Bài viết số 5 - Văn lớp 8

KC

Ngoài bánh chưng ra em hãy thuyết minh một số món ăn ngày tết khác

NT
31 tháng 1 2018 lúc 21:19

Mỗi khi Tết đến xuân về là dịp mà mọi người thân trong gia đình quây quần về với mâm cơm ấm áp cùng gia đình. Những món ăn truyền thống như dưa hành bánh tét luôn luôn là những món được các thành viên trong gia đình nhớ mãi. Và món thịt kho tàu hầu như được ưu ái hơn cả và thuyết minh về món ăn ngày tết thịt kho tàu được khá nhiều người tìm hiểu nhằm muốn 1 cái tết đủ vị đủ lễ. Sau đây là một số ý chính trong bài văn nên có mời chị em cùng tìm hiểu.

Thịt kho tàu, cùng với bánh tét, dưa hấu, canh khổ qua dồn thịt, đã trở thành món không thể thiếu trong thực đơn ngày Tết của người Nam Bộ.

Miếng thịt mềm rục có cả màu đỏ au của thịt nạc, trong trong của mỡ, nâu nâu của bì hầm nhừ, sóng sánh vàng ươm của nước màu chưng đường, kèm vị bùi của nước dừa xiêm, vị mặn của nước mắm đã được làm thanh đi bằng đường, thi thoảng có thêm vị hắc của chút xì dầu, điểm xuyết thêm mấy hột vịt luộc mà nước thịt ngấm đều từ trong lòng đỏ đến lòng trắng.

Món thịt kho đặt cạnh bát cơm trắng thơm nức trên bàn thờ ông bà, bên cạnh đĩa dưa chua, dường như đã thành truyền thống trong mâm cơm cúng tưởng nhớ ông bà tổ tiên.

Rất nhiều người Việt nghe nói đến kho tàu” thì đều nghĩ, món ăn này được bắt nguồn từ Trung Quốc. Tuy nhiên người Hoa lại rất ít người ăn món này.

Theo nhà văn người nam bộ Bình Nguyên Lộc, chữ "tàu", ở đây, theo nghĩa của người "miền dưới" là "lạt", như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ là hai con sông nước lợ. Như vậy thịt kho tàu không phải là thịt kho của người Trung Hoa, mà chỉ đơn giản là món thịt kho lạt.

Cũng có thuyết rằng, món thịt kho bên Tàu từ cái ông tể tướng Vương An Thạch đời Tống nghĩ ra, nhưng xem lại thì cái món thịt kho của ông, chẳng giống gì cái cách mà chúng ta thấy ở miếng thịt kho tàu xứ Việt.

Vậy hóa ra cái món thịt kho mà được cả miền Nam hâm mộ ấy, đúng như lời giáo sư Trần Văn Khê nói: món thịt kho "tàu" hóa ra lại là "ta" hoàn toàn, món Việt trăm phần trăm.

Thịt kho tàu cũng như bao món kho khác, được nấu như món ăn để lưu trữ dài ngày vào dịp Tết.

Nấu thịt kho tàu không khó, nhưng để nấu ngon, cũng không dễ chút nào. Miếng thịt mềm nhừ mà không nát, không bị quắt lại, màu thịt đỏ au ánh lên màu cánh gián, trứng vịt thấm đẫm nước thịt mà không đen, nước thịt vàng trong, không quá nhiều nước nhưng cũng không quá cạn làm khô miếng thịt.

Mỗi lần ăn có thể mang ra đun lại, càng nhiều lửa, thịt càng rục, càng mềm, càng ngon. Thịt kho tàu có thể được ăn với nhiều món, cơm trắng, dưa kiệu, dưa giá nhưng có lẽ phổ biến nhất là ăn kèm với dưa cải chua. Có lẽ vì mặn, vị ngọt, vị bùi béo của thịt kho tàu kết hợp với vị chua xen lẫn cay cay của dưa cải muối xối, tạo nên hương vị quyến rũ đến bất ngờ.

Bình luận (0)
AE
31 tháng 1 2018 lúc 21:22

Thịt kho tàu, cùng với bánh tét, dưa hấu, canh khổ qua dồn thịt, đã trở thành món không thể thiếu trong thực đơn ngày Tết của người Nam Bộ.

Miếng thịt mềm rục có cả màu đỏ au của thịt nạc, trong trong của mỡ, nâu nâu của bì hầm nhừ, sóng sánh vàng ươm của nước màu chưng đường, kèm vị bùi của nước dừa xiêm, vị mặn của nước mắm đã được làm thanh đi bằng đường, thi thoảng có thêm vị hắc của chút xì dầu, điểm xuyết thêm mấy hột vịt luộc mà nước thịt ngấm đều từ trong lòng đỏ đến lòng trắng.

Món thịt kho đặt cạnh bát cơm trắng thơm nức trên bàn thờ ông bà, bên cạnh đĩa dưa chua, dường như đã thành truyền thống trong mâm cơm cúng tưởng nhớ ông bà tổ tiên.

Rất nhiều người Việt nghe nói đến kho tàu” thì đều nghĩ, món ăn này được bắt nguồn từ Trung Quốc. Tuy nhiên người Hoa lại rất ít người ăn món này.

Theo nhà văn người nam bộ Bình Nguyên Lộc, chữ "tàu", ở đây, theo nghĩa của người "miền dưới" là "lạt", như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ là hai con sông nước lợ. Như vậy thịt kho tàu không phải là thịt kho của người Trung Hoa, mà chỉ đơn giản là món thịt kho lạt.

Cũng có thuyết rằng, món thịt kho bên Tàu từ cái ông tể tướng Vương An Thạch đời Tống nghĩ ra, nhưng xem lại thì cái món thịt kho của ông, chẳng giống gì cái cách mà chúng ta thấy ở miếng thịt kho tàu xứ Việt.

Vậy hóa ra cái món thịt kho mà được cả miền Nam hâm mộ ấy, đúng như lời giáo sư Trần Văn Khê nói: món thịt kho "tàu" hóa ra lại là "ta" hoàn toàn, món Việt trăm phần trăm.

Thịt kho tàu cũng như bao món kho khác, được nấu như món ăn để lưu trữ dài ngày vào dịp Tết.

Nấu thịt kho tàu không khó, nhưng để nấu ngon, cũng không dễ chút nào. Miếng thịt mềm nhừ mà không nát, không bị quắt lại, màu thịt đỏ au ánh lên màu cánh gián, trứng vịt thấm đẫm nước thịt mà không đen, nước thịt vàng trong, không quá nhiều nước nhưng cũng không quá cạn làm khô miếng thịt.

Mỗi lần ăn có thể mang ra đun lại, càng nhiều lửa, thịt càng rục, càng mềm, càng ngon. Thịt kho tàu có thể được ăn với nhiều món, cơm trắng, dưa kiệu, dưa giá nhưng có lẽ phổ biến nhất là ăn kèm với dưa cải chua. Có lẽ vì mặn, vị ngọt, vị bùi béo của thịt kho tàu kết hợp với vị chua xen lẫn cay cay của dưa cải muối xối, tạo nên hương vị quyến rũ đến bất ngờ.

Bình luận (0)
NN
31 tháng 1 2018 lúc 21:28

Thịt đông là lời chúc "trong trẻo vận niên, tình duyên tốt đẹp". Với gia đình tôi, thịt đông là một món đặc biệt mà ai cũng mong ngóng mỗi dịp xuân về...

Ngày tôi còn bé, hình ảnh mẹ tôi cặm cụi bên bếp lửa chuẩn bị các món ăn cho bố con tôi luôn mang đến cho tôi những thích thú lẫn xúc động sâu sắc. Nhưng khoảnh khắc khiến tôi náo nức và chờ đón nhất là những ngày Tết đến, tôi cùng các anh chị phụ bếp và xem mẹ cẩn thận nấu món thịt đông để dùng trong suốt dịp Tết.

Mẹ tôi bảo, có những món chỉ nên ăn vào dịp Tết mới đúng điệu và mới cảm nhận được đầy đủ hương vị của món ăn. Vì thế, với gia đình tôi lúc đó, thịt đông là một món đặc biệt mà ai cũng mong ngóng mỗi dịp xuân về.

Mẹ tôi nấu thịt đông rất ngon, anh cả tôi vẫn thường thắc mắc không biết mẹ làm thế nào mà nấu được món thịt đông "độc nhất vô nhị" như vậy. Ngay cả sau này khi đã lớn lên, tôi chưa gặp một ai nấu món thịt đông đặc biệt như mẹ tôi ngày xưa. Miếng thịt mềm mà không nát, miếng da heo cũng chẳng mất độ dai, lớp mỡ trong veo và miếng đông thì lại ngon tuyệt.

Cơm nóng mà gắp một miếng thịt đông thật chắc, chấm vào bát nước mắm tiêu cay nhè nhẹ, phụ hợp với vài miếng dưa cải chua thơm hăng hăng rồi thong thả nhai để cảm nhận lớp mỡ đang tan ra như một thứ kem mát dịu trên đầu lưỡi, thấm tháp cái vị ngon ngọt của miếng thịt, chao ôi là ngon!

Cũng như mẹ, giờ đây tôi lại nấu món thịt đông ngày Tết. Tôi chọn mua thịt chân giò vì phải nấu bằng chân giò thì bát thịt mới đông nhanh và đông chắc, cắt những miếng thịt vừa ăn, không to (sẽ lâu mềm) không nhỏ (sau khi mềm sẽ không đẹp).

Thêm vào nồi một ít bì thăn lợn, cho nước xâm xấp rồi nêm hạt nêm để tăng vị thơm ngon, đậm đà của món ăn. Trong suốt quá trình nấu, phải thường xuyên vớt bọt và váng mỡ để thịt trong và không bị vỡ. Cứ thế riu riu lửa cho đến khi dùng chiếc đũa xăm vào thấy thịt mềm là được.

Chuẩn bị một ít bát để múc ra. Trước khi múc cho một ít tiêu vào bát rồi mới chia thịt ra đều các bát, cuối cùng mới chan nước vào, nước chỉ sát mặt thịt và để đông rồi cho vào tủ lạnh. Ngày xưa nhà tôi không có tủ lạnh nhưng mùa xuân cao nguyên tiết trời lạnh giá nên những bát thịt đông vẫn chắc và không bị vỡ khi cắt ra dùng.

Thịt đông với nguyên liệu chính là mỡ và thịt hòa quyện, xen kẽ nhau tạo thành một bảng màu nhè nhẹ, dìu dịu chan hòa vào nhau, trong suốt như lời chúc "Trong trẻo vận niên, Tình duyên tốt đẹp". Bây giờ, những khi làm thịt đông hay ngồi gắp miếng thịt đông cho các con, tôi vẫn thầm mong các con tôi có thể cảm nhận được tâm tình và lời ước nguyện của tôi gửi gắm trong những lát thịt thơm tho, trong trẻo và mềm mướt ấy.

Tết phải có thật nhiều món ăn mới là Tết, để khi chỉ mới nghĩ đến hoặc mới nhìn đã thấy tràn ngập hương vị trong hồn, trong tâm, trên lưỡi. Riêng với tôi, thịt đông là một trang sách đầy sắc màu, hương vị và ý nghĩa trong cuốn sách lừng danh gọi là Chúc Tết.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NY
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
AT
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NG
Xem chi tiết
NG
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
PC
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết