Vợ chồng A Phủ - (Trích - Tô Hoài)

AD

Phân tích hình tượng nhân vật Mị trong đoạn "Trong bóng tối, mị đứng im lặng đến đau đứt từng mảnh thịt "và nhận xét cái nhìn về người nông dân của nhà văn Tô Hoài

PT
15 tháng 5 2021 lúc 10:00

TK ạ

Nếu đoạn đời sống trong địa ngục trần gian ở Hồng Ngài là sự giao tranh âm ỉ quyết liệt giữa số phận bi thảm và sức sống tiềm tàng của Mị, thì cảnh Mị bị A Sử trói đứng vào cột nhà trong bóng tối có thể xem như là hình ảnh thu nhỏ cô đúc và thấm thía của cuộc giao tranh đó. Chỉ có điều nó lại diễn ra trong tâm trạng chập chờn nửa mê, nửa tỉnh của cô gái, và Tô Hoài, như đã nhập thân vào nhân vật để viết nên một đoạn văn thật tinh tế, sâu sắc “Trong bóng tối... không bằng con ngựa”.

 

     Giữa đoạn văn là một câu rất ngắn, chỉ có bốn chữ: Mị vùng bước đì. Trên là âm thanh tiếng sáo, dưới là tiếng chăn ngựa. “Mị vùng bước đi” như một cái bản lề khép mở hai thế giới, hai tâm trạng: thế giới của ước mơ với tiếng sáo rập rờn trong đầu và thế giới của hiện thực với tiếng chân ngựa đạp vào vách, tâm trạng của một cô Mị đang mê man chập chờn theo tiếng sáo gọi bạn tình. Tinh và tâm trạng cùa một cô Mị đã tỉnh đang “thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. Thật cô đúc mà thấm thía. Kiệm lời mà hàm chứa biết bao ý nghĩa.

 

    Tiếng sáo- ước mơ- sức sống của Mị. ‘Mị vùng bước đi”. Cảu văn ngỡ như không đúng mà lại rất đúng, lại tinh tế và rất sâu sắc. Làm sao Mị có thể vùng bước đi khi đã bị trói bằng cả một thúng sợi đay? Nhưng Mị đã vùng bước đi như một kẻ mộng du, như không biết mình đang bị trói. Bởi Mị đang sống với ước mơ, bằng ước mơ chứ không phải với hiện thực, bằng hiện thực. Mị đang sống với tiếng sáo của những đêm tình mùa xuân ngày trước, đang muốn tìm lại tuổi trẻ, tuổi xuân, tình yêu, hạnh phúc của mình. Hơi rượu còn nồng nàn, trong đầu Mị vẫn rập rờn tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi Chính cái tiếng sáo ấy đã gọi Mị vùng bước đi về với cuộc sống thật của mình đã bị cướp mất trong cái địa ngục trần gian này. Mới biết sức sống tiềm tàng, mãnh liệt đến nhường nào. Sức sống ấy khiến cô quên đi tất cả  sự thực xung quanh, không thấy, không nghe A Sử nói, không biết cả mình đang bị trói chỉ còn biết có tiếng sáo, chỉ còn sống với tiếng sáo, mê man chập chờn - trong tiếng sáo. Xây dựng nên cái tâm trạng mê man như một kẻ mộng du đi theo tiếng sáo. Tô Hoài đã nói lên rất rõ và sâu sắc cái sức sống mãnh liệt đang trào dâng trong lòng cô lúc bấy giờ. Và tiếng sáo đã thành một biểu trưng sâu sắc và gợi cảm cho ước mơ và sức sống của Mị.

 

    Tiếng chân ngựa: hiện thực - số phận của Mị “Mị vùng bước đi”. Nhưng tay chân đau không cựa được. Tiếng sáo tắt ngay ước mơ tan biến, và hiện thực trần trụi, phũ phàng hiện ra: chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đập vào vách. Mị đã tỉnh hẳn khi dây trói thít chặt lại, đau nhức, và cay đắng nhận ra số phận của mình không bằng con ngựa. Cái dây trói kia chỉ làm đau thể xác. nhưng cái tiếng chân ngựa này mới thực sự xoáy sâu Váo nỗi đau tinh thần của Mị khi nó gợi lên một sự so sánh thật nghiệt ngã, xót xa: thân người mà không bằng thân trâu ngựa?! Tiếng chân ngựa đá vào vách một biếu trung giàu ý nghĩa cho hiện thực và số phận của Mị.

 

    Với ngòi bút miêu tả tinh tế, sâu sắc của Tô Hoài trong miêu tả tâm trạng nhân vật ớ hai cảnh đối lập nhau: mê man chập chờn theo tiếng sáo như một kẻ mộng du dẫn đến hành động “vùng tỉnh lại và cay đắng xót xa “thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa hai tám trạng ấy tiếp nối nhau trong sự phát triển biện chứng để hoàn chỉnh chân dung và số phận nhân vật. Sâu sắc trong những chi tiết giàu ý nghĩa, đặc biệt là hai biểu trưng “ tiếng sáo” và “tiếng chân ngựa” đối lập nhau và đầy ấn tượng.

 

     Đoạn văn ngắn mà bật nối được bức tranh tối - sáng của nhân vật (số phận và sức sống) một cách sinh động, gợi cảm và có chiều sâu, khiến ta càng hiểu thêm nhân vật, bút pháp Tô Hoài và nhất là tấm lòng đồng cảm yêu thương của nhà văn đối với nhân vật của mình. Đó là một trong những đoạn văn hay nhất, in đậm phong cách Tô Hoài trong truyện ngắn này.

Bình luận (0)
ND
19 tháng 5 2021 lúc 10:45

Tô Hoài cùng với Nam Cao, Kim Lân, đều là những nhà văn hiện thực nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam hiện đại, để lại nhiều những tác phẩm có giá trị nhân văn, phản ánh hiện thực xã hội một cách khách quan và nhiều xúc cảm, đau đớn, xót xa, thương cảm, yêu thương,… Nếu như bản thân Nam Cao hay Kim Lân cả trước và sau cách mạng đều tập trung vào đề tài người nông dân, trí thức tiểu tư sản vùng đồng bằng Bắc Bộ, thì Tô Hoài lại được xem là nhà văn hiện thực của vùng miền núi phía Bắc nước ta, bằng một tấm lòng thiết tha, gắn bó, ngòi bút cảm thông sâu sắc với số phận của những con người khốn khổ chịu sự áp bức, bóc lột của cả cường quyền và thần quyền phong kiến tàn ác. Đặc biệt, điểm sáng trong đề tài của Tô Hoài còn nằm ở việc ông tập trung vào số phận của những người phụ nữ vùng cao, ông vừa khai thác cuộc đời bất hạnh, vừa làm nổi bật cả những vẻ đẹp trong tâm hồn họ, đồng thời Tô Hoài cũng dần hé mở những lối thoát, giải phóng cho nhân vật của mình bằng những định hướng về một cuộc đời khi cách mạng về. Một trong những tác phẩm thành công nhất của Tô Hoài chính là Vợ chồng A Phủ, với nhân vật Mị, một người phụ nữ có số phận đớn đau, cam chịu, sau cùng lại vùng dậy đấu tranh để tìm lại cuộc đời, tìm lại tự do.

 Mị là một người phụ nữ đại diện cho nhiều người phụ nữ khác Hồng Ngài, cũng như ở cả vùng núi rừng Tây Bắc. Dưới ngòi bút của Tô Hoài, nhân vật Mị hiện lên là một cô gái xinh đẹp, lại có tài thổi sáo rất hay, thuở còn xuân Mị được biết bao nhiêu trai bản theo đuổi, đứng đến nhẵn cả góc nhà chỗ đầu giường Mị nằm. Thế nhưng Mị sinh ra trong một gia đình nghèo khó, cha Mị vì lấy mẹ Mị mà phải đi vay nợ, món nợ với nhà thống lý Pá Tra mà cho đến đời Mị vẫn không thể trả hết. Thành thử, Mị phải chấp nhận số kiếp làm con dâu gán nợ, gả làm vợ của A Sử, con trai thống lý Pá Tra. Mà dưới chế độ cường quyền thần quyền đàn áp thì cuộc đời của người con dâu gán nợ, nó khốn nạn lắm, Mị nào được hưởng cảnh sung sướng của một cô con dâu nhà giàu, mà trái lại phải nai lưng ra làm lụng quanh năm ngày tháng, đầu tắt mặt tối không khác gì một nô lệ để trả nợ cho cha.

Những tưởng rằng, cuộc đời của Mị sẽ chỉ mãi nằm trong cái vòng luẩn quẩn bế tắc ấy và cái lòng ham sống, cái sự phản kháng vùng vẫy của Mị đã chết hẳn từ mấy năm trước rồi. Nhưng không, nó vẫn âm ỉ, tiềm tàng nằm thật sâu trong lòng Mị, được bao bọc xung quanh bởi những lớp chai cứng xù xì, dưới lớp tro tàn tàn nguội lạnh để chờ thời cơ nổi dậy. Mùa xuân đến người ta đang nô nức, hào hứng chuẩn bị đón Tết, phụ nữ phơi váy hoa khắp nơi, đám trẻ nô đùa chơi quay, và có tiếng sáo ai rủ bạn đi chơi thấp thoáng. Chính cái tiếng sáo thiết tha, bồi hồi ấy đã thức dậy trong tâm hồn Mị một chút niềm vui sống, thường ngày Mị chẳng thiết nói năng, thế mà nay Mị lại nhẩm hát theo tiếng sáo du dương. Đó là dấu hiệu cho sự thức tỉnh của lòng ham sống, ham vui, ham hạnh phúc trong Mị. Ngày Tết người ta uống rượu, Mị cũng uống “uống ừng ực từng bát” như thể muốn trút hết những uất ức, thống khổ trong lòng một cách thống khoái, mạnh mẽ. Thế rồi Mị lặng người nhìn người ta nhảy múa vui chơi, Mị lại nhớ về những ngày còn ở với cha mẹ, Mị cũng có những ngày tháng tươi đẹp như thế. Mị chợt nhớ mình còn biết thổi sáo, thổi lá cũng rất hay. Mị uống rượu và thổi sáo, Mị tận hưởng cuộc sống, tự tạo dựng lại cho mình những niềm vui ngày xuân để quên đi cái sầu khổ, đớn đau suốt mấy năm qua của mình. Tâm hồn Mị dần dần sống lại một cách chậm rãi, Mị bắt đầu ý thức được mình còn trẻ trung, vẫn còn khao khát những niềm vui của cuộc sống. Có lẽ rằng chính cái âm thanh tiếng sáo gọi bạn đầu làng, cái âm thanh của sự sống cứ văng vẳng bên tai Mị, đã hâm nóng lại ngọn lửa thanh xuân trong lòng cô, khiến “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết”. Mị lại sửa soạn áo quần, tóc tai và muốn ra ngoài hòa vào không khí vui nhộn của dịp Tết, hòa nhập với xã hội. Nhưng đau đớn thay, bấy nhiêu những hớn hở, khao khát của Mị đã bị người chồng A Sử dập tắt, nó trói Mị chặt cứng vào cột nhà khiến cô không thể động đậy. Lúc này đây mấy thấy cái tấm lòng ham sống, khao khát tự do của Mị được bộc lộ một cách mãnh liệt và sâu sắc. Một người vốn đã chai lì cảm xúc, quen bị hành hạ, quen lao động nặng nhọc quanh năm, thờ ơ với cái chết, thế mà lại bắt đầu sợ. Mị nghĩ đến nhà này cũng có một người đàn bà bị trói vào cột đến chết, “Mị sợ quá, Mị cựa quậy xem mình còn sống hay đã chết. Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau từng mảnh thịt”. Lúc này đây Mị sợ chết tức là lòng ham sống của Mị còn mãnh liệt lắm, Mị thấy đau đớn tức là tâm hồn Mị đã dần dà sống lại, cũng biết buồn biết khổ, chứ không còn chai sạn như trước nữa. Mị đã sống lại một cách hoàn toàn cả về tâm hồn lẫn thể xác.

 Cuộc gặp gỡ với A Phủ, có lẽ chính là định mệnh, là bước ngoặt lớn cho sự phản kháng và việc giành lấy tự do của Mị sau khi tâm hồn nhân vật này hoàn toàn thức tỉnh. Chứng kiến cảnh A Phủ bị trói giữa sân, bị bỏ đói, bị đánh đập chỉ vì làm mất một con bò, nhưng ban đầu Mị vẫn thản nhiên, thổi lửa hơ tay, dường như lòng người đàn bà này lại quay trở về cái vẻ chai sạn, chết hết mọi xúc cảm như trước kia. Thế nhưng sự bình tĩnh, im lặng ấy lại chính là dấu hiệu, sự chuẩn bị cho một quá trình phản kháng mạnh mẽ mà không ai ngờ tới của Mị. “Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má xám đen lại” của A Phủ, như là một giọt nước cuối cùng rớt vào ly nước vốn đã đầy ăm ắp của Mị, trở thành giọt nước tràn ly. Nó đã dấy lên trong lòng người đàn bà này biết bao nhiêu là cảm xúc, Mị thấy căm giận nhà thống lý Pá Tra, chúng nó đã trói chết bao nhiêu người đàn bà như vậy, chúng nó thật độc ác, nhưng phận đàn bà làm dâu trong nhà thì muôn đời phải vậy. Còn A Phủ sao phải chịu chết như thế, Mị thấy bất bình, thấy xót xa cho một kiếp người nhưng còn chẳng bằng con bò bị mất, phải chết vì một con bò, giống như Mị phải làm trâu làm ngựa, gần như chết hẳn trong cái nhà này vì món nợ truyền kiếp của cha. Ôi sao đời Mị và đời A Phủ lại đớn đau giống nhau đến vậy, chẳng lẽ cứ nghèo khó, không quyền thế là phải chịu áp bức, đau khổ hay sao? Mị thương người đàn ông tội nghiệp đó, sắp phải chịu chết đói, chết rét, chết vì bị đánh, Mị muốn cởi trói cho A Phủ, nhưng rồi Mị cũng sợ mình sẽ là người phải chịu chết thay. Mị đã đấu tranh tư tưởng nhiều lần, rồi cuối cùng Mị ra một quyết định rất táo bạo, Mị cởi trói cho A Phủ, thì thào một tiếng “Đi ngay…”. Nhìn thấy một kẻ vốn đã gần chết tới nơi, thế nhưng lại vẫn dùng hết sức bình sinh chạy vụt xuống triền đồi, lòng Mị dường như vỡ ra cái gì đó, phải rồi, Mị đã giải thoát cho người ta thì cũng phải giải thoát cho chính mình chứ, và thế là Mị chạy vụt theo A phủ. Những câu nói cuối cùng trong đoạn trích “Cho tôi theo với, ở đây thì chết mất”, chính là minh chứng cho sự phản kháng mạnh mẽ, ý thức mưu cầu tự do, lòng ham sống, ham tự do mãnh liệt đang cháy ngùn ngụt trong lòng của người đàn bà nhiều năm vốn đã chai lì, lạnh giá.

Vợ chồng A Phủ nói chung và nhân vật Mị nói riêng chính là tấm lòng yêu thương, thông cảm, trân trọng của Tôi Hoài đối với những người con miền núi, những con người dù phải chịu nhiều những đắng cay chèn ép của thần quyền và thần quyền khắc nghiệt. Thế nhưng họ vẫn có một niềm tin, khao khát sống mãnh liệt, sức phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ, sẵn sàng đứng lên tự giải thoát cho bản thân, giành lại quyền mưu cầu hạnh phúc và tự do của bản thân. Từ đó Tô Hoài cũng nhấn mạnh tư tưởng của một nhà văn cách mạng, ấy là hướng nhân dân, những con người đang chịu cảnh lầm than thoát khỏi ách áp bức bằng con đường cách mạng, tạo dựng niềm tin của nhân dân vào tương lai tươi sáng của Đảng và nhà nước.

mỏi taylimdim

   

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DH
Xem chi tiết
VM
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
CM
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết