Bài 24 : Nước Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

SB

Nêu hoàn cảnh ra đời của nước chăm -pa và mối quan hệ của nhân dân chăm pa với nhân dân âu lạc

NT
15 tháng 5 2019 lúc 20:39

Thời Hán, sau khi chiếm được Giao Chỉ và cửu Chân, quân Hán đánh xuống phía nam chiếm cả đất của người Chăm cổ, sáp nhập vào Nhật Nam, đặt ra huyện Tượng Lâm.

Quận Nhật Nam (từ Hoành Sơn trở vào) gồm năm huyện. Huyện xa nhất là Tượng Lâm (nay thuộc đất Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định), là địa bàn sinh sống của bộ lạc Dừa - tức người Chăm cổ, thuộc nền văn hoá đồng thau Sa Huỳnh khá phát triển.

Vào thế kỉ II, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy. Nhà Hán tỏ ra bất lực, nhất là đối với các quận xa. Năm 192 - 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.

Quốc gia Lâm Ấp có lực lượng quân sự khá mạnh (đạo quân thường trực gồm 4-5 vạn người). Các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa với bộ lạc Cau ở phía nam, tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ - về phía bắc đến Hoành Sơn (huyện Tây Quyển), phía nam đến Phan Rang, rồi đổi tên nước là Chăm-pa (sử sách Trung Quốc gọi là nước Hoàn Vương), đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu - Quảng Nam).

Mối quan hệ:

-Từ xưa nhân dân Chăm-pa và nhân dân Âu Lạc đều bị bọn đô hộ phương Bắc thống trị nên đã từng cùng nhau nổi dậy đấu tranh

-Khi nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành độc lập thì nhân dân Giao Chỉ, Cửu Chân cũng hưởng ứng, ngăn cản quân xâm lược Hán tiến vào đàn áp, tạo điều kiện thuận lợi cho thặng lợi của nhân dân Chăm-pa

-Ngày nay, người Chăm là một bộ phận dân cư trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DT
Xem chi tiết
VL
Xem chi tiết
BH
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
LV
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết