Đề bài : Phân tích bài thơ “Đây thôn Vỹ Dạ” của Hàn Mạc Tử

KD

Phân tích bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mạc Tử

TQ
30 tháng 4 2017 lúc 9:06
1. Mở bài :

- Vài nét về tác giả ( Là người có số phận bất hạnh; Một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào thơ mới – CLV; Ngôi sao chổi trên bầu trời thơ ca VN.)

- Vài nét về bài thơ: “Đây thôn Vĩ Dạ” ( Xuất xứ; Bài thơ được viết trong thời gian thi nhân nằm điều trị tại bệnh viện Quy Hòa – Quy Nhơn, khơi nguồn cảm xúc từ mối tình đơn phương của HMT với HTKC; Bài thơ là bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ..).

2. Thân bài :

- Về mặt nội dung:

a. Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết

+ Câu đầu là câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái: một câu hỏi hay lời trách nhẹ nhàng, lời mời mọc ân cần

+ Ba câu sau gợi lên vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ trong khoảnh khắc hừng đông. ( hình ảnh “nắng hàng cau”, “vườn tược” - bình); Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn, day dứt của tác giả

b. Khổ 2: Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa

+ Hai câu đầu bao quát toàn cảnh với hình ảnh gió, mây chia lìa đôi ngả; “dòng nước buồn hiu, hoa bắp lay” gợi nỗi buồn hiu hắt. ( bình)

+ Hai câu sau tả dòng Hương trong đêm trăng lung linh, huyền ảo vừa thực vừa mộng. Đằng sau cảnh vật là tâm trạng vừa đau đớn, khắc khoải, vừa khát khao cháy bỏng của nhà thơ

c. Khổ 3: Nỗi niềm thôn Vĩ

+ Hai câu đầu: bóng dáng người xa hiện lên mờ ảo, xa vời trong “sương khói mờ nhân ảnh” trong cảm nhận của khách đường xa

+ Hai câu cuối: mang chút hoài nghi mà lại chan chứa niềm thiết tha với cuộc đời

- Về mặt nghệ thuật:

+ Trí tưởng tượng phong phú

+ Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ…

+ Hình ảnh sáng tạo có sự hòa quyện giữa thật và ảo.

3.Kết Bài - Bao quát giá trị nội dung , nghệ thuật từ tác phẩm - Gợi liên tưởng sâu xa trong lòng bạn đọc.
Bình luận (1)
PD
29 tháng 2 2020 lúc 15:22
I. Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ 1. Mở bài

- Một vài nét đặc biệt về Hàn Mặc Tử và thơ ông.

- Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ xuất sắc nhất của Hàn Mặc Tử, được coi là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất và hay nhất của phong trào thơ Mới cũng như trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

2. Thân bài:

a. Tác giả và tác phẩm:

- Hàn Mặc Tử tên thật Nguyễn Trọng Trí, sinh năm 1912 trong một gia đình công giáo nghèo tại Quảng Bình.

- Phong cách thơ của ông có sự đan xen kết hợp giữa những hình ảnh thân thuộc, trong trẻo, thanh khiết, thiêng liêng nhất với những thứ rùng rợn, ma quái, cuồng loạn đã tạo nên một diện mạo thơ vô cùng kỳ dị và phức tạp

- Đây thôn Vĩ Dạ sáng tác năm 1938 in trong tập thơ Điên, sau đổi tên thành Đau thương, bài thơ ra đời trong hoàn cảnh mối tình đơn phương của Hàn Mạc Tử với cô gái gốc Huế rơi vào tuyệt vọng.

b. Khổ thơ đầu: Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp tràn đầy sức sống.

- “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” câu hỏi tu từ mang âm hưởng Huế, đã mở ra mạch cảm xúc cho cả bài thơ, đó có thể là lời trách móc, mời mọc của cô gái Huế, cũng có thể là lời tự vấn và dự cảm không may của chính nhà thơ về cuộc đời mình.

- “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”: Hình ảnh nắng ban mai rực rỡ, phủ đầy không gian đem đến sự ấm áp, bừng sức sống.

- “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”: Gợi ra cái sự trù phú, non tươi, mỡ màng tràn đầy sinh khí của khu vườn thôn Vĩ, từ “ai” làm cho câu thơ thêm tình tứ, có hồn hơn.

- “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”: Nỗi niềm mong nhớ của nhà thơ về cô gái Huế, người tình trong mộng bấy lâu với những nét vẽ đậm nhạt mang khung hướng “thi trung hữu họa”.

c. Khổ thơ thứ hai:

- Có sự chuyển đổi cảnh sắc và cảm xúc của nhà thơ một cách rõ ràng từ buổi sáng sớm nắng mai tràn đầy sức sống đến cảnh sông nước, trời mây tối tăm, cô đơn lạnh lẽo.

- “Gió theo lối gió mây đường mây”: Bộc lộ rõ nội tâm và dự cảm không lành của Hàn Mặc Tử trước sự chia ly, cách biệt ghê gớm của sinh tử.

- “Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”: Xóa tan đi cái mộng cảnh biêng biếc, tươi trẻ tràn ngập sức sống và hơi ấm tình người trong khổ thơ đầu, là sự bừng tỉnh của tác giả trước cảnh ngộ thê lương của bản thân, trước con đường tăm tối vô hương, vô sắc hiện hiện tại.

- Câu hỏi “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/Có chở trăng về kịp tối nay?” ẩn hiện sự lo lắng của tác giả trước sự hữu hạn của đời mình, lo rằng liệu bản thân còn kịp tận hưởng ánh trăng sáng, hay chính là cuộc đời vốn còn nhiều nuối tiếc.

d. Khổ thơ cuối:

- “Mơ khách đường xa, khách đường xa/Áo em trắng quá nhìn không ra...”: Nhận thức của tác giả trước cuộc sống trần thế, tình yêu đang dần vụt mất, chỉ để lại cho ông một nỗi cô đơn và trống trải.

- “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh/Ai biết tình ai có đậm đà?”: Nỗi đớn đau về cuộc đời thiếu vắng hơi ấm tình người và nỗi khắc khoải khôn nguôi về một tình yêu không có kết quả.

3. Kết bài:

- Đôi lời kết về Hàn Mặc Tử và Đây thôn Vĩ Dạ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
NK
Xem chi tiết