Bài 28 : Ôn tập

AN

Ôn tập học kỳ II môn lịch sử 6

Câu 1: Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào?

Câu 2: Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xuân được thành lập như thế nào?

Câu 3: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng

Câu 4: Nêu tình hình kinh tế và văn hóa Cham-pa từ thế kỉ II -X

Câu 5: Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào?

Câu 6: Em hãy trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa "Chiến thắng Bạch Đằng năm 938" của Ngô Quyền.

TL
9 tháng 5 2018 lúc 20:59

Câu 1:

- Đầu thế kỉ VI, nhà Lương đô hộ Giao Châu.
Chính quyền đô hộ chia lại nước ta thành nhiều châu huyện do người Trung Quốc cai quản.
- Phân biệt đối xử: Người Việt không được giữ những chức vụ quan trọng mà chỉ có tôn thất nhà Lương và các dòng họ lớn mới được làm.
- Đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí.

Câu 2: Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xuân được thành lập:

- Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.
- Trong vòng chưa đầy ba tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện.
- Tháng 4 năm 542, nhà Lương huy động quân sang đàn áp. Nghĩa quân chủ động kéo quân lên phía bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu.
- Đầu năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc tấn công đàn áp lần thứ hai. Quân ta chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố.

- Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội) ; thành lập triều đình với hai ban văn, võ.
Câu 3: Diễn biến cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng:

- Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải đã họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm.

- Ít lâu sau, Phùng Hưng kéo quân về bao vây phủ thành Tống Bình. Phùng Hưng chiếm được thành, sắp đặt việc cai trị.
- Phùng Hưng mất, con trai là Phùng An nối nghiệp cha. Năm 791, nhà Đường đem đại quân sang đàn áp, Phùng An ra hàng.
Câu 4: Tình hình kinh tế và văn hóa Cham-pa từ thế kỉ II -X:

*Văn hóa:

- Chữ viết: Chữ Phạn

- Tôn giáo: Đạo Phật và đạo Bà - la - môn

- Tín ngưỡng: Tục hỏa táng người chết

- Kiến trúc: Tháp Chăm, các bức tượng, chạm nổi,...

*Kinh tế:

- Đánh cá, khai thác lâm thổ sản

- Biết trồng trọt, làm thủy lợi

- Trao đổi buôn bán với nước ngoài.

- Kinh tế phát triển tương đương với cư dân các vùng lân cận.

Câu 5: Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh:

- Từ cuối thế kỉ X, nhà Đường suy yếu, Tiết độ sứ An Nam đô hộ phủ bị giáng chức.

- Đầu năm 906, được sự ủng hộ của nhân dân, Khúc Thừa Dụ đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ.

Câu 6: Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng:
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta.

- Khi nước triều lên, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, nhử giặc đuổi theo vượt qua trận địa cọc ngầm ở cửa sông Bạch Đằng.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại, quân giặc bị đánh tan.

Ý nghĩa:

+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn mưu đồ xâm lược của phong kiến phương Bắc.

+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

Bình luận (0)
DB
9 tháng 5 2018 lúc 21:01

Câu 1 : Đầu thế kỉ VI, nhà Lương đô hộ Giao Châu.
Chính quyền đô hộ chia lại nước ta thành : Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hoá), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An - Hà Tĩnh) và Hoàng Châu (Quảng Ninh).
Nhà Lương chủ trương chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao những chức vụ quan trọng.
Thứ sử Giao Châu bấy giờ là Tiêu Tư đã đặt ra hàng trăm thứ thuế: người nào trồng cây dâu cao một thước (khoảng 40 cm) đều phải nộp thuế, bán vợ đợ con cũng phải nộp thuế... Sử sách Trung Quốc thú nhận : Tiêu Tư “tàn bạo mất lòng dân”.
Câu 2 : Năm 542 Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình (Bắc Sơn Tây) hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.
Gần 3 tháng nghĩa quân chiếm hầu hết các quận huyện. Tiêu Tư bỏ thành long biên chạy về nước.
Hai lần quân Lương kéo sang đàn áp đều bị thất bại vào tháng 4 năm 542 và đầu năm 543 nghĩa quân giải phóng thêm Hoàng Châu và Hợp Phố.
Kết quả:
Mùa xuân năm 544 Lý Bí lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Lý nam đế đặt tên nước là vạn xuân đóng đô ở vùng cửa sông tô lịch (hà nội)
Thành lập triều đình với 2 ban
Ban văn tinh thiều
Ban võ phạm tu
Triệu túc giúp vua cai quản mọi việc

Câu 3 : Từ năm 766 đến 791, Phùng Hưng là hào trưởng đất Đường Lâm (xã Cao Lâm, Ba Vì, Hà Tây) đã phát động cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ triều nhà Đường. Ba anh em Phùng Hưng, Phùng Hải, Phùng Dĩnh lãnh đạo nghĩa quân nổi dậy làm chủ Đường Lâm và đánh chiếm một vùng đất rộng lớn, xây dựng thành căn cứ đánh, giặc. Cuộc khởi nghĩa kéo dài 20 năm, có thời gian đã chiếm được thành Tống Bình (Hà Nội). Ông được tôn là Bố Cái Đại Vương.

Câu 4 : Trình độ tương đương với các vùng xung quanh : công cụ bằng sắt, sử dụng trâu bò kéo cày, trồng lúa một năm hai vụ, trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá và khai thác lâm thổ sản... đều phát triển.
- Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng...
Câu 5 :

- Từ cuối thế kỉ IX, ở Trung Quốc, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra (đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào). Nhà Đường suy yếu. Lợi dụng thời cơ đó, Khúc Thừa Dụ đã tập hợp nhân dân nổi dậy.

- Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam bị giáng chức. Được sự ủng hộ của nhân dân, Khúc Thừa Dụ đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ.

Câu 6 : Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Nghiễm kinh hoàng, đành "thương khóc thu nhặt quân còn lại mà rút lui.Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược Tĩnh Hải quân. Lưu Cung cũng than rằng cái tên "Cung" của ông là xấu

Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa

Ý nghĩa : + Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. + Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

Bình luận (0)
NG
9 tháng 5 2018 lúc 21:05

C1:

- Chia nước ta thành 6 châu

- Thi hành những chính sách sau:

+) Phân biệt đối xử, không cho người Việt giữ những chức vụ quan trọng

+) Đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí

C2:

- Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình.

- Một năm sau. nhà Lương sang đàn áp cuộc khởi nghĩa nhưng bị tổn thất nặng nề.

- Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), thành lập nước Vạn Xuân, dựng kinh đô ở sông Tô Lịch, đặt niên hiệu Thiên Đức.

C3:

- Năm 776, Phùng Hưng cùng em trai dựng cờ khởi nghĩa tại Đường Lâm.

- Phùng Hưng chiếm được Tống Bình.

- Khi ông mất, con trai là Phùng An lên thay cha nối nghiệp.

- Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa => cuộc khởi nghĩa thất bại

C4:

- Kinh tế: phát triển tương đối với các vùng lân cân nhờ biết trồng trọt và làm thủy lợi, đánh bắt cá, khai thác rừng, trao đổi buôn bán với nước ngoài

- Văn hóa:

+ Có chữ viết riêng

+ Tôn giáo theo đạo Bà La Môn, đạo Phật

+ Có tục hỏa táng người chết

+ Nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc độc đáo.

+ Có quan hệ chặt chẽ từ lâu đời giữa người Chăm và cư dân Việt.

C5:

- Cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ nổi dậy khởi nghĩa.

- 905. Khúc Thừa Dụ chiếm được Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ xây dựng chính quyên tự chủ

- 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ là Tiết độ sứ

- 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Thừa Hạo lên thay cải cách tiến bộ nhân dân ủng hộ.

- Diễn biễn:

+ Cuối năm 938, Lưu Hoằng Tháo chỉ huy đoàn thuyền chiến kéo quân vào cửa biển nước ta.

+ Ngô Quyền đã cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử địch tiến sâu vào bãi cọc ngầm.

+ Khi nước rút, Ngô Quyền dốc toàn lực đánh quật trở lại.

- Kết quả

+ Quân Nam Hán thua to, rút về nước, Lưu Hoằng Tháo tử trận.

- Ý nghĩa:

+ Chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, đập tan âm mưu xâm chiếm nước ta của các nước phong kiến phương Bắc

+ Mở ra thời kì mới, xây dựng và bảo vệ nền độc lập lâu dài của Tổ Quốc.

+ Khẳng định: quyền làm chủ là của nhân dân ta trên mọi miền đất của Tổ Quốc, tạo thêm niền tin, niềm tự hào sâu sắc

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DL
Xem chi tiết
HM
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
NY
Xem chi tiết
PA
Xem chi tiết
NQ
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
DD
Xem chi tiết