Bài viết số 5 - Văn lớp 8

AC

phân tích câu thơ cuối của tức cảnh pác pó giúp mk nha mai thi rồi

mình tick cho

BM
4 tháng 4 2018 lúc 23:03

'' cuộc đời cách mạng thật là sang''

tuy rằng Bác ở nơi rất cực khổ nhưng mọi thứ vẫn đầy đủ Bác cảm thấy rằng khi lm cách mạng ở bất cứ đâu bất cứ chỗ nào cx cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc

Bình luận (0)
NL
5 tháng 4 2018 lúc 10:43

“Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng”

Người đời Đường, đời Thanh (Trung Quốc) cho rằng tứ tuyệt khó nhất ở câu ba. Đại đa số các bài tứ tuyệt, chuyển ở câu ấy, có khi kết ở câu ấy, biến hóa, đổi dời câu ấy.

Từ không khí thiên nhiên: suối hang, sớm tối, chuyển qua không khí hoạt động xã hội: Đảng, sử, dịch sử Đảng... Từ những chữ cái mềm mại. suối băng, rau cháo chuyến qua bàn đá, chất đá rắn chắc. Từ những âm bằng êm đềm, chuyển qua những dấu trắc nặng (dịch), sắc (đá), hỏi (sử) đanh thép, rắn rỏi.

Chuyển nhưng rất hồn nhiên, nhẹ nhàng, chả có gì là gãy đứt với bên trên. Trong khung cảnh hang suối ấy, người xưa san thi, định Dịch “Kinh Dịch chấm son mài”. Và ngày nay Bác ngồi dịch sử Đảng. Nhưng khác nhau một vực một trời.

Tôi đã về Pác Bó. Không có tấm đá nào như bàn cả. Chỉ có tấm lòng vững như bàn thạch của người cách mạng đã nhìn đá ra bàn. Tinh thế trong nước, trên thế giới lúc ấy khá chông chênh. Nhưng chông chênh là gì thì chông chênh, dựa lên tình hình cách mạng, tấm lòng cách mạng lúc ấy, Bác vẫn tiến hành sáng tạo ra lịch sử. Dịch, chỉ là một chữ khiêm tốn của Bác đấy thôi. Bác đâu chỉ có dịch. Bác đang viết sử Việt Nam, cả sử thế giới bằng thơ lục bát dân tộc. Và Bác đang tổ chức, lãnh đạo phong trào sáng tạo nên lịch sử Việt Nam. Chữ dịch ngoài ra còn nói lên sự gắn bó với phong trào cách mạng quốc tế của Bác.

“Cuộc đời cách mạng thật là sang”

Một nhà thơ khác có thể kết thúc bằng một câu thơ tả tình, tả cảnh, chìm trong cảm tính, nhập vào cảnh vật. Bác không' thích làm văn nghệ, “Ngâm thơ ta vốn không ham”, Bác làm thơ là để nói lên ý của mình, nói trắng ra ý của mình.

Nhưng câu thơ không thẳng dựng. Câu thơ vẫn tươi mát nhẹ nhàng, vì trong ấy có một cái mỉm cười, một tí mỉm cười. Bác lạc quan, hay cười nhưng đôi lúc không tránh khỏi cười chua chát. Như thời ở nhà ngục Quảng Tây bị ghẻ, Bác bảo là “mặc áo gấm”, gãi ghẻ Bác bảo là “tựa gảy dàn”.

Lần này thì không phải thế. Lần này là cái cười hơi triết lí một chút, của một người, đã từng chứng kiến tất cả những cái sang trọng giàu có nhất trên đời, lẫn những cái cùng cực đau khổ nhất trên đời. Và bây giờ với tấm lòng từng trải nên bao dung đó, đánh giá sự vật. Ông chủ báo “Người cùng khổ” cũng là người đã từng sống trong khách sạn vương giả nhất châu Âu. Cuộc đời cách mạng thật là sang như thế là so với tất cả cuộc đời khác mà Bác đã từng chứng kiến, hay từng sống.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NU
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết
CV
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết