Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

TH

Đây là những câu hỏi khó (mức vận dụng cao) các bạn có thể tham khảo nhé! Cô đăng lên đây để các bạn dễ theo dõi hơn!

Câu 34: Cách mạng tháng Tám 1945 ở VN và cách mạng Tháng Mười ở Nga năm 1917 có điểm giống nhau nào sau đây?

A. Giải phóng các dân tộc bị áp bức.

B. Góp phần chống chủ nghĩa phát xít.

C. Xóa bỏ các giai cấp bóc lột.

D. Thành lập nhà nước công nông binh.

Câu 38. Sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thành hai tổ chức cộng sản cuối năm 1929 chứng tỏ

A. việc thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam là cấp thiết.

B. phong trào công nhân bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác.

C. khuynh hướng vô sản hoàn toàn chi phối phong trào yêu nước.

D. giai cấp công nhân trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.

Câu 39. Điểm mới trong nội dung hội nghị trung ương 8 (5/1941) so với Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 là

A. thành lập ở mỗi nước một đảng riêng để lãnh đạo cách mạng.

B. Xác định quyền lợi riêng của mỗi giai cấp phải phục tùng quyền lợi toàn dân tộc.

C. Quyết định thay khẩu hiệu cách mạng ruộng đất bằng khẩu hiệu độc lập dân tộc.

D. thành lập chính quyền nhà nước công nông binh của toàn thể dân tộc.

H24
4 tháng 4 2020 lúc 20:58

Câu 34: Cách mạng tháng Tám 1945 ở VN và cách mạng Tháng Mười ở Nga năm 1917 có điểm giống nhau nào sau đây?

A. Giải phóng các dân tộc bị áp bức.

Câu 38. Sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thành hai tổ chức cộng sản cuối năm 1929 chứng tỏ

A. việc thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam là cấp thiết.

Câu 39. Điểm mới trong nội dung hội nghị trung ương 8 (5/1941) so với Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 là

B. Xác định quyền lợi riêng của mỗi giai cấp phải phục tùng quyền lợi toàn dân tộc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TL
5 tháng 4 2020 lúc 8:18

Câu 34: Cách mạng tháng Tám 1945 ở VN và cách mạng Tháng Mười ở Nga năm 1917 có điểm giống nhau nào sau đây?

A. Giải phóng các dân tộc bị áp bức.

Câu 38. Sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thành hai tổ chức cộng sản cuối năm 1929 chứng tỏ

A. việc thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam là cấp thiết.

Câu 39. Điểm mới trong nội dung hội nghị trung ương 8 (5/1941) so với Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 là

B. Xác định quyền lợi riêng của mỗi giai cấp phải phục tùng quyền lợi toàn dân tộc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
5 tháng 4 2020 lúc 13:46

34 / A

- Vì Liên Xô ăn ở tốt với ghê gớm thế thì bố con thằng phát xít nó chạy sấp mặt ấy chứ chống gì ạ :)

- Vì cải cách và xóa bỏ lớp thống trị thì tầm 10 - 12 năm sau mới hoàn thành ạ

- Chỉ Nga thành lập thôi còn Việt Nam là dân chủ cộng hòa

38/ C và A

- Bị huynh hướng vô sản hoàn toàn chi phối phong trào yêu nước và do nhiều hội như vậy ,hoạt động không đồng đều dẫn đến khả năng khỏi nghĩa thành công thấp :?

39/ B

Để em nghĩ đã ạ :)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TL
4 tháng 4 2020 lúc 20:41

Câu 34: Cách mạng tháng Tám 1945 ở VN và cách mạng Tháng Mười ở Nga năm 1917 có điểm giống nhau nào sau đây?

D. Thành lập nhà nước công nông binh.

Câu 38. Sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thành hai tổ chức cộng sản cuối năm 1929 chứng tỏ

A. việc thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam là cấp thiết.

Câu 39. Điểm mới trong nội dung hội nghị trung ương 8 (5/1941) so với Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 là

D. thành lập chính quyền nhà nước công nông binh của toàn thể dân tộc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TL
4 tháng 4 2020 lúc 20:47

Câu 39:

- Hội nghị trung ương Đảng tháng 5-1941 đã chủ trương sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp- Nhật sẽ thành lập chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

- Luận cương chính trị tháng 10-1930 không nêu ra vấn đề này. Tuy nhiên trong nội dung luận cương chỉ xác định vai trò của giai cấp công và nông dân thì không có khả năng sẽ thành lập một chính quyền có cả sự tham gia của các giai cấp khác

=> Điểm mới của Hội nghị tháng 5-1941 so với Luận cương chính trị tháng 10-1930 là thành lập một chính quyền nhà nước của toàn dân tộc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TA
5 tháng 4 2020 lúc 17:25

Câu 34: Cách mạng tháng Tám 1945 ở VN và cách mạng Tháng Mười ở Nga năm 1917 có điểm giống nhau nào sau đây?

A. Giải phóng các dân tộc bị áp bức.
Giải thích : Cách mạng tháng 8 năm 1945, lần đầu tiên nhân dân lao động Việt Nam đứng lên nắm chính quyền, lật đổ sự áp bức bóc lột của đế quốc thực dân Pháp để làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc.
Cùng với đó, cách mạng tháng Mười Nga - lần đầu tiên nhân dân Nga thực sự làm chủ đất nước và làm chủ vận mệnh của mình.

Câu 38. Sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thành hai tổ chức cộng sản cuối năm 1929 chứng tỏ :

A. việc thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam là cấp thiết.
Giải thích : Chỉ trong một thời gian ngắn ở Việt Nam đã có hai tổ chức Đảng Cộng sản được tuyên bố thành lập. Điều đó phản ánh xu thế tất yếu của phong trào đấu tranh cách mạng ở Việt Nam. Song sự tồn tại của ba tổ chức Đảng Cộng Sản hoạt động biệt lập trong một quốc gia có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của Cách mạng là cần có một Đảng thống nhất lãnh đạo. Nguyễn Ái Quốc đã đáp ứng những yêu cầu đó của lịch sử : thống nhất các tổ chức Đảng Cộng sản thành Đảng Cộng Sản duy nhất ở Việt Nam.

Câu 39. Điểm mới trong nội dung hội nghị trung ương 8 (5/1941) so với Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 là :

C. Quyết định thay khẩu hiệu cách mạng ruộng đất bằng khẩu hiệu độc lập dân tộc.

Lý do thì cho em chút thời gian để nghĩ ạ :D

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
BL
6 tháng 4 2020 lúc 9:40

Câu 34: Cách mạng tháng Tám 1945 ở VN và cách mạng Tháng Mười ở Nga năm 1917 có điểm giống nhau nào sau đây?

A. Giải phóng các dân tộc bị áp bức

Câu 38. Sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thành hai tổ chức cộng sản cuối năm 1929 chứng tỏ

C. khuynh hướng vô sản hoàn toàn chi phối phong trào yêu nước.

Câu 39. Điểm mới trong nội dung hội nghị trung ương 8 (5/1941) so với Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 là

D. thành lập chính quyền nhà nước công nông binh của toàn thể dân tộc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TH
7 tháng 4 2020 lúc 20:10

Câu 34:

+ Cách mạng tháng Tám giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách áp bức của thực dân đế quốc và phát xít mà trực tiếp là phát xít Nhật và tay sai.

+ Cách mạng tháng Mười đã giải phóng các dân tộc trong đế quốc Nga khỏi ách áp bức của chế độ chuyên chế Nga hoàng.
Đáp án B: Sai, vì cách mạng tháng Mười không chống Chủ nghĩa phát xít.
Đáp án C: Sai, vì sau cách mạng tháng Tám và cách mạng tháng Mười, các giai cấp bóc lột vẫn chưa bị xóa bỏ, ở VN vẫn chưa thực hiện cách mạng ruộng đất, ở Nga vẫn còn giai cấp địa chủ.
Đáp án D. Sai, vì sau cách mạng tháng Tám, Việt Nam thành lập chính phủ Dân chủ Cộng hòa, nhà nước Công nông (không phải công nông binh).

=> Đáp án đúng: A

Bình luận (0)
NT
9 tháng 4 2020 lúc 10:44

câu 34: A

câu 38:A

Câu 39: D

Bình luận (0)
TH
13 tháng 4 2020 lúc 23:57

Câu 38:

Đáp án đúng: A

Suy luận: Cuối năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã kết hợp với nhau, thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc, trước sự phát triển mạnh mẽ đó, đòi hỏi phải có một tổ chức lãnh đạo thống nhất ở mức độ cao hơn, trong hoàn cảnh đó, Hội VNCMTN bắt đầu bộc lộ hạn chế lịch sử của nó, không đủ sức lãnh đạo phong trào cách mạng đang lên cao, chính vì vậy, yêu cầu thành lập một chính đảng lãnh đạo đặt ra cấp thiết. Hội VNCMTN bị phân hóa là biểu hiện rõ ràng nhất của yêu cầu đó, khi các hội viên tiên tiến nhận thấy yêu cầu lịch sử đã chín.

Đáp án B. Sai, vì đó là cuộc Bãi công Ba Son năm 1925.

Đáp án C. Sai, vì khuynh hướng vô sản chỉ chi phối hoàn toàn phong trào yêu nước khi Đảng CSVN ra đời, cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại chấm dứt vai trò lịch sử của VN quốc dân đảng.

Đáp án D. Sai, vì đây là ý nghĩa của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bình luận (0)
TH
13 tháng 4 2020 lúc 23:59

Câu 39

Đáp án đúng: B
Suy luận: Trong luận cương chính trị, nêu rõ "cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền là cách mạng ruộng đất". Tức là trong Luận cương, quyền lợi của giai cấp công - nông được đặt cao hơn quyền lợi của dân tộc (giải phóng dân tộc), đây là sai lầm từ tư tưởng tả khuynh giáo điều của Quốc tế cộng sản, sau này, Đảng Cộng sản Đông Dương nhận thấy sai lầm đó, nên đã chủ trương nêu cao vấn đề giải phóng dân tộc.

Trong Nghị quyết Hội nghị chỉ rõ: cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, giải quyết hai vấn đề phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp: dân tộc giải phóng. Do vậy, chính sách mới của Đảng là phải đặt quyền lợi của bộ phận, của giai cấp dưới quyền lợi giải phóng của toàn thể dân tộc; quyền lợi của nông dân, thợ thuyền phải đặt dưới quyền lợi giải phóng, độc lập của toàn dân. Trong hội nghị trung ương 8 (5/1941) đã nêu rõ "lúc này nếu không đòi được quyền lợi cho toàn thể quốc gia dân tộc (tức vấn đề giải phóng dân tộc), thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn mãi chịu kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp (tức cách mạng ruộng đất) đến vạn năm cũng không đòi lại được".

Do vậy, HN quyết định đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Đây chính là điểm mới của HN 8 so với Luận cương.
Đáp án A sai, vì HN 8 chủ trương thành lập mặt trận riêng chứ không phải đảng riêng, đến năm 1951 mới thành lập đảng riêng.
Đáp án C sai, ngay từ HN 6 (11/1939) đã tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất chứ không phải đến HN 8 mới tạm gác, hơn nữa, trong Luận cương chính trị cũng không nêu khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. Cách mạng ruộng đất trong cương lĩnh nằm trong khái niệm cách mạng tư sản dân quyền.
Đáp án D sai, trong hội nghị 8 nêu quyết định thành lập chính phủ dân chủ cộng hòa chứ không phải chính quyền công nông. (xem 10 chính sách lớn của Việt Minh, điều 1)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
SK
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
AD
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết