Văn bản ngữ văn 8

TH

Phân tích cái ''Ngông''của Tản Đà qua bài thơ ''Muốn làm thằng Cuội'' bằng 1 đoạn văn (khoảng 11-13 câu) có sử dụng thán từ gạch chân

MT
8 tháng 1 2018 lúc 20:25

Viết một đoạn văn có nội dung trao đổi với bạn về phương pháp học tập trong đó có sử dụng bốn kiểu câu phân loại theo mục đích nói đã học

Bình luận (1)
LD
8 tháng 1 2018 lúc 20:27

bạn tham khảo nhé ^^

Phân tích cái ngông của nhà thơ Tản Đà trong bài thơ Muốn làm thằng cuội

Bình luận (0)
ND
8 tháng 1 2018 lúc 21:28

Bài thơ viết theo thể Đường luật thất ngôn bát cú. Niêm luật đầy đủ, đối ý, đôi thanh chặt chẽ và cân đôi. Nhưng ngay từ câu đầu, bằng lời lẽ tự nhiên, nhà thơ bộc lộ tâm sự trong lời than thở “buồn lắm”! Nhưng phải đọc cả hai câu đầu mới thấy cái buồn của nhà thơ là vì lẽ gì? Than thở với ai? Và ở thời điểm nào?

Ta hãy đọc câu 1 và 2:

Đêm thu buồn lắm Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi.

Thì ra vào một đêm thu, có trăng sáng, nhà thơ bị nỗi buồn nơi trần thê xâu xé, nên ngẩng lên phàn nàn với chị Hằng!

Như thế đã “buồn” lại “chán” nữa, nhưng tìm hiểu một số ý trong hai câu thơ này sẽ thấy chất thơ riêng của Tản Đà. Trước hết là lí do của cái buồn. Phải chăng trong cuộc đời này chí hướng của ông không thể thực hiện? Cái “trần thê” mà nhà thơ đang sông nó ngột ngạt, nặng trĩu xuống bởi các thanh bằng “chị Hằng ơi, trần thế em nay”. Nhưng dù buồn chán, nhà thơ vẫn dùng cách xưng hô ngọt xớt “chị Hằng ơi”, thành ra giọng điệu thơ vừa ngọt ngào vừa thân thiết, xóa đi cái khoảng cách vời vợi giữa trái đất và vầng trăng. Nhưng sao không nói “chán lắm rồi” mà chỉ mới “chán nửa rồi”, một cách nói hình tượng có vẻ ỡm ờ, nhưng không sàm sỡ! vầng trăng từ xưa đến nay vốn là nguồn mạch vô tận của thơ ca. Nhưng hôm nay thì “vầng trăng” không còn để ngắm, để xúc cảm, mà để cho thi sĩ làm thân xin giúp đỡ cho ông thoát khỏi cái “trần thế” đã chán một “nửa rồi”.

Tiếp đến câu 3 và 4 vẫn là nỗi niềm tâm sự, nhưng nói rõ nguyện vọng:

Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.

Đây là lời ướm hỏi “có ai” trên ấy hay chưa, rồi mới xin bám vào cây đa để lên chơi!

Câu 4 và 5: Ta thây thi sĩ đi từng bước, lúc đầu chỉ xin lên chơi với ý nghĩa: Có bầu có bạn can chi tủi Cùng cùng mây thể mới vui.

Có nghĩa là trong cảm tưởng, nhà thơ hình dung thấy “chị Hằng” cũng đang cần có nguồn vui, cần “có bầu có bạn”!

Câu 7 và 8: Tiến thêm một bước nữa, nhà thơ muốn lên cung trăng và ở lại đó suốt đời chứ không phải chỉ lên chơi, vì hai câu kết đã nói rõ:

Rồi cứ mỗi năm rằm thúng túm,
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.



Đây là tiếng cười, nhưng cười cái gì khi trông xuống “thế gian”? Cười cái bọn bon chen ở trần thế nơi ông đã sống những ngày đi về với những giấc mộng mà trong thực tế thì rất vất vả, gian truân. Hai câu thơ cuối không còn khoảng cách “chị” và “em” nữa, mà hầu như nhà thơ đã “bá vai” chị Hằng cười sảng khoái hả hê!

Nhiều bài thơ của Tản Đà có cái ngông! Trong bài thơ này cái ngông cũng thể hiện ở nhiều câu. Trước hết là cái ngông muốn làm thằng Cuội. Hình tượng thằng Cuội trong dân gian được xem như một con người xâu (nói dôi như Cuội) thế mà nhà thơ lại không có cái điều đáng chê trách đó, vì muôn lên cung trăng! Cái ngông thứ hai là lúc đầu ông xưng hô “chị, em” cười với chị Hằng, nhưng sau đó lại lả lơi muôn kết thành “bầu, bạn”. Thật là khó hiểu hai chữ “bầu bạn”! Cái ngông thứ ba là lúc đầu ông chỉ muôn lên chơi, sau dần chuyển thành ý định ở lâu dài nơi cung quảng để mỗi năm đến rằm tháng tám “tựa nhau” trông xuống thế gian mà cười! “Tựa nhau” quả là một tư thế nam nữ có vẻ quá thân mật (nếu không muốn nói là suồng sã). Cái ngông cuối cùng là tiêng cười ngạo mạn, coi như dưới con mắt mình toàn chuyện nực cười.

Cái ngông của Tản Đà phải chăng xuất phát từ ý thức về tài năng của mình. Chả thế trong bài Tự trào ông đã viết:

Vùng đất Sơn Tây nảy một ông Tuổi chưa bao nhiêu văn rất hùng Núi Tản sông Đù ai hun đúc Bút thánh câu thần sâm vãi vung…

Nếu mấy câu thơ trên mới chỉ là khoe tài, thì hai câu dưới đây ông tự nhận là ngông:

… Bài ông hay quá ông không đỗ

Không đỗ ông càng tốt bộ ngông…

Muốn làm thằng Cuội còn có ý nghĩa sâu xa khác là chán ghét cái xã hội hiện thời, mơ ước một cõi đời “Bồng Lai ngày tháng thanh nhàn”, nơi con người không còn vướng bận, lo lắng, bon chen nữa! Tuy vậy bài thơ không để lại một cảm giác nặng nề, bi quan mà gợi cho lòng ta một nỗi buồn man mác, trong sáng… Đó cũng là yếu tô" tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ.

Thơ văn Tản Đà là cái gạch nôi giữa cổ điển và hiện đại, nổi bật trên thi đàn hợp pháp hồi đầu thế kỉ. Bài thơ Muốn làm thằng Cuội rút ra từ lập thơ Giấc mộng con in năm 1926. Tuy mới chỉ là thể hiện của một khát vọng lãng mạn đầu tiên, nhưng đây là một hồn thơ phóng khoáng, khơi nguồn cho những sáng tạo của phong trào Thơ mới như ông Hoài Thanh đã nhận định.

Cái hay của bài thơ là sức tưởng tượng dồi dào, táo bạo vừa phóng túng nhưng lại rất duyên dáng, tế nhị.

Bình luận (0)
YN
9 tháng 1 2018 lúc 16:29

Bài thơ viết theo thể Đường luật thất ngôn bát cú. Niêm luật đầy đủ, đối ý, đôi thanh chặt chẽ và cân đôi. Nhưng ngay từ câu đầu, bằng lời lẽ tự nhiên, nhà thơ bộc lộ tâm sự trong lời than thở “buồn lắm”! Nhưng phải đọc cả hai câu đầu mới thấy cái buồn của nhà thơ là vì lẽ gì? Than thở với ai? Và ở thời điểm nào?

Ta hãy đọc câu 1 và 2:

Đêm thu buồn lắm Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi.

Thì ra vào một đêm thu, có trăng sáng, nhà thơ bị nỗi buồn nơi trần thê xâu xé, nên ngẩng lên phàn nàn với chị Hằng!

Như thế đã “buồn” lại “chán” nữa, nhưng tìm hiểu một số ý trong hai câu thơ này sẽ thấy chất thơ riêng của Tản Đà. Trước hết là lí do của cái buồn. Phải chăng trong cuộc đời này chí hướng của ông không thể thực hiện? Cái “trần thê” mà nhà thơ đang sông nó ngột ngạt, nặng trĩu xuống bởi các thanh bằng “chị Hằng ơi, trần thế em nay”. Nhưng dù buồn chán, nhà thơ vẫn dùng cách xưng hô ngọt xớt “chị Hằng ơi”, thành ra giọng điệu thơ vừa ngọt ngào vừa thân thiết, xóa đi cái khoảng cách vời vợi giữa trái đất và vầng trăng. Nhưng sao không nói “chán lắm rồi” mà chỉ mới “chán nửa rồi”, một cách nói hình tượng có vẻ ỡm ờ, nhưng không sàm sỡ! vầng trăng từ xưa đến nay vốn là nguồn mạch vô tận của thơ ca. Nhưng hôm nay thì “vầng trăng” không còn để ngắm, để xúc cảm, mà để cho thi sĩ làm thân xin giúp đỡ cho ông thoát khỏi cái “trần thế” đã chán một “nửa rồi”.

Tiếp đến câu 3 và 4 vẫn là nỗi niềm tâm sự, nhưng nói rõ nguyện vọng:

Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.

Đây là lời ướm hỏi “có ai” trên ấy hay chưa, rồi mới xin bám vào cây đa để lên chơi!

Câu 4 và 5: Ta thây thi sĩ đi từng bước, lúc đầu chỉ xin lên chơi với ý nghĩa: Có bầu có bạn can chi tủi Cùng cùng mây thể mới vui.

Có nghĩa là trong cảm tưởng, nhà thơ hình dung thấy “chị Hằng” cũng đang cần có nguồn vui, cần “có bầu có bạn”!

Câu 7 và 8: Tiến thêm một bước nữa, nhà thơ muốn lên cung trăng và ở lại đó suốt đời chứ không phải chỉ lên chơi, vì hai câu kết đã nói rõ:

Rồi cứ mỗi năm rằm thúng túm,
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.

Đây là tiếng cười, nhưng cười cái gì khi trông xuống “thế gian”? Cười cái bọn bon chen ở trần thế nơi ông đã sống những ngày đi về với những giấc mộng mà trong thực tế thì rất vất vả, gian truân. Hai câu thơ cuối không còn khoảng cách “chị” và “em” nữa, mà hầu như nhà thơ đã “bá vai” chị Hằng cười sảng khoái hả hê!

Nhiều bài thơ của Tản Đà có cái ngông! Trong bài thơ này cái ngông cũng thể hiện ở nhiều câu. Trước hết là cái ngông muốn làm thằng Cuội. Hình tượng thằng Cuội trong dân gian được xem như một con người xâu (nói dôi như Cuội) thế mà nhà thơ lại không có cái điều đáng chê trách đó, vì muôn lên cung trăng! Cái ngông thứ hai là lúc đầu ông xưng hô “chị, em” cười với chị Hằng, nhưng sau đó lại lả lơi muôn kết thành “bầu, bạn”. Thật là khó hiểu hai chữ “bầu bạn”! Cái ngông thứ ba là lúc đầu ông chỉ muôn lên chơi, sau dần chuyển thành ý định ở lâu dài nơi cung quảng để mỗi năm đến rằm tháng tám “tựa nhau” trông xuống thế gian mà cười! “Tựa nhau” quả là một tư thế nam nữ có vẻ quá thân mật (nếu không muốn nói là suồng sã). Cái ngông cuối cùng là tiêng cười ngạo mạn, coi như dưới con mắt mình toàn chuyện nực cười.

Cái ngông của Tản Đà phải chăng xuất phát từ ý thức về tài năng của mình. Chả thế trong bài Tự trào ông đã viết:

Vùng đất Sơn Tây nảy một ông Tuổi chưa bao nhiêu văn rất hùng Núi Tản sông Đù ai hun đúc Bút thánh câu thần sâm vãi vung…

Nếu mấy câu thơ trên mới chỉ là khoe tài, thì hai câu dưới đây ông tự nhận là ngông:

… Bài ông hay quá ông không đỗ

Không đỗ ông càng tốt bộ ngông…

Muốn làm thằng Cuội còn có ý nghĩa sâu xa khác là chán ghét cái xã hội hiện thời, mơ ước một cõi đời “Bồng Lai ngày tháng thanh nhàn”, nơi con người không còn vướng bận, lo lắng, bon chen nữa! Tuy vậy bài thơ không để lại một cảm giác nặng nề, bi quan mà gợi cho lòng ta một nỗi buồn man mác, trong sáng… Đó cũng là yếu tô" tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ.

Thơ văn Tản Đà là cái gạch nôi giữa cổ điển và hiện đại, nổi bật trên thi đàn hợp pháp hồi đầu thế kỉ. Bài thơ Muốn làm thằng Cuội rút ra từ lập thơ Giấc mộng con in năm 1926. Tuy mới chỉ là thể hiện của một khát vọng lãng mạn đầu tiên, nhưng đây là một hồn thơ phóng khoáng, khơi nguồn cho những sáng tạo của phong trào Thơ mới như ông Hoài Thanh đã nhận định.

Cái hay của bài thơ là sức tưởng tượng dồi dào, táo bạo vừa phóng túng nhưng lại rất duyên dáng, tế nhị.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
BA
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HP
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
MV
Xem chi tiết
QM
Xem chi tiết