Văn bản ngữ văn 8

LM

Phân tích khổ thơ thứ 5 của bài Nhớ rừng để làm rõ khát vọng tự do mãnh liệt của con hổ

NN
19 tháng 1 2018 lúc 20:45

Ở đoạn cuối cùng, giọng thơ da diết đã đúc kết nỗi niềm tâm sự của chúa sơn lâm:

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị,
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của Thế Lữ đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Tâm trạng của con hổ bị giam cầm cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam đang sống trong cảnh nô lệ bị nhục nhằn tù hãm, cũng ngậm một khối căm hờn và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử. Chính vì động đến chỗ sâu thẳm của lòng người nên bài thơ vừa ra đời đã được công chúng nồng nhiệt đón nhận.

Bình luận (0)
ND
19 tháng 1 2018 lúc 20:48

Ở đoạn cuối cùng, giọng thơ da diết đã đúc kết nỗi niềm tâm sự của chúa sơn lâm:

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị,
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của Thế Lữ đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Tâm trạng của con hổ bị giam cầm cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam đang sống trong cảnh nô lệ bị nhục nhằn tù hãm, cũng ngậm một khối căm hờn và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử. Chính vì động đến chỗ sâu thẳm của lòng người nên bài thơ vừa ra đời đã được công chúng nồng nhiệt đón nhận.

Tác giả mượn lời con hổ bị nhốt chặt trong cũi sắt để nói lên một cách đầy đủ, sâu sắc tâm trạng u uất của thế hệ thanh niên trí thức Tây học vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, vô cùng bất mãn và khinh ghét thực tại bất công, ngột ngạt của xã hội đương thời. Họ muốn phá tung xiềng xích nô lệ để "cái tôi" tự do được khẳng định và phát triển. Nhiều người đọc bài thơ Nhớ rừng, cảm thấy tác giả đã nói giùm họ nỗi đau khổ của thân phận nô lệ. Về mặt nào đó, có thể coi đây là một bài thơ yêu nước, tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước trong văn chương hợp pháp đầu thế kỉ XX.

Thế Lữ đã chọn được một hình ảnh độc đáo, thích hợp với việc thể hiện chủ đề bài thơ. Con vật oai hùng được coi là chúa tể sơn lâm, một thời oanh liệt, huy hoàng ở chốn nước non hùng vĩ nay bị giam cầm tù hãm tượng trưng cho người anh hùng chiến bại. Cảnh đại ngàn hoang vu tượng trưng cho thế giới tự do rộng lớn. Với hình ảnh chứa đựng ý nghĩa thâm thúy đó, Thế Lữ rất thuận lợi trong việc gửi gắm tâm sự của mình trước thời cuộc qua bài thơ. Ngôn ngữ thơ đạt tới độ điêu luyện, tinh tế, nhạc điệu du dương, lúc sôi nổi hào hùng, lúc trầm lắng bi thiết, thể hiện thành công nội dung tư tưởng của bài thơ.

Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, thi hứng cuồn cuộn tuôn trào dưới ngòi bút thi nhân. Đây là đặc điểm tiêu biểu của bút pháp lãng mạn và cũng là yếu tố cốt lõi làm nên sức lôi cuốn mạnh mẽ, chi phối các yếu tố nghệ thuật khác của bài thơ. Bài thơ Nhớ rừng sống mãi trong lòng người đọc. Nhắc đến Thế Lữ, người ta nhớ tới Nhở rừng. Là thi sĩ, chỉ cần điều đó cũng đủ sung sướng, hạnh phúc và mãn nguyện.

Bình luận (0)
BH
20 tháng 1 2018 lúc 11:18

Ở đoạn cuối cùng, giọng thơ da diết đã đúc kết nỗi niềm tâm sự của chúa sơn lâm:

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị,
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của Thế Lữ đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Tâm trạng của con hổ bị giam cầm cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam đang sống trong cảnh nô lệ bị nhục nhằn tù hãm, cũng ngậm một khối căm hờn và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử. Chính vì động đến chỗ sâu thẳm của lòng người nên bài thơ vừa ra đời đã được công chúng nồng nhiệt đón nhận.

Tác giả mượn lời con hổ bị nhốt chặt trong cũi sắt để nói lên một cách đầy đủ, sâu sắc tâm trạng u uất của thế hệ thanh niên trí thức Tây học vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, vô cùng bất mãn và khinh ghét thực tại bất công, ngột ngạt của xã hội đương thời. Họ muốn phá tung xiềng xích nô lệ để "cái tôi" tự do được khẳng định và phát triển. Nhiều người đọc bài thơ Nhớ rừng, cảm thấy tác giả đã nói giùm họ nỗi đau khổ của thân phận nô lệ. Về mặt nào đó, có thể coi đây là một bài thơ yêu nước, tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước trong văn chương hợp pháp đầu thế kỉ XX.

Thế Lữ đã chọn được một hình ảnh độc đáo, thích hợp với việc thể hiện chủ đề bài thơ. Con vật oai hùng được coi là chúa tể sơn lâm, một thời oanh liệt, huy hoàng ở chốn nước non hùng vĩ nay bị giam cầm tù hãm tượng trưng cho người anh hùng chiến bại. Cảnh đại ngàn hoang vu tượng trưng cho thế giới tự do rộng lớn. Với hình ảnh chứa đựng ý nghĩa thâm thúy đó, Thế Lữ rất thuận lợi trong việc gửi gắm tâm sự của mình trước thời cuộc qua bài thơ. Ngôn ngữ thơ đạt tới độ điêu luyện, tinh tế, nhạc điệu du dương, lúc sôi nổi hào hùng, lúc trầm lắng bi thiết, thể hiện thành công nội dung tư tưởng của bài thơ.

Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, thi hứng cuồn cuộn tuôn trào dưới ngòi bút thi nhân. Đây là đặc điểm tiêu biểu của bút pháp lãng mạn và cũng là yếu tố cốt lõi làm nên sức lôi cuốn mạnh mẽ, chi phối các yếu tố nghệ thuật khác của bài thơ. Bài thơ Nhớ rừng sống mãi trong lòng người đọc. Nhắc đến Thế Lữ, người ta nhớ tới Nhở rừng. Là thi sĩ, chỉ cần điều đó cũng đủ sung sướng, hạnh phúc và mãn nguyện.

Bình luận (0)
LM
19 tháng 1 2018 lúc 20:23

Nguyễn Hải ĐăngTrần Thọ ĐạtBích Ngọc Huỳnhnguyen minh ngocThảo Phương BFF_1234Trần Nguyễn Bảo QuyênLê T. TrangCông chúa ánh dương

Thảo Phương

help mekhocroi

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
KT
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
PX
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết
CN
Xem chi tiết