Hướng dẫn soạn bài Trong lòng mẹ - trích

H24

Phân tích người cô trong cuộc đối thoại giữ bà ta và chú bé Hồng

CA
28 tháng 8 2017 lúc 20:29

Qua đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) người bà cô bộc lộ bản chất là một kẻ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc đó.

Nhân vật bà cô trong đoạn trích nói riêng và toàn bộ tác phẩm nói chung mang giá trị hiện thực sâu sắc. Nó ẩn chứa sức mạnh tố cáo hạng người giả dối, tàn nhẫn, mất hết sự trắc ẩn của tình người, tình máu mủ.. Đồng thời, nó cùng khẳng định tấm lòng đồng cảm, yêu thương của nhà văn đối với những số phận bất hạnh trong xã hội phong kiến nửa thực dân xưa.


Bình luận (0)
DT
28 tháng 8 2017 lúc 20:47

Qua cuộc đối thoại giữa hai cô cháu ở phần thứ nhất của thân bài, nhân vật bà cô hiện lên là một người phụ nữ mang tâm địa độc ác.

Mở đầu câu chuyện, bà cô gọi bé Hồng, cười hỏi: “Mày có muốn vào Thanh Hóa với mẹ mày không?”. Sao lại cười hỏi mà không phải là lo lắng hỏi, nghiêm trang hỏi, hoặc âu yếm hỏi,...? Nụ cười nửa miệng và câu hỏi thăm dò kia tưởng đã chạm tới nỗi nhớ và tình thương mẹ của chú bé khốn khổ. Nhưng không, chỉ trong giây lát, Hồng đã “nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia”. Điều đó nghĩa là bề ngoài, bà cô ra vẻ quan tâm đến tình cảm mẹ con của đứa cháu côi cút, thực chất bên trong bà ta chỉ gieo rắc vào đầu đứa trẻ nỗi hoài nghi, rồi ruồng rẫy người mẹ đang phải tha hương cầu thực. Sau khi nghe cháu đáp: “Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”, một lời đáp cứng cỏi, đầy niềm tin đối với mẹ, thì bà cô hỏi luôn, giọng ngọt, kèm theo cái nhìn bằng đôi mắt long lanh, chằm chặp: “Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!”. Nói câu này, bà cô như ngầm báo với Hồng rằng mẹ của chú bé đã thay lòng đổi dạ, không thương con, không gắn bó với gia đình như trước nữa. Khi thấy cháu im lặng, cúi đầu xuống đất, bà cô hẳn biết rằng lòng cháu đang thắt lại. Nhưng bà vẫn chưa tha, tiếp tục cười mà nói: “Mày ... cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ”. Cái cử chỉ vỗ vai, cái nụ cười và lời nói ấy mới giả dối, độc ác làm sao! Điều này chứng tỏ bà ta cố ý lôi đứa cháu đáng thương vào một trò chơi cay độc của người lớn. Đến đây, bà cô không chỉ cay độc, mà còn châm chọc, nhục mạ cháu. Thật cay đắng biết bao khi niềm tin và tình mẫu tử bị người khác - lại chính là cô mình, người gắn bó với mình bằng tình máu mủ — cứ xăm xoi hành hạ. Nguyên Hồng đã kể lại vô cùng chân thực nỗi đau của đứa trẻ bị hành hạ bằng một giọng văn trĩu nặng tình đời: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn”. Cái ý định nói xấu người mẹ, chia rẽ tình mẹ con của nhân vật bà cô, như vậy đã đến đích. Song cô ta vẫn chưa thỏa lòng. Cả đến khi chú bé phẫn uất, nức nở cười dài trong tiếng khóc, bà cô vẫn không mảy may xúc động. Bà ta như vô cảm, lạnh lùng và có phần thích thú trước nỗi đắng cay như bị xát muối trong lòng của đứa cháu. Bà ta cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe... Tình cảnh túng quẫn, hình ảnh gầy guộc rách rưới của người mẹ chú bé được bà cô miêu tả một cách tỉ mỉ với vẻ thích thú rõ rệt. Cho đến khi nhìn thấy đứa cháu nghẹn lời, khóc không ra tiếng, bà cô mới đổi giọng nghiêm nghị và vỗ vai an ủi cháu, tỏ một chút xót thương người anh trai vừa khuất, thương hại người chị dâu khổ sở, nói tới ngày giỗ anh, nói tới việc nhắn chị dâu về, nói tới cái sĩ diện của đứa cháu,...Vài lời vớt vát cuối cùng ấy tuy làm dịu đi đôi phần nỗi đau tình mẫu tử trong tâm hồn chú bé Hồng, nhưng không xóa nổi những nét bản chất trong tính cách nhân vật bà cô. Đó là một người phụ nữ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Khắc họa nhân vật một bà cô như thế, nhà văn Nguyên Hồng đã chân thành và mạnh dạn phê phán những người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ, ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến bấy giờ. Câu tục ngữ cổ xưa của cha ông ta “Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng” dường như đã ứng nghiệm trong nhân vật bà cô ở đoạn trích này.

Đọc văn Nguyên Hồng, suy ngẫm về lời cha ông, chúng ta mong rằng những bà cô của chúng ta ngày nay sẽ khác những bà cô ngày xưa....

Bình luận (0)
MC
29 tháng 8 2017 lúc 5:56

Lời hỏi lần thứ nhất: “Hồng mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?...

=> Nét mặt khi cười rất kịch, giọng nói rất cay độc. Gợi dậy nỗi đau của chú bé, để nói xấu về người mẹ.

Lời hỏi thứ hai: “Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?”

=> Mỉa mai, chế giễu mẹ cậu bé, dù biết rằng mẹ cậu rất nghèo khổ nhưng vẫn cố tình nói mỉa.

Lời nói lần thứ ba: “Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa và thăm em bé chứ!”

Tươi cười khi nói về tình cảm thảm thương của mẹ chú bé “ăn mặc rách rưới, mặt xanh bủng, người gầy rạc. Trong lúc cậu bé đau đớn phẫn uất nước mắt ròng ròng.

=> Đánh vào nỗi đau đớn trong lòng cậu bé, nhằm chia rẽ tình mẹ con; gieo rắc trong đầu cậu bé Hồng những hoài nghi để cậu khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Cười cợt trên nỗi đau khổ của cháu bé; nhục mạ hoàn cảnh đáng thương của người mẹ dâu góa bụa; nghèo khổ đang tha phương cầu thực kiếm sống ở phương xa.

== > Bà cô là người độc ác; nham hiểm, sống tàn nhẫn không có lòng vị tha, bao dung. Bà cô đại diện cho những thành kiến; những hủ tục đầy đọa người phụ nữ trong xã hội cũ.

Bình luận (0)
BT
30 tháng 8 2017 lúc 18:55

tham khảo bài mk nha!

Qua cuộc đối thoại giữa hai cô cháu ở phần thứ nhất của thân bài, nhân vật bà cô hiện lên là một người phụ nữ mang tâm địa độc ác. Mở đầu câu chuyện, bà cô gọi bé Hồng, cười hỏi: “Mày có muốn vào Thanh Hóa với mẹ mày không?”. Sao lại cười hỏi mà không phải là lo lắng hỏi, nghiêm trang hỏi, hoặc âu yếm hỏi,...? Nụ cười nửa miệng và câu hỏi thăm dò kia tưởng đã chạm tới nỗi nhớ và tình thương mẹ của chú bé khốn khổ. Nhưng không, chỉ trong giây lát, Hồng đã “nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia”. Điều đó nghĩa là bề ngoài, bà cô ra vẻ quan tâm đến tình cảm mẹ con của đứa cháu côi cút, thực chất bên trong bà ta chỉ gieo rắc vào đầu đứa trẻ nỗi hoài nghi, rồi ruồng rẫy người mẹ đang phải tha hương cầu thực. Sau khi nghe cháu đáp: “Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”, một lời đáp cứng cỏi, đầy niềm tin đối với mẹ, thì bà cô hỏi luôn, giọng ngọt, kèm theo cái nhìn bằng đôi mắt long lanh, chằm chặp: “Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!”. Nói câu này, bà cô như ngầm báo với Hồng rằng mẹ của chú bé đã thay lòng đổi dạ, không thương con, không gắn bó với gia đình như trước nữa. Khi thấy cháu im lặng, cúi đầu xuống đất, bà cô hẳn biết rằng lòng cháu đang thắt lại. Nhưng bà vẫn chưa tha, tiếp tục cười mà nói: “Mày ... cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ”. Cái cử chỉ vỗ vai, cái nụ cười và lời nói ấy mới giả dối, độc ác làm sao! Điều này chứng tỏ bà ta cố ý lôi đứa cháu đáng thương vào một trò chơi cay độc của người lớn. Đến đây, bà cô không chỉ cay độc, mà còn châm chọc, nhục mạ cháu. Thật cay đắng biết bao khi niềm tin và tình mẫu tử bị người khác - lại chính là cô mình, người gắn bó với mình bằng tình máu mủ — cứ xăm xoi hành hạ. Nguyên Hồng đã kể lại vô cùng chân thực nỗi đau của đứa trẻ bị hành hạ bằng một giọng văn trĩu nặng tình đời: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn”. Cái ý định nói xấu người mẹ, chia rẽ tình mẹ con của nhân vật bà cô, như vậy đã đến đích. Song cô ta vẫn chưa thỏa lòng. Cả đến khi chú bé phẫn uất, nức nở cười dài trong tiếng khóc, bà cô vẫn không mảy may xúc động. Bà ta như vô cảm, lạnh lùng và có phần thích thú trước nỗi đắng cay như bị xát muối trong lòng của đứa cháu. Bà ta cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe... Tình cảnh túng quẫn, hình ảnh gầy guộc rách rưới của người mẹ chú bé được bà cô miêu tả một cách tỉ mỉ với vẻ thích thú rõ rệt. Cho đến khi nhìn thấy đứa cháu nghẹn lời, khóc không ra tiếng, bà cô mới đổi giọng nghiêm nghị và vỗ vai an ủi cháu, tỏ một chút xót thương người anh trai vừa khuất, thương hại người chị dâu khổ sở, nói tới ngày giỗ anh, nói tới việc nhắn chị dâu về, nói tới cái sĩ diện của đứa cháu,...Vài lời vớt vát cuối cùng ấy tuy làm dịu đi đôi phần nỗi đau tình mẫu tử trong tâm hồn chú bé Hồng, nhưng không xóa nổi những nét bản chất trong tính cách nhân vật bà cô. Đó là một người phụ nữ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Khắc họa nhân vật một bà cô như thế, nhà văn Nguyên Hồng đã chân thành và mạnh dạn phê phán những người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ, ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến bấy giờ. Câu tục ngữ cổ xưa của cha ông ta “Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng” dường như đã ứng nghiệm trong nhân vật bà cô ở đoạn trích này. Đọc văn Nguyên Hồng, suy ngẫm về lời cha ông, chúng ta mong rằng những bà cô của chúng ta ngày nay sẽ khác những bà cô ngày xưa....

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TM
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
IN
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết