Nguyên Hồng được đánh giá là nhà văn của phụ nữ và trẻ em không phải vì ông viết nhiều về nhân vật này. Điều quan trọng ông viết về họ bằng tất cả tấm lòng tài năng và tâm huyết của nhà văn chân chính. Mỗi trang viết của ông là sự đồng cảm mãnh liệt của người nghệ sỹ , dường như nghệ sỹ đã hoà nhập vào nhân vật mà thương cảm mà xót xa đau đớn, hay sung sướng, hả hê.
3.
Nguyên Hồng là nhà văn của trẻ thơ. a. Nhà văn thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc cho nỗi khổ, nội bất hạh của trẻ thơ. Nhà văn thấu hiểu nỗi thống khổ cả vạt chất lẫn tinh thần : Cả thời thơ ấu của Hồngđược hưởng những dư vị ngọt ngào thì ít mà đau khổ thì không sao kể xiết : Mồ côi cha, thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ, phải ăn nhờ ở đậu người thân. Gia đình và xã hội đã không cho em được sống cuộc sống thực sự của trẻ thơ ...nghĩa là được ăn ngon, và sống trong tình yêu thương đùm bọc của cha mẹ, người thân. Nhà văn còn thấu hiểu cả những tâm sự đau đớn của chú bé khi bị bà cô xúc phạm ... b. Nhà văn trân trọng, ngợi ca phẩm chất cao quý của trẻ thơ: Tình yêu thương mẹ sâu sắc mãnh liệt. Luôn nhớ nhung về mẹ. Chỉ mới nghe bà cô hỏi “Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mợ mày không?”, lập tức, trong ký ức của Hồng trỗi dậy hình ảnh người mẹ. Hồng luôn tin tưởng khẳng định tình cảm của mẹ dành cho mình. Dẫu xa cách mẹ cả về thời gian, không gian, dù bà cô có tính ma độc địa đến đâu thì Hồng cũng quyết bảo vệ đến cùng tình cảm của mình dành cho mẹ. Hồng luôn hiểu và cảm thông sâu sắc cho tình cảnh cũng như nỗi đau của mẹ. Trong khi xã hội và người thân hùa nhau tìm cách trừng phạt mẹ thì bé Hồng với trái tim bao dung và nhân hậu yêu thương mẹ sâu nặng đã nhận thấy mẹ chỉ là nạn nhân đáng thương của những cổ tục phong kiến kia. Em đã khóc cho nỗi đau của người phụ nữ khát khao yêu thương mà không được trọn vẹn. Hồng căm thù những cổ tục đó: “Giá những cổ tục kia là một vật như .....thôi” Hồng luôn khao khát được gặp mẹ. Nỗi niềm thương nhớ mẹ nung nấu tích tụ qua bao tháng ngày đã khiến tình cảm của đứa con dành cho mẹ như một niềm tín ngưỡng thiêng liêng, thành kính. Trái tim của Hồng như đang rớm máu, rạn nứt vì nhớ mẹ. Vì thế thoáng thấy người mẹ ngồi trên xe, em đã nhận ra mẹ, em vui mừng cất tiếng gọi mẹ mà bấy lâu em đã cất dấu ở trong lòng. c. Sung sướng khi được sống trong lòng mẹ. Lòng vui sướng được toát lên từ những cử chi vội vã bối rối từ giọt nước mắt giận hờn, hạnh phúc tức tưởi, mãn nguyện. d. Nhà thơ thấu hiẻu những khao khát muôn đời của trẻ thơ: Khao khát được sống trong tình thương yêu che chở của mẹ, được sống trong lòng mẹ.