Ôn tập cuối học kì I

VT

Nguyên tử A có tổng số hạt p, n, e là 82, trong đó số hạt mang điện gấp 1,733 lần số hạt không mang điện. Nguyên tử B có số hiệu nguyên tử nhiều hơn số hiệu nguyên tử A là 3.

a. Viết kí hiệu nguyên tử A, B. Viết cấu hình e của các nguyên tử A, B và ion A3+, A2+,, B+, B2+. Nêu vị trí của nguyên tố A, B trong bảng tuần hoàn.

b. Cho m gam hh A,B vào dung dịch HCl dư thu được 0,56 lít khí (đktc) và còn lại 3g rắn không tan. Tính m?

BT
29 tháng 11 2019 lúc 12:05

Gọi số p,n,e của A lần lượt là Z,N,E

\(\rightarrow\)2Z+N = 82

2Z = 1,733 N

\(\rightarrow\)Z = 26 ;N = 30

A là Fe

\(\rightarrow\) Số hiệu nguyên tử của B là : 26 + 3 = 29

\(\rightarrow\) B là Cu

Cấu hình e của Fe (A) : 1s2 2s2 2p63s2 3p6 3d6 4s2 .

Fe3+: 1s22s22p63s23p63d5.

Fe2+: 1s22s22p63s23p63d6 \(\rightarrow\) A thuộc nhóm VIIIB, Chu kì 4

Cấu hình e của Cu: 1s2 2s2 2p63s2 3p6 3d6 3d10 4s1.

Cu+: 1s2 2s2 2p63s2 3p6 3d6 3d10 .

Cu2+: 1s2 2s2 2p63s2 3p6 3d6 3d9

\(\rightarrow\) B thuộc nhóm IB, chu kì 4

b, 3 g rắn không tan chính là lượng Cu trong m gam hỗn hợp do Cu không tác dụng với HCl

PTHH: Fe + 2HCl\(\rightarrow\)FeCl2 + H2

\(\rightarrow\)nFe = nH2 = \(\frac{0,56}{22,4}\)=0,025

\(\rightarrow\)mFe = 0,025.56 = 1,4g

\(\rightarrow\)m = 3+1,4 = 4,4 g

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết
AH
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
MP
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết