- Thuận lợi :
+ Khí hậu nóng ẩm, tài nguyên đất phong phú và màu mỡ (nhất là đất đỏ badan và đất phù sa), mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.
+ Đông Nam Á có lợi thế về biển. Trong khu vực (trừ Lào), các quốc gia khác đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, hàng hải.
+ Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản. Vùng thềm lục địa có nhiều dầu khí, là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho phát triển kinh tế.
- Khó khăn :
+ Thiên tai thường xuyên xảy ra : bão, lũ lụt, động đất, thậm chí còn chịu cả thảm họa sóng thần…
+ Diện tích rừng bị thu hẹp do khai thác không hợp lí và do cháy rừng; nhiều loại khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt…
Nhiệt độ ngày càng tăng sẽ làm gia tăng khả năng "stress nhiệt" qua từng năm. |
Theo dự đoán của các nhà khoa học trong thời gian gần đây, sự nóng lên toàn cầu sẽ tác động đáng kể đến hiệu quả lao động và năng suất ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, trước năm 2045.
Điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ người lao động mà nó còn có những ảnh hưởng cực xấu đến nền kinh tế. Singapore và Malaysia sẽ là 2 quốc gia gánh chịu thiệt hại tồi tệ nhất, với khả năng giảm năng suất lên đến 25%. Con số này được ước tính khác nhau ở mỗi quốc gia, chẳng hạn Indonesia được dự báo giảm 21% năng suất, Campuchia cùng Philippines là 16%, Thái Lan và Việt Nam ở mức 12%.
Tác động đến Nông nghiệp và Nguồn tài nguyên thiên nhiên
Năm 2009, Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) phát hành một bản báo cáo dự đoán rằng nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên trong khu vực Đông Nam Á sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu. Theo IFAD, thời tiết khắc nghiệt như lũ lụt, hạn hán và bão, có thể ảnh hưởng đến hệ thống thủy lợi, năng suất phát triển cây trồng, suy thoái đất, mất hệ sinh thái và tài nguyên nước. Điều này sẽ có tác động xấu đến các nền kinh tế dựa vào nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên. Những tác động của khí hậu cũng sẽ đe dọa nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương, vốn gắn liền với sản xuất nông nghiệp.
Cũng trong năm đó, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã đưa ra báo cáo kinh tế về tình trạng biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á. Theo ADB, khu vực Đông Nam Á đặc biệt dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu, do dân cư tập trung đông đúc ở bờ biển, các khu nông nghiệp lớn và một số lượng không nhỏ người dân phải sống với mức chi dưới 2 USD/ngày. Tại các quốc gia Đông Nam Á, nông nghiệp chiếm 43% tổng số việc làm trong năm 2004, đóng góp 11% vào GDP trong năm 2006. Khu vực này cũng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và lâm nghiệp. Chính vì lẽ đó, việc xuất khẩu các sản phẩm từ đây có khả năng bị ảnh hưởng xấu bởi các sự kiện thời tiết khắc nghiệt.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng đưa ra dự đoán sản lượng gạo bình quân có khả năng suy giảm lên đến 50% vào năm 2100 so với 1990. Các nước như Việt Nam và Thái Lan dự kiến sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự suy giảm này. Ngoài ra, mực nước biển dâng cũng có thể khiến suy giảm 12% lượng lúa gạo sản xuất.
Tác động đến cộng đồng ven biển
Năm 2013, Ngân hàng Thế giới đã đưa ra một thông cáo báo chí, cảnh báo khí hậu ấm hơn có thể đe dọa sinh kế tại khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, sự suy thoái của các rạn san hô phần nào đó sẽ làm giảm lượng khách du lịch, giảm trữ lượng cá đồng thời khiến người dân sống tại vùng ven biển dễ bị tổn thương hơn trước những cơn bão.
Ngay sau đó vào năm 2014, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), cũng đưa ra cảnh báo rằng những người sống ở các vùng ven biển của châu Á có thể phải đối mặt với một số các tác động xấu nhất của sự nóng lên toàn cầu. Dự kiến hàng triệu người có thể sẽ bị mất nhà cửa do lũ lụt và nạn đói.
Những biện pháp
Nếu Đông Nam Á không tham gia vào các hoạt động phát triển bền vững và quản lý rủi ro thiên tai, khả năng tăng trưởng khu vực và xóa đói giảm nghèo sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi nhiều quốc gia Đông Nam Á đã có những phương án rõ ràng để giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu, còn rất nhiều việc phải làm để bảo vệ đời sống và nền kinh tế.
Theo các chuyên gia, khu vực này cần phải sử dụng một số biện pháp thích ứng, như khuyến khích giảm lượng khí thải carbon, nâng cao nhận thức cộng đồng, tài trợ thêm cho các nghiên cứu biến đổi khí hậu, tăng cường và hoạch định chính sách. Trong dài hạn, điều này có thể giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, cũng như giúp bảo vệ các nền kinh tế khu vực và sinh kế.