Sinh học 9

DT

Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì ? Tại sao người ta phải dùng phương pháp đó đế nghiên cứu sự di truyền một sô tính trạng ở người ? Hãy cho một ví dụ về ứng dụng của phương pháp nói trên.

AT
28 tháng 3 2017 lúc 21:22

Phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó (trội, lặn, do một hay nhiều gen kiểm soát) được gọi là phương pháp nghiên cứu phả hệ. Khi để nghiên cứu di truyền người, các nhà nghiên cứu phải dùng phương pháp này vì:

- Người sinh sản chậm và đẻ ít con.

- Vì lí do xã hội, không thế’ áp dụng phương pháp lai và gây đột biến.

Phương pháp này đơn giản dễ thực hiện nhưng cho hiệu quả cao.

Bình luận (0)
VH
28 tháng 3 2017 lúc 22:21

Bạn tham khảo nhé!!!!!

*) Phương pháp nghiên cứu phả hệ: Là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó (trội, lặn, do một hay nhiều gen kiểm soát)

*) Giải thích:

- Người chín sinh dục muộn, đẻ ít, số lượng con ít, đời sống của một thế hệ kéo dài .

- Con người có luân lý, trí tuệ vì lí do xã hội nên không thể áp dụng các biện pháp lai giống, gây đột biến.

- Bộ NST của người nhiều, số lượng gen trên NST ít, khó quan sát => Người ta sử dụng 5 phương pháp cơ bản sau để nghiên cứu: phả hệ, nghiên cứu đồng sinh, nghiên cứu tế bao học, nghiên cứu di truyền học quần thể, nghiên cứu di truyền học phân tử.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!

Bình luận (0)
DN
20 tháng 12 2018 lúc 22:10

Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định được các đặc điểm di truyền( trội, lặn... do một hay nhiều gen qui định).

Vì:

- Ở người sinh sản chậm ít đẻ con

-Vì lí do xã hội nên không thể sử dụng phương pháp lai hoặc gây đột biến

- Phương pháp này dễ làm mà lại đạt hiệu quả cao

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TM
Xem chi tiết
TB
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
GB
Xem chi tiết
TB
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết
TB
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết