Bài 23 : Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII-IX

CL

nêu nguyên nhân diễn biến kết quả của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng

DH
30 tháng 4 2016 lúc 10:39

                    KHỞI NGHĨA MAI THÚC LOAN

  *  Nguyên nhân: - Do chính sách bóc lột nặng nề của nhà Đường.
   *Diễn biến:  Năm 722 khởi nghĩa bùng nổ, nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Hoan Châu, nhân dân ái Châu, Diễm Châu hưởng ứng, Mai Thúc Loan xây dựng căn cứ ở Sa Nam ( Nghệ An) và xưng đế gọi là Mai Hắc Đế. Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Chăm Pa tấn công thành Tống Bình và giành thắng lợi. - Giặc: Sau đó nhà Đường cử 10 vạn quân sang đàn áp .                    * Kết quả: Mai Hắc Đế thua trận

KHỞI NGĨA PHÙNG HƯNG 

*  Nguyên nhân: - Do chính sách bóc lột nặng nề của nhà Đường.

* Diễn biến: Khoảng năm 776 anh em Phùng Hưng đã nổi dậy khởi nghĩa ở Đường Lâm (Ba Vì Hà Tây), được nhân dân hưởng ứng và giành quyền làm chủ vùng đất của mình. - Sau đó Phùng Hưng kéo quân về bao vây phủ Tống Bình và đã chiếm được thành. - Phùng Hưng mất, con trai là Phùng An nối nghiệp cha. - Năm 791 nhà Đường sang đàn áp, Phùng Hưng ra hàng.

* Kết quả: giành quyền làm chủ trong 9 năm.

Bình luận (1)
H24
30 tháng 4 2016 lúc 10:45

- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan :

 + Diễn biến :

Đến thế kỉ 8 , khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu . Nhân dân Ái Châu , Diễm Châu nổi dậy hưởng ứng .

Mai Thúc Loan xưng đế ( Mai Hắc Đế ) , chọn Sa Nam ( Nam Đàn ) xây dựng căn cứ .

Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân Giao Châu và Cham - pa tấn công Tống Bình . Viên đô hộ quân Sở Khách chạy về Trung Quốc

Năm 722 , nhà Đường cử 10 vạn quân sang đàn áp ,

+ Kết quả : Cuộc khởi nghĩa thất bại.

- Khởi nghĩa Phùng Hưng :

+ Diễn Biến :

Khoảng năm 776 , Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải khởi nghĩa ở Đường Lâm , được nhân dân ủng hộ .

Nghĩa quân tiến về bao vây và chiếm được thành Tống Bình , sắp đặt việc cai trị .

Phùng Hưng mất , con là Phùng An nối nghiệp cha .

Năm 791 , nhà Đường đem quân sang đàn áp , Phùng An ra hàng .

- Kết quả : Cuộc khởi nghĩa thất bại.

Bình luận (0)
NA
30 tháng 4 2016 lúc 10:46

Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan:

* Diễn biến:  

- Nghĩa quân chiếm thành Hoan Châu; chọn vùng Sa Nam làm căn cứ.

- Mai Hắc Đế tấn công và chiếm thành Tống Bình.

- Nhà Đường đem quân đàn áp, Mai Hắc Đế thua trận. 

Cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng:

* Diễn biến:

- Phùng Hưng và Phùng Hải khởi nghĩa ở Đường Lâm.

- Nghĩa quân bao vây và chiếm  thành Tống Bình.

- Năm 791, nhà Đường đem quân đàn áp.

* Kết quả và ý nghĩa lịch sử

- Giành được quyền làm chủ đất nước.

- Tiếp tục khẳng định ý chí độc lập và bảo vệ chủ quyền đất nước của nhân dân ta.

=> Biểu hiện lòng biết ơn, ý thức tự hào,... về người anh hùng dân tộc... 

Bình luận (0)
DH
30 tháng 4 2016 lúc 10:48

- Nguyễn Minh Anh, Trần Việt Hà: Các bạn thiếu nguyên nhân nhé!

Bình luận (0)
LA
22 tháng 4 2017 lúc 8:20

Vì trong thời kì này, Trung Quốc liên tục đô hộ, vơ vét, cai trị, bóc lột của cải của nhân dân ta.

Bình luận (0)
TD
7 tháng 5 2017 lúc 20:08
MAI THÚC LOAN Thời thơ ấu Mai Thúc Loan sinh vào khoảng cuối thế kỷ 7, tại thôn Ngọc Trừng, Hoan Châu, nay thuộc huyện Nam Đàn, Nghệ An. Theo "Việt điện u linh", Bố Mai Thúc Loan là Mai Sinh, mẹ là Vương Thị nguyên gốc Lộc Hà - Hà Tĩnh, lưu lạc sang vùng Nam Đàn - Nghệ An. Năm Mai Thúc Loan 10 tuổi, mẹ đi hái củi bị hổ vồ, ít lâu sau bố cũng mất. Ông được người bạn của bố là Đinh Thế đem nuôi, sau gả con gái là Ngọc Tô cho. Sinh thời Mai Thúc Loan vốn rất khỏe mạnh, giỏi vật, học rất giỏi và có chí lớn. Ông mở lò vật, lập phường săn, chiêu mộ trai tráng trong vùng mưu việc lớn. Vợ ông giỏi việc nông trang, nhờ đó "gia sản ngày một nhiều, môn hạ ngày một đông". Nhờ chí du ngoạn lại được vợ hết lòng ủng hộ, Mai Thúc Loan kết thân với nhiều hào kiệt, sau này trở thành những tướng tài tụ nghĩa dưới lá cờ của ông như Phòng Hậu, Thôi Thặng, Đàn Vân Du, Mao Hoành, Tùng Thụ, Tiết Anh, Hoắc Đan, Khổng Qua, Cam Hề, Sỹ Lâm, Bộ Tân,... Khởi nghĩa Khởi nghĩa Hoan Châu do Mai Thúc Loan lãnh đạo nổ ra vào năm Khai Nguyên thứ nhất đời vua Đường Huyền Tông ở Trung Hoa, tức năm Quý Sửu (713). Khởi nghĩa nổ ra tại Rú Đụn, còn gọi là Hùng Sơn (Nghệ An). Tương truyền lúc đó ông cùng đoàn phu gánh vải nộp cho nhà Đường, đã kêu gọi các phu gánh vải nổi dậy chống quân Đường. Tuy nhiên, hiện nay các nhà nghiên cứu đều thống nhất: sưu cao, thuế nặng là nguyên nhân khiến nhân dân nổi dậy chống lại ách đô hộ nhà Đường, nổi bật là khởi nghĩa Hoan Châu. Đây là cuộc khởi nghĩa có sự chuẩn bị, biết chọn thời cơ, không phải một cuộc bạo động. Chuyện "cống vải" là một chi tiết của truyền thuyết, không thể và không phải là nguyên nhân chính nổ ra cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc do Mai Thúc Loan lãnh đạo. Tháng 4 năm 713, Mai Thúc Loan lên ngôi vua, sử gọi ông là Mai Hắc Đế (Mai Hắc Đế mang mệnh thủy tức là nước, mà nước được tượng trưng là màu đen. Vì vậy, ông lấy hiệu là Hắc Đế để hợp với mệnh của mình (theo Việt điện u linh)). Ông cho xây thành lũy, lập kinh đô Vạn An (thuộc xã Văn Diên và thị trấn Nam Đàn hiện nay), tích cực rèn tập tướng sỹ. Cuộc nổi dậy của ông được hưởng ứng rộng rãi ở trong nước và có thể có cả sự trợ giúp của Lâm Ấp và Chân Lạp. Năm Giáp Dần (714), Mai Hắc Đế tiến binh đánh thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay). Thái thú nhà Đường là Quách Sở Khách cùng đám thuộc hạ không chống cự lại được, phải bỏ thành chạy về nước. Lực lượng Mai Hắc Đế lúc đó lên tới chục vạn quân Nhà Đường bèn huy động 10 vạn quân do tướng Dương Thừa Húc và Quách Sở Khách sang đàn áp. Quân quan nhà Đường tiến theo đường bờ biển Đông Bắc và tấn công thành Tống Bình. Sau nhiều trận đánh khốc liệt, từ lưu vực sông Hồng đến lưu vực sông Lam, cuối cùng Mai Hắc Đế thất trận, thành Vạn An thất thủ, nghĩa quân tan vỡ. Không đương nổi đội quân xâm lược, Mai Hắc Đế phải rút vào rừng, sau bị ốm rồi mất. Từ thời điểm đánh chiếm Hoan Châu, lên ngôi vua, củng cố lực lượng, Mai Thúc Loan đã giải phóng toàn bộ đất nước và giữ vững nền độc lập trong 10 năm (713 - 722), không phải cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo nổ ra và bị dập tắt ngay trong cùng một năm 722 như các tài liệu phổ biến hiện nay Tương truyền, con trai thứ ba của ông là Mai Thúc Huy lên ngôi Hoàng Đế tức Mai Thiếu Đế và tiếp tục chống trả các cuộc tấn công của nhà Đường tới năm 723. Tương truyền từ sau cuộc khởi nghĩa này, nhà Đường không bắt dân An Nam đô hộ phủ nộp cống vải quả hằng năm nữa Hùng cứ châu Hoan đất một vùng, Vạn An thành lũy khói hương xông, Bốn phương Mai Đế lừng uy đức, Trăm trận Lý Đường phục võ công. Lam Thủy trăng in, tăm ngạc lặn, Hùng Sơn gió lặng, khói lang không. Đường đi cống vải từ đây dứt, Dân nước đời đời hưởng phúc chung. PHÙNG HƯNG Tiểu sử Phùng Hưng xuất thân từ dòng dõi cự tộc lâu đời ở đất Đường Lâm nay là xã Đường Lâm, Sơn Tây, TP Hà Nội. Đường Lâm xưa kia vốn là vùng đất gò đồi và rừng cây rậm rạp bởi vậy mới có tên gọi là "đường lâm". Cho tới nay ngày sinh của ông vẫn chưa rõ. Các sách chính sử như Đại Việt Sử ký Toàn thư, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục ghi ông mất năm 791, chỉ một thời gian ngắn sau khi đuổi được giặc Bắc phương. Một nguồn dã sử cho biết ông sinh ngày 25 tháng 11 năm 760 (tức 5-1-761) và mất ngày 13 tháng 8 năm Nhâm Ngọ (tức 13-9-802), thọ 41 tuổi[2]. Phùng Hưng có tên tự là Công Phấn, cháu 7 đời của Phùng Tói Cái - người đã từng vào trong cung vua Đường Cao Tổ, thời niên hiệu Vũ Đức (618-626) dự yến tiệc và làm quan lang ở đất Đường Lâm. Bố của Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh - một người hiền tài đức độ. Khoảng năm Nhâm Tuất (722) đời Đường Huyền Tông niên hiệu Khai Nguyên, Phùng Hạp Khanh đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (tức Mai Hắc Đế). Sau đó, ông trở về quê chăm chú công việc điền viên, trở nên giàu có, trong nhà nuôi nô tỳ có đến hàng nghìn người[3]. Theo sự tích, Phùng Hạp Khanh có một người vợ họ Sử. Ông bà sinh một lần được ba người con trai khôi ngô khác thường, lớn lên ai cũng có sức khỏe, có thể kéo trâu, quật hổ. Anh cả là Phùng Hưng, em thứ hai là Phùng Hải (tự là Tư Hào) và em út là Phùng Dĩnh (tự là Danh Đạt). Đến năm ba anh em 18 tuổi thì bố mẹ đều mất. Trong ba anh em, anh cả Phùng Hưng là người có sức khỏe và khí phách đặc biệt. Sự nghiệp Phùng Hưng nối nghiệp cha trở thành hào trưởng đất Đường Lâm. Cho tới nay dân gian vẫn còn lưu truyền câu chuyện ông dùng mưu kế giết hổ dữ mang lại bình yên cho làng xóm. Việt Nam thời thuộc Đường gọi là An Nam đô hộ phủ, khi đó đang nằm dưới ách cai trị hà khắc của bọn quan đô hộ. Các quan đô hộ nhà Đường ra sức vơ vét của cải của người dân Việt Nam, bắt người dân Việt phải đóng sưu cao thuế nặng khiến lòng người ngày càng căm phẫn. Năm 767, Cao Chính Bình, hiệu úy châu Vũ Định (miền Việt Bắc) giúp kinh lược sứ An Nam là Trương Bá Nghiđánh bại được cuộc xâm lược của quân Chà Và (Java) ở Chu Diên, sau đó được cử làm đô hộ An Nam. Chính Bình ra sức vơ vét của cải của nhân dân, đánh thuế rất nặng. Khoảng niên hiệu Đại Lịch (766-779), chưa rõ đích xác vào năm nào, nhân lòng căm phẫn của người dân, lợi dụng khi quân lính ở Tống Bình (Hà Nội) nổi loạn, Phùng Hưng đã phát động một cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ. Cuộc khởi nghĩa do Phùng Hưng phát động nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của người dân từ khắp các miền đất Giao châu. Thoạt đầu, anh em họ Phùng nổi dậy làm chủ Đường Lâm rồi nghĩa quân tiến lên đánh chiếm được cả một miền rộng lớn quanh vùng thuộc Phong Châu, xây dựng thành căn cứ chống giặc. Phùng Hưng xưng là Đô Quân; Phùng Hải xưng là Đô Bảo và Phùng Dĩnh xưng là Đô Tổng, chia quân đi trấn giữ những nơi hiểm yếu. Cao Chính Bình đem quân đi đàn áp nhưng chưa phân thắng bại. Tình hình diễn ra như vậy hơn 20 năm. Được sự trợ giúp của người cùng làng có nhiều mưu lược là Đỗ Anh Hàn, tháng 4 năm Tân Mùi (791), Phùng Hưng từ chỗ cầm cự đã cùng các tướng lĩnh đem quân vây đánh thành Tống Bình. Quân của Phùng Hưng chia làm 5 đạo do các tướng Phùng Hải, Phùng Dĩnh, Đỗ Anh Hàn, Bồ Phá Cần và chủ tướng Phùng Hưng tiến công vây thành. Phần lớn các truyền thuyết đều kể rằng: Phùng Hưng nhận thấy lực lượng chưa thật đủ mạnh để đè bẹp quân địch, ông đã cùng các tướng tỏa đi xung quanh chiêu mộ thêm binh lính và sắm thêm vũ khí, còn việc vây thành được giao cho 3 người cháu gái họ Phùng, gọi Phùng Hưng bằng bác[4]. Cuộc chiến đấu sau đó diễn ra quyết liệt, quân Đường chết nhiều, Cao Chính Bình phải vào cố thủ trong thành, lo sợ cuối cùng bị ốm rồi chết. Phùng Hưng chiếm lĩnh thành trì và vào phủ Đô hộ, coi chính sự đất nước. Qua đời Chính sử chép rằng ông cầm quyền cai trị không lâu sau đó đã qua đời ngay trong năm 791. Các sử gia hiện nay xác định ông mất khoảng tháng 5 năm 791 Nguồn dã sử Việt điện U linh của Lý Tế Xuyên và giai thoại dân gian cho rằng: ông cầm quyền được 7 năm, nhưng lại mất năm 802[6]. Thông tin này không phù hợp về logic: Năm 791 giành được Tống Bình mà mất năm 802 tức là Phùng Hưng cầm quyền trong 11 năm chứ không phải 7 năm. GS Nguyễn Khắc Thuần cho rằng: Lý Tế Xuyên và truyền thuyết dân gian đã có sự lầm lẫn: hơn 7 năm là thời gian tính từ khi Phùng Hưng làm chủ khu vực quanh Đường Lâm tới khi ông mất, chứ không phải tính từ khi ông làm chủ Tống Bình[7].
Bình luận (0)
H24
6 tháng 2 2022 lúc 11:04

- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan :

 + Diễn biến :

Đến thế kỉ 8 , khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu . Nhân dân Ái Châu , Diễm Châu nổi dậy hưởng ứng .

Mai Thúc Loan xưng đế ( Mai Hắc Đế ) , chọn Sa Nam ( Nam Đàn ) xây dựng căn cứ .

Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân Giao Châu và Cham - pa tấn công Tống Bình . Viên đô hộ quân Sở Khách chạy về Trung Quốc

Năm 722 , nhà Đường cử 10 vạn quân sang đàn áp ,

+ Kết quả : Cuộc khởi nghĩa thất bại.

- Khởi nghĩa Phùng Hưng :

+ Diễn Biến :

Khoảng năm 776 , Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải khởi nghĩa ở Đường Lâm , được nhân dân ủng hộ .

Nghĩa quân tiến về bao vây và chiếm được thành Tống Bình , sắp đặt việc cai trị .

Phùng Hưng mất , con là Phùng An nối nghiệp cha .

Năm 791 , nhà Đường đem quân sang đàn áp , Phùng An ra hàng .

- Kết quả : Cuộc khởi nghĩa thất bại.

Bình luận (0)
NN
27 tháng 3 2022 lúc 20:11

thêm ý nghĩa nữa hộ mình

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
AL
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết