồng. Hồng hình dung vẻ mật rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, lại nghĩ tới những đêm thiếu thốn tình mẹ khiến Hồng phải khóc thầm thì Hồng muốn trả lời cô là: “có”. Nhưng cậu bé đã nhận ra ý nghĩ cay độc qua cách cười "rất kịch" của cô, cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi về mẹ cậu.
Hồng đã cúi mặt không đáp, sau đó Hồng nở nụ cười thật chua xót.
Hồng hiểu mẹ, hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải ra đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những hù tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đầy đoạ, trói buộc mẹ em: "Giá như những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi".
Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán.
Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ.
Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hổng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ''Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ... ơi!”.
Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả.
Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve.
Trong giây phút này, Hồng như sống trong "tình mẫu tử" hạnh phúc ấy Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào.Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi - Hồng không nghĩ đến nó nữa...
Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng.
Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ, thiêng liêng, xúc động. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người.
Trong lòng mẹ chính là lời khẳng định chân thành đầy cảm động về sự bất diệt của tình mẫu tử!