Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc bùng nổ nhằm mục đích
A. lật đổ chính quyền Mãn Thanh.
B. đánh đuổi các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc.
C. cải cách kinh tế, chính trị, xã hội đưa Trung Quốc phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
D. Phản đối âm mưu xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc.
Câu 1: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam trong hoàn cảnh nào ? Qua đó em hãy rút ra kết luận Pháp xâm lược Việt Nam là tất yếu hay không tất yếu ?
Câu 2: Vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là nơi tấn công đầu tiên trong cuộc xâm lược Việt Nam (1858)? Cuộc kháng chiến của triều đình tại Đà Nẵng đã diễn ra như thế nào? Kết quả?
Câu 3: Thực dân Pháp đã đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1882) như thế nào? Ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (21/12/1873) và chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883)?
Câu 4: Trong quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, triều đình Nguyễn đã có những biện pháp gì để đối phó ? Kết quả? Em đánh giá gì về thái độ của nhà Nguyễn?
Câu 5: Trong quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhà Nguyễn đã bỏ lỡ những cơ hội nào để đánh đuổi Pháp ra khỏi lãnh thổ Việt Nam? Từ đó rút ra những nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp vào thế kỉ XIX?
Câu 6: Bằng những sự kiện lịch sử đã học em hãy chứng minh câu nói của Nguyễn Trung Trực : “ bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”
Câu 7: Phong trào Cần Vương nổ ra trong hoàn cảnh nào? Nhận xét về quy mô, lực lượng, hình thức đấu tranh và tính chất của phong trào? Tại sao chiếu Cần Vương có tác dụng thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân?
Câu 8: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã tác động như thế nào đến kinh tế và xã hội Việt Nam?
Câu 9: Nêu chủ trương, biện pháp cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh ? Từ đó hãy rút ra những mặt tích cực và hạn chế trong chủ trương và biện pháp cứu nước của hai ông?
Câu 10: Hoàn cảnh Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước? Tóm tắt hành trình của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến năm 1917?
Hết
Để bảo vệ nền độc lập của đất nước, chính sách của Xiêm là
A. đóng cửa, không cho các thương nhân nước ngoài đến Xiêm buôn bán.
B. dựa vào sự bảo trợ của Mĩ để chống sự xâm lược của Anh và Pháp.
C. cải cách duy tân đất nước theo tấm gương của Nhật Bản.
D. cải cách, mở cửa buôn bán với bên ngoài, dựa vào sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước đế quốc.
Đặc điểm chứng tỏ những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là
A.việc ứng dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp ở Nhật Bản đã đạt nhiều thành tựu to lớn.
B. sự hình thành các công ti độc quyền ở trong nước và việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược và mở rộng thuộc địa.
C. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở Nhật Bản.
D. nhiều cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra nhằm chống lại sự bóc lột của giới chủ.
Nêu tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Hành động nào chứng tổ thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam? Tại sao thực dân Pháp chọn Đà nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên?
Phân tích nguyên nhân thất bại của nhà Nguyễn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Việt nam nửa sau thế kỉ XIX. Từ đó, đánh giá về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.
Mâu thuẫn cơ bản của lịch sử thế giới cận đại làm bùng nổ chiến tranh thế giới là
A. mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản: tư sản và vô sản.
B. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau.
C. mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa và phụ thuộc với các nước đế quốc xâm lược.
D. mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản: tư sản và phong kiến.
Trình bày khái quát cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858- 1884? Anh(chị) hãy rút ra nhận xét về thời gian, lực lượng tham gia, lãnh đạo, kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến đó?
Khi các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản tích chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thế giới thì các nước Mĩ, Anh, Pháp đã làm gì?
A. Hình thành một liên minh chống chủ nghĩa phát xít
B. Thực hiện cải cách kinh tế - xã hội, tìm cách duy trì trật tự Véc-xai - Oa-sinh-tơn
C. Tăng cường đàn áp, khủng bố dã man phong trào công nhân
D. Chấp nhận đề nghị thành lập khối Đồng minh chống phát xít của Liên Xô