Địa lý kinh tế

BL

Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong phát triển các nghành kinh tế biển ?

H24
11 tháng 6 2019 lúc 19:14
1.1. Những thuận lợi Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, có đường bờ biển dài hơn 3260 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), trong vùng biển Việt Nam có trên 400 hòn đảo lớn nhỏ, là nơi có thể cung cấp các dịch vụ hậu cần cơ bản, trung chuyển sản phẩm khai thác, đánh bắt, đồng thời làm nơi neo đậu cho tàu thuyền trong những chuyến ra khơi; chủng loại sinh vật đa dạng và phong phú với khoảng 510 loài cá trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Sự ổn định chính trị - xã hội là nền tảng vững chắc tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo đang chuyển sang giai đoạn phát triển cao theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhà nước quan tâm đầu tư cho ngành thủy sản ngày một phát triển. Nghề khai thác thủy sản đã được hình thành từ lâu. Nguồn lao động có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng, giá nhân công thấp hơn so với khu vực và thế giới. Ngành thủy sản có thị trường ổn định, sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có khả năng tích lũy mở rộng sản xuất. Nhu cầu trên thế giới ngày càng tăng, thị trường ngày càng mở rộng. Khoa học và công nghệ phát huy có tác dụng thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, có thể tạo ra các bước đột phá mới về giống, nguyên liệu, nhất là trong việc tạo luận cứ cho việc phát triển bền vững trong nhiều năm tới. 2.1. Những khó khăn Công nghiệp hóa hiện đại hóa đang là nhu cầu bức bách đối với các hoạt động đánh bắt nuôi trồng thủy sản, chế biến hàng thủy sản. Việc tổ chức đánh bắt xa bờ còn tồn tại nhiều vấn đề: điều tra nguồn lợi, xác định ngư trường, mùa vụ đối tượng đánh bắt, trang bị nghề khai thác, cỡ loại tàu thuyền đối với từng nghề. Các phương tiện đánh bắt cá đặc biệt là đánh bắt xa bờ còn khá lạc hậu, tàu thuyền công suất thấp, khả năng neo đậu trú bão chưa ổn định trong tình trạng thời tiết biến đổi thất thường. Hệ thống cơ sở hạ tầng, bến cá, chợ cá quy mô còn nhỏ chưa đáp ứng được công tác hậu cần đánh bắt cá quy mô lớn. Vấn đề phát triển kinh tế xã hội vùng biển còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, chuyển đổi cơ cấu vùng ven biển còn chậm. Trình độ công nghệ trong khai thác, nuôi trồng, chế biến nhìn chung còn lạc hậu, dẫn đến năng suất thấp giá thành cao, khả năng cạnh tranh trong hội nhập còn nhiều khó khăn và thách thức. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế do ý thức chấp hàng luật pháp của dân chưa cao. Công tác nghiên cứu khoa học và nghiên cứu sản xuất các loài giống thủy sản có giá trị kinh tế cao cũng như áp dụng những thành tựu khoa học thế giới vào sản xuất con giống, thức ăn và các giải pháp phòng trị bệnh còn yếu, nên hiệu quả sản xuất còn hạn chế. Hoạt động sản xuất vẫn còn mang tính tự cấp, tự túc, công nghệ sản xuất thô sơ, lạc hậu, sản phẩm tạo ra chất lượng chưa cao. Bên cạnh đó, ngư dân còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa hình và thủy vực phức tạp, hàng năm có nhiều mưa, bão, lũ gây ra nhiều tổn thất to lớn. Cuộc sống của người dân lao động trong nghề vẫn còn nhiều vất vả, bấp bênh do đó không tạo được sự gắn kết với nghề. Khả năng dự đoán tình hình thời tiết còn thiếu tính chính xác và kịp thời, hơn nữa khả năng truyền thông, truyền tin liên lạc còn khá hạn chế, bên cạnh đó công tác phòng vệ bảo đảm an toàn tính mạng của ngư dân đánh bắt xa bờ còn chưa hoàn thiện. Với tình hình thời tiết trên biển ngày càng biến đổi thất thường, ngư dân cần có những thông tin chính xác và kịp thời để đối phó, ứng biến kịp thời với những đe dọa từ biển cả, đe dọa nguy hiểm đến tính mạng của các ngư dân, đặc biệt là những ngư dân đánh bắt xa bờ. Thị trường ngày càng khắt khe hơn với yêu cầu vệ sinh và chất lượng cùng với những quy định chặt chẽ về quản lý sẽ là bất lợi đối với Việt Nam. Nguồn lao động tuy đông nhưng trình độ văn hóa kỹ thuật chưa cao, lực lượng được đào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ, hầu hết chỉ dựa vào kinh nghiệm do đó khó theo kịp sự thay đổi của điều kiện tự nhiên và nhu cầu thị trường. Hoạt động hỗ trợ vốn vay cho ngư dân còn hạn chế, việc này gây ra nhiều khó khăn cho người dân trong việc đầu tư vào các phương tiện đánh bắt cá. Bên cạnh đó, tình trạng ép giá hay nói cách khác giá cả thu mua chưa thực sự phù hợp theo mùa vụ của các doanh nghiệp cũng gây khó dễ cho ngư dân trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm với giá cả hợp lý. Công tác bảo hiểm tàu thuyền và bảo hiểm thân thể cho người dân đánh bắt còn nhiều hạn chế. Ý thức về những hiểm nguy từ biển cả cũng như sự cần thiết của tính đoàn kết của người dân còn chưa cao, đặc biệt là những ngư dân đánh bắt xa bờ luôn đặt đặt mình trong tình trạng nguy hiểm trong điều kiện thời tiết thất thường như hiện nay.
Bình luận (0)
H24
26 tháng 12 2020 lúc 19:34

1.1. Những thuận lợi Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, có đường bờ biển dài hơn 3260 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), trong vùng biển Việt Nam có trên 400 hòn đảo lớn nhỏ, là nơi có thể cung cấp các dịch vụ hậu cần cơ bản, trung chuyển sản phẩm khai thác, đánh bắt, đồng thời làm nơi neo đậu cho tàu thuyền trong những chuyến ra khơi; chủng loại sinh vật đa dạng và phong phú với khoảng 510 loài cá trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Sự ổn định chính trị - xã hội là nền tảng vững chắc tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo đang chuyển sang giai đoạn phát triển cao theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhà nước quan tâm đầu tư cho ngành thủy sản ngày một phát triển. Nghề khai thác thủy sản đã được hình thành từ lâu. Nguồn lao động có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng, giá nhân công thấp hơn so với khu vực và thế giới. Ngành thủy sản có thị trường ổn định, sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có khả năng tích lũy mở rộng sản xuất. Nhu cầu trên thế giới ngày càng tăng, thị trường ngày càng mở rộng. Khoa học và công nghệ phát huy có tác dụng thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, có thể tạo ra các bước đột phá mới về giống, nguyên liệu, nhất là trong việc tạo luận cứ cho việc phát triển bền vững trong nhiều năm tới. 2.1. Những khó khăn Công nghiệp hóa hiện đại hóa đang là nhu cầu bức bách đối với các hoạt động đánh bắt nuôi trồng thủy sản, chế biến hàng thủy sản. Việc tổ chức đánh bắt xa bờ còn tồn tại nhiều vấn đề: điều tra nguồn lợi, xác định ngư trường, mùa vụ đối tượng đánh bắt, trang bị nghề khai thác, cỡ loại tàu thuyền đối với từng nghề. Các phương tiện đánh bắt cá đặc biệt là đánh bắt xa bờ còn khá lạc hậu, tàu thuyền công suất thấp, khả năng neo đậu trú bão chưa ổn định trong tình trạng thời tiết biến đổi thất thường. Hệ thống cơ sở hạ tầng, bến cá, chợ cá quy mô còn nhỏ chưa đáp ứng được công tác hậu cần đánh bắt cá quy mô lớn. Vấn đề phát triển kinh tế xã hội vùng biển còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, chuyển đổi cơ cấu vùng ven biển còn chậm. Trình độ công nghệ trong khai thác, nuôi trồng, chế biến nhìn chung còn lạc hậu, dẫn đến năng suất thấp giá thành cao, khả năng cạnh tranh trong hội nhập còn nhiều khó khăn và thách thức. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế do ý thức chấp hàng luật pháp của dân chưa cao. Công tác nghiên cứu khoa học và nghiên cứu sản xuất các loài giống thủy sản có giá trị kinh tế cao cũng như áp dụng những thành tựu khoa học thế giới vào sản xuất con giống, thức ăn và các giải pháp phòng trị bệnh còn yếu, nên hiệu quả sản xuất còn hạn chế. Hoạt động sản xuất vẫn còn mang tính tự cấp, tự túc, công nghệ sản xuất thô sơ, lạc hậu, sản phẩm tạo ra chất lượng chưa cao. Bên cạnh đó, ngư dân còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa hình và thủy vực phức tạp, hàng năm có nhiều mưa, bão, lũ gây ra nhiều tổn thất to lớn. Cuộc sống của người dân lao động trong nghề vẫn còn nhiều vất vả, bấp bênh do đó không tạo được sự gắn kết với nghề. Khả năng dự đoán tình hình thời tiết còn thiếu tính chính xác và kịp thời, hơn nữa khả năng truyền thông, truyền tin liên lạc còn khá hạn chế, bên cạnh đó công tác phòng vệ bảo đảm an toàn tính mạng của ngư dân đánh bắt xa bờ còn chưa hoàn thiện. Với tình hình thời tiết trên biển ngày càng biến đổi thất thường, ngư dân cần có những thông tin chính xác và kịp thời để đối phó, ứng biến kịp thời với những đe dọa từ biển cả, đe dọa nguy hiểm đến tính mạng của các ngư dân, đặc biệt là những ngư dân đánh bắt xa bờ. Thị trường ngày càng khắt khe hơn với yêu cầu vệ sinh và chất lượng cùng với những quy định chặt chẽ về quản lý sẽ là bất lợi đối với Việt Nam. Nguồn lao động tuy đông nhưng trình độ văn hóa kỹ thuật chưa cao, lực lượng được đào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ, hầu hết chỉ dựa vào kinh nghiệm do đó khó theo kịp sự thay đổi của điều kiện tự nhiên và nhu cầu thị trường. Hoạt động hỗ trợ vốn vay cho ngư dân còn hạn chế, việc này gây ra nhiều khó khăn cho người dân trong việc đầu tư vào các phương tiện đánh bắt cá. Bên cạnh đó, tình trạng ép giá hay nói cách khác giá cả thu mua chưa thực sự phù hợp theo mùa vụ của các doanh nghiệp cũng gây khó dễ cho ngư dân trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm với giá cả hợp lý. Công tác bảo hiểm tàu thuyền và bảo hiểm thân thể cho người dân đánh bắt còn nhiều hạn chế. Ý thức về những hiểm nguy từ biển cả cũng như sự cần thiết của tính đoàn kết của người dân còn chưa cao, đặc biệt là những ngư dân đánh bắt xa bờ luôn đặt đặt mình trong tình trạng nguy hiểm trong điều kiện thời tiết thất thường như hiện nay.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NX
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
BL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
MH
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết