Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 9
Số lượng câu trả lời 4
Điểm GP 2
Điểm SP 11

Người theo dõi (4)

TP
NN
TH
QB

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Chứng minh Văn hóa Thăng long thời Lý - Trần - Hồ phong phú, đa dạng và thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc.

* Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng

- Nho giáo: là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị để xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.

- Phật giáo: được truyền bá sâu rộng vào cuộc sống tinh thần của nhân dân và được giai cấp thống trị tôn sùng. Một số nhà sư như: Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hạnh tham gia vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Một số vị vua thời Lý - Trần đã tìm đến Phật giáo.

- Đạo giáo: được truyền bá trong nhân dân, hòa nhập với tín ngưỡng dân gian.

* Giáo dục, văn học nghệ thuật

- Giáo dục: Thời Lý, năm 1070 vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu, năm 1075 nhà Lý tổ chức thi Minh Kinh bác học và Nho học tam trường.

Thời Trần: tổ chức đều đặn các kì thi, năm 1247 đặt lệ lấy "tam khôi" và mở rộng Quốc tử giám.

+ Văn học: văn học chữ Hán phát triển với hàng loạt bài hịch, bài phú nổi tiếng: Hịch tướng sĩ, Bặch Đằng giang phú....

Văn học chữ Nôm ra đời trên cơ sở từ chữ Hán và xuất hiện một số nhà thơ Nôm.

+ Nghệ thuật: Kinh đô Hoa Lư, kinh đô Thăng Long thể hiện kiểu kiến trúc độc đáo, ngoài ra còn có chùa Diên Hựu, tháp Báo Thiên...

Thành nhà Hồ đánh dấu bước phát triển của nghệ thuật kiến trúc.

Điêu khắc, sân khấu chèo, tuồng, múa rối... rất phát triển.

* KHoa học kỹ thuật

Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử lược;

Khoa học quân sự: Minh thư yếu lược...

Hồ Nguyên Trừng sáng chế súng thần cơ và đóng thuyền chiến có lầu.

* Văn hóa Thăng Long thời Lý - Trần - Hồ thể hiện tính dân tộc sâu sắc.

- Tư tưởng tôn giáo: tiếp nhận Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo từ nước ngoài, người Việt đã hòa lẫn với tư tưởng tình cảm tín ngưỡng truyền thống của mình để tạo nên lối sống và cách ứng xử riêng.

- Văn học phát triển với hàng loạt thơ ca phú hịch... magn đậm tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

- Trên cơ sở chữ Hán, chữ Phạn người Việt sáng tạo chữ viết riêng để ghi chép sáng tác thơ văn.

- Nghệ thuật: hình thành nghệ thuật dân tộc trên mọi lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc, múa rối... tinh tế, độc đáo, mang tính dân tộc.

- Khoa học kĩ thuật: có những bộ lịch sử dân tộc, địa lí lịch sử, bản đồ đất nước.

- Người Việt tiếp nhận các thành tựu khoa học kĩ thuật phương Tây, chế tạo được súng, đóng thuyền chiến.

Câu trả lời:

* Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX do ảnh hưởng của điều kiện trong nước và những tác động từ bên ngoài:

- Điều kiện trong nước:

Sau khi cơ bản bình định được Việt nam bằng quân sự, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trên đất nước ta, làm cho cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam có sự thay đổi.

+ Kinh tế: Sự thâm nhập phương thức sản xuất kinh tế tư bản vào nước ta làm tan rã dần nền kinh tế tự nhiên ở nông thôn.

+ Xã hội: làm cho các giai cấp trong xã hội có sự phân hóa, giai cấp công nhân ra đời, tầng lớp tư sản và tiểu tư sản dần hình thành… Các sĩ phu Nho học cũng có chuyển biến về tư tưởng chính trị. Họ không chỉ đọc các kinh sách Nho giáo mà đọc những cuốn sách mới của các tác giả Châu Âu, Trung Quốc…

Sự bế tắc của phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam sau khi phong trào Cần vương thất bại đòi hỏi những người yêu nước Việt nam tìm con đường cứu nước mới.

- Điều kiện bên ngoài:

Ảnh hưởng của Trung Quốc:

+ Phong trào cải cách chính trị - văn hóa ở Trung Quốc, gắn liền với Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi.

+ Cách mạng Tân Hợi (1911) nổ ra ở Trung Quốc đã ảnh hưởng đến tư tưởng của các sĩ phu Việt Nam.

Ảnh hưởng của Nhật Bản:

+ Nhật Bản sau 30 năm tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị đã trở thành một cường quốc tư bản, đánh bại được cả nước Nga Sa Hoàng năm 1905 có tiếng vang lớn trên thế giới. Các sĩ phu Việt nam nhận thấy muốn đất nước phát triển thì phải Duy tân theo Nhật, dựa vào Nhật.

Ảnh hưởng từ cách mạng Pháp với những tác phẩm của Rút-xô, Mông-te-xki-ơ được dịch sang tiến Hàn du nhập vào nước ta.

Nhiều nước phương Đông khác như Ấn Độ, Indonesia, Philippin đã bùng nổ trào lưu cải cách Duy tân theo khuynh hướng tư sản, gia nhập trào lưu “châu Á thức tỉnh”.

Những biến đổi sâu sắc về kinh tế, xã hội đầu thế kỉ XX đã tạo cơ sở bên trong cho sự tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài vào nước ta. Từ đó dẫn tới phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX.

* Tính cách mạng (điểm mới) của trào lưu cách mạng dân chủ tư sản đầu XX được thể hiện ở chỗ:

- Khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX dưới sự lãnh đạo của văn thân, sĩ phu tư sản hóa. Đây là lớp người mang tính quá độ từ hệ tư tưởng phong kiến sang hệ tư tưởng tư sản bởi họ là những sĩ phu phong kiến chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản bên ngoài. Họ đã mất niềm tin vào chế độ phong kiến, cho phong kiến là sâu mọt, là kẻ đục khoét dân, là thủ phạm làm cho đất nước suy yếu rồi mất độc lập. Họ bắt đầu có ý thức về dân chủ, dân quyền, khái niệm “dân” và “nước” gắn liều với nhau.

- Mục tiêu đấu tranh: không chỉ đánh Pháp giải phóng dân tộc mà phải gắn liền với Duy tân và thay đổi chế  độ xã hội.

- Lực lượng tham gia: không chỉ có nông dân mà có đông đảo các tầng lớp khác (công nhân, tiểu tư sản, địa chủ, phú nông).

- Hình thức đấu tranh: không chỉ hạn chế trong khởi nghĩa vũ trang mà phải kết hợp nhiều biện pháp như đoàn kết dân tộc, tiến hành phong trao cải cách sâu rộng, mà điều cốt yếu là phải nâng cao dân trí, chấn hưng dân trí, làm cho người dân ý thức được dân quyền của mình.

- Quy mô: Rộng khắp, không chỉ trong nước mà còn phát triển ra các nước bên ngoài.