Tác phẩm “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen đã phác họa nên một bức tranh đầy thương cảm với số phận, cảnh ngộ của cô bé bán diêm. Thông qua hình ảnh của cô bé bán diêm, nhà văn không chỉ khơi dậy trong chúng ta sự cảm thương sâu sắc với số phận của cô bé mà còn đề cập tới vấn đề tình người trong cuộc sống.
Trong xã hội kia, đâu phải chỉ riêng có một cô bé bán diêm khốn khổ, bất hạnh mà còn vô số những hoàn cảnh bất hạnh hơn gấp nhiều lần, tuy nhiên nhà văn đã khéo léo xây dựng nên cảnh ngộ của em và kết thúc với bi kịch đầy nghiệt ngã. Cô bé bán diêm, phải đi bộ khắp các con phố để bán những bao diêm, ngày nào cũng như ngày nào, em chẳng những không được đi học, được vui chơi mà còn phải lao động vất vả, do chính người cha vô dụng bắt em phải làm.
Từ cảnh ngộ của cô bé bán diêm em có suy nghĩ gì về tình người trong cuộc sống
Cả một ngày em phải chịu cái rét, cái đói, tới đêm cũng chưa có cái gì vào bụng, em sợ về nhà, em không dám về nhà vì ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào, nếu em về sẽ bị cha đánh. Giữa đêm giao thừa mọi người đều quây quần bên nhau trong những căn nhà ấm cúng, trang hoàng, ăn những bữa tiệc cuối năm bên những người thân yêu nhất. Ấy vậy mà trên vỉa hè nơi xó tường kia, em lại phải chịu đói, chịu rét một mình, cô độc và lạnh lẽo. Chẳng có gì để ăn, chẳng có chỗ để ở, và cũng chẳng được sưởi ấm. Bởi vậy ta mới thấy, tình người trong hoàn cảnh đó mới ái ngại làm sao, mọi người dường như chỉ biết quan tâm và lo lắng cho hạnh phúc của mình mà quên đi những đồng loại, những hoàn cảnh khó khăn đang mong chờ họ ra tay giúp đỡ.
Cô bé bán diêm đã chết, ngay giữa đêm giao thừa hôm đó, thật xót xa và đáng thương khi em đã phải chết một cái chết nghiệt ngã. Từ cái chết của cô bé bán diêm, nhà văn muốn chúng ta phải thực sự nhìn nhận và thức tỉnh về tình người. Ở đâu đó và ở ngay trong hoàn cảnh của cô bé bán diêm đã không có sự hiện hữu của tình cảm giữa con người với con người, không một ai quan tâm, hay xót thương cho em, từng dòng người cứ đi qua, thờ ơ, lạnh lùng.
Đó chính là phản ánh về chính chúng ta trong xã hội này, còn biết bao em nhỏ mồ côi cha mẹ, không người thân thích đang rong ruổi kiếm miếng ăn qua ngày, biết bao gia đình hoàn cảnh khốn khổ không đủ cơm ăn, không đủ áo mặc. Chúng ta phải nghĩ đến trách nhiệm của mình đối với họ, là một thành phần của xã hội, chúng ta cần giúp đỡ nhau để cùng tồn tại và phát triển. Giống như câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”. Những số phận ấy không may mới phải chịu cảnh bất hạnh, chúng ta may mắn hơn họ, chúng ta phải biết cảm thông và chia sẻ, giúp đỡ họ để cuộc sống này thêm phần tốt đẹp hơn, đó là điều ý nghĩa nhất mà trong tình cảm giữa con người với con người nên có.
Truyện “Cô bé bán diêm” chính là khơi dậy lòng nhân ái, bao dung và nhân hậu, biết cảm thông chia sẻ giữa con người với nhau. Mỗi người đều có trách nhiệm của mình đối với số phận và cuộc đời của những người như cô bé bán diêm.
Nhà văn An Đéc Xen là một cây bút khá nổi tiếng trên khắp thế giới. Ông được biết qua nhiều tác phẩm, những câu chuyện của ông đều xoay quanh những số phận của các em bé nghèo khổ, có cuộc đời bất hạnh. Qua những lời văn đầy tình cảm, thể hiện tính nhân văn sâu sắc của mình tác giả đã gửi tới người đọc những dòng tâm sự chứa đầy nước mắt.
Câu chuyện “Cô bé bán diêm” là một tác phẩm vô cùng xúc động kể về một cô bé mồ côi làm nghề bán diêm dạo. Cô không có người thân nào bên cạnh vào đêm giáng sinh khi mọi nhà đều được hưởng hạnh phúc trong gia đình của mình cô bé vẫn lang thang khắp phố phường để bán từng bao diêm nhỏ.
Nhưng là đêm giáng sinh nên chẳng có ai ra đường, số lượng bao diêm cô bé còn rất nhiều. Giữa cái rét cái đói vây quanh, cô bé đáng thương của chúng ta đã đốt từng que diêm lên để sửa ấm trong mình. Trong ánh sáng của que diêm lung linh huyền ảo đó em nhìn thấy người thân yêu nhất đời mình. Rồi sáng hôm sau, khi mọi người thức dậy đã thấy cô bé đã đông cứng vì lạnh từ bao giờ.
Những dòng chữ của tác giả thấm đẫm nhiều nước mắt, số phận “cô bé bán diêm” thật bi thương, khiến cho người đọc phải rơi lệ. Nỗi ám ảnh về những em bé mồ côi, sự cô đơn của em trong xã hội khiến cho nhiều người trong chúng ta không khỏi đau xót.
Tác giả đã miêu tả cô bé bán diêm với những dòng chữ đẫm nước mắt, với tinh thần nhân văn sâu sắc. Trong đêm cuối năm đầy thiêng liêng khi năm cũ sắp qua và năm mới sắp đến, khiến cho người người đều vui say náo nức. Nó cho họ những hy vọng mới, về một năm mới tốt đẹp hơn. Trong nền tuyết rơi lạnh giá, của vùng Bắc Âu một em bé gái nhỏ cứ đi trong màn đêm, mời chào hết người này tới người khác mua cho em những bao diêm nhỏ. Nhưng mọi người đều lắc đầu không mua. Thời khắc quan trọng này, chẳng ai còn tâm trí quan tâm tới em gái bé nhỏ của chúng ta. Ai cũng muốn nhanh chóng trở về nhà cùng người thân đón giao thừa.
Người thân duy nhất của cô bé chính là bà ngoại của em, người thương yêu duy nhất, chỗ dựa tình cảm duy nhất của em cũng đã qua đời khiến em bơ vơ một mình. Đói khát nghèo khổ bủa vây xung quanh em. Em có một người cha nhưng ông ấy không yêu thương em suốt ngày đánh đập em, rồi bắt em phải kiếm tiền về đưa cho ông ta. Nếu không bán được diêm, không có tiền đưa thì về nhà em sẽ bị đánh chửi.
Sự cô đơn trong tâm hồn lạnh lẽo của em. Trong một xã hội giàu, nhưng thật lạnh lẽo tình người chẳng ai quan tâm tới thân phận của cô bé đáng thương ấy. Kiếp sống của em thật nhỏ nhoi, cuộc sống của em như là địa ngục trần gian.
Trong những câu văn của mình tác giả đã vô cùng tinh tế khi miêu tả khoảng cách, và hai thế giới hoàn toàn khác nhau giữa một bên là những gia đình ấm áp, hạnh phúc bên bữa tối ngon miệng ánh nến linh linh và một bên là cô bé bán diêm nghèo khổ, vừa đói vừa rét, đang mong chờ sự kỳ diệu xảy ra.
Trong màn đêm u tối, trong sự lạnh lẽo của tâm hồn, thân thể rã rời vì đói rét, cô bé đáng thương của chúng ta lấy những bao diêm nhỏ ra quẹt thử từng chiếc một.
Cô bé bán diêm.
Lần thứ nhất thì chỉ là vô thức, trong lúc chán nản em lấy một que diêm ra quẹt thử “Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng” cho bớt lạnh cóng. Cô bé thấy hiện lên hình ảnh chiếc lò sưởi ấm áp tỏa ra hơi nóng dịu dàng, sửa ấm cơ thể và tâm hồn em.
Khi ánh sáng que diêm tắt đi bóng đêm lại bao phủ quanh em, trả em về thực tế. Em không muốn như thế này rồi em tiếp tục lấy que diêm thứ hai ra và quẹt nó lên. Trong lần này em nhìn thấy một bữa ăn thịnh soạn có thịt ngỗng quay rất thơm ngon. Điều này hoàn toàn bình thường bởi lúc này em đang rất lạnh và đói nên mơ ước của em là được sưởi ấm cơ thể và có một bữa ăn no bụng. Một điều ước quá giản dị với những em bé bình thường có cha mẹ, người thân bên cạnh. Nhưng với em sao nó lại viển vông, xa vời đến vậy.
Que diêm vụt tắt trả lại em với con phố vắng lặng xung quanh chỉ la bóng đêm và những bông tuyết phủ rét buốt. Em quẹt tiếp một que diêm nữa hình ảnh cây thông nô en hiện ra xanh tươi. Một hình ảnh thể hiện cho gia đình hạnh phúc, sum vầy là điều mà em mong ước khi em đang rất cô đơn không có người nào thật sự thương yêu em cả.
Rồi em lại quẹt que diêm tiếp theo lần này em nhìn thấy người mà em yêu thương nhất đó chính là bà ngoại của em. Em reo lên vui sướng, tiếng reo của em xóa tan đêm tối và những mảnh băng do tuyết phủ làm lay động lòng người đọc. Em đòi được đi theo bà.
Cứ như thế khi que diêm vụt tắt em lại lấy một que diêm khác quẹt lên, nhóm lên trong lòng những mơ ước của riêng mình cho tới khi que diêm cuối cùng cháy hết thì cô bé bán diêm của chúng ta cũng đã ra đi mãi mãi. Em đã biến thành một thiên thần nhỏ bay theo bà mình bỏ lại thế gian những đắng cay buồn tủi, nhưng cô đơn lạnh lẽo của tâm hồn và lòng người. Em đi tới nơi hạnh phúc
Câu chuyện “Cô bé bán diêm” đã khiến cho người đọc chúng ta vô cùng xúc động, cảm thương cho số phận của những em bé bất hạnh, phải sống lang thang thiếu tình thân. Nó cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho mỗi con người sống trong xã hội này bớt vô cảm với nỗi đau khổ của đồng loại.