- Tư tưởng :
+ Tăng cường niềm tự hào cho cán bộ, đảng viên về sự lãnh đạo tài tình của Đảng, tập hợp được sức mạnh toàn dân tộc đánh bại tên đế quốc to có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất đế giới, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
+ Giúp học viện nhận thức khách quan, toàn diện về diễn biến lịch sử trong quá trình kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Từ đó làm cơ sở khoa học và tư tưởng để chống lại những quan điểm sai trái về sự lãnh đạo của Đảng kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
- Tính khoa học:
+ Giúp người học nắm rõ tri thức lịch sử về quá trình Đảng lãnh đạo kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Từ đó đánh giá về tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng trong đề ra đường lối và lãnh đạo thành công chống lại kẻ thù hùng mạnh bậc nhất thế giới thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam VIệt Nam..
+ Những kinh nghiệm lịch sử của Đảng trong lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước có ý nghĩa đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
- Kỹ năng: Giúp học viên nâng cao hiểu biết về các vấn đề, sự kiện lịch sử Đảng trên cơ sở được trang bị kỹ năng phân tích, nắm bắt vấn đề, rút ra các kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng.
- Thái độ: Tăng cường niềm tin cho đội ngũ cán bộ, đảng viên về truyền thống và những đóng góp của ĐCSVN trong sự nghiệp đấu tranh giái phóng dân tộc.
2. Yêu cầu
- Đối với giảng viên:
+ Nhuần nhuyễn kiến thức cơ bản và chuyên sâu về quá trình Đảng lãnh đạo kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
+ Nhận thức rõ mục tiêu, nhiệm vụ của chuyên đề để kết hợp tốt giữa nội dung và phương pháp sao cho có hiệu quả nhất.
+ Phương pháp: có khả năng trong tổ chức thảo luận, làm chủ các tình huống sư phạm và định hướng tốt nội dung khi thảo luận cũng như thuyết trình.
- Đối với học viên:
+ Ý thức thái độ: thực sự cầu thị, ham hiểu biết, hăng hái xây dựng bài.
+ Đọc tài liệu và giáo án của giảng viên trên Web.
+ Kỹ năng: tăng cường kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh và vận dụng những kinh nghiệm lịch sử vào thực tiễn.
B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG
- Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình kết hợp với nêu vấn đề, neo chốt kiến thức. Phương tiện dạy học: Sử dụng máy chiếu, phấn, bảng đen.
I. Mở đầu
1. Về phía Mỹ
- Mỹ chọn Việt Nam làm trọng điểm chiến lược toàn cầu, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
2. Về phía cách mạng
- Hoàn thành mục tiêu cách mạng, thống nhất đất nước bằng con đường hòa bình, nhưng đế quốc Mỹ sử dụng vũ trang đàn áp phong trào cách mạng miền Nam, buộc Đảng ta phải kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
3.Tính chất và đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
II. Các giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
1. Giai đoạn 1 (từ 7-1954 – đến hết 1960) –Từ thế giữa gìn lực lượng, chuyển sang thế tiến công, đánh bại “chiến lược trả đủa ào ạt của Aixenhao”
a. Âm mưu của Mỹ và chính quyền Sài Gòn
b. Tìm đường giải phóng miền Nam: (Nghị quyết Trung ương 6 (7-1945); Nghị quyết Bộ chính chính (6-1956); Đề cương cách mạng Miền Nam); Nghị quyết Trung ương 15 (1-1959)
c. Phong trào đồng khởi
2. Giai đoạn 2 : Đánh thắng chiến lược "chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (từ 1961 đến giữa 1965)
a. Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ
- Kế hoạch Stalây –Tâylo
- Kế hoach xây dựng ấp chiến lược
b. Đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
- Nghị quyết Trung ương 9 (tháng 12 -1963)
- Phong trào đấu tranh
+ Chiến thắng Ba Gia, Đồng Xoài, Bình Giã…)
3. Đánh thắng chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965-1968)(1 tiết)
a. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc
b. Đánh bại hai cuộc phản công chiến lược của Mỹ - ngụy (1965-1966, 1966-1967
c. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968, chiến lược "Chiến tranh cục bộ" phá sản
4. Giai đoạn 4 Đánh thắng một bước chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh", buộc đế quốc Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam (1969-1973)
a. Chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của đế quốc Mỹ
b. Đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (Nghị quyết18 (1-1970)
c. Phong trào đấu tranh
- Đánh bại cuộc hành quân Chenla 2 (Đông bắc Campuchia)
- Đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719(Đường 9 Nam Lào)
- Cuộc tiến công chiến lược 1972
5. Giai đoạn 5: Tổng tiến công và nổi dậy - giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)(30 phút)
a. Tình thế cách mạng sau Hiệp định Pari
b. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 7-1973) xác định phương hướng và biện pháp cơ bản đưa cách mạng miền Nam tiến lên, đánh đổ hoàn toàn chế độ thực dân mới của đế quốc Mỹ
c. Đảng tổ chức, lãnh đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đầu năm 1975, giải phóng miền Nam.
IV. Bài học kinh nghiệm
- Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nươc đúng đắn, sang tạo, độc lập, tự chủ.
- Nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân sáng tạo.
- Xây dựng căn cứ địa cách mạng, hậu phương kháng chiến lâu dài.
- Đoàn kết liên minh chiến đấu với lào, Campuchia.
- Đoàn kết quốc tế, phát huy sức mạnh thời đại.
- Phát huy nhân tố con người.
- Phương pháp chủ yếu: thảo luận.
C. SẢN PHẨM NGƯỜI HỌC PHẢI HOÀN THÀNH
1. Viết bài thu hoạch 4-5 trang nêu rõ nhận thức của bản thân về vai trò của Đảng trong lãnh đạo kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
2. Những hướng vận dụng bài học kinh nghiệm của Đảng kháng chiến chống Mỹ cứu nước vào thực tiễn hiện nay.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I – Khoa Lịch sử Đảng: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, (tái bản lần thứ nhất có bổ sung), 2013.
2. Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh – Trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, HN,1996
3. Viện Mác – Lênin: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tập II (1954 -1975) Nxb Chính trị quốc gia, 1995.
4. Viện Sử học : Lịch sử Việt Nam (1954 -1965), Nxb Khoa học xã hội, HN, 1995.
5. Viện Sử học : Lịch sử Việt Nam (1965 - 1975), Nxb Khoa học xã hội, HN, 1995.
6. Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì đọc lập tự do, vì chủ nghĩa ax hội, tiến lên giành thắng lợi mới, Nxb Sự Thật, Hà Nội, H, 1970.