Ôn tập học kỳ II

NO

Nếu có thai ở tuổi vị thành niên em cần làm gì

HH
25 tháng 4 2018 lúc 20:57

địt mẹ mày hỏi lắm

Bình luận (1)
TT
4 tháng 5 2018 lúc 10:33

Bạn có toàn quyền quyết định nên phá thai, làm mẹ hay cho con nuôi.

Chuẩn bị tâm lý

Nhiều phụ nữ trẻ có chu kỳ kinh nguyệt không đều và không thể biết được khả năng mang thai ngay lúc đó. Mặc dù một số phụ nữ có thể có các triệu chứng của thai nghén như buồn nôn, nôn hoặc mệt mỏi, trong khi nhiều phụ nữ lại không có bất kỳ dấu hiệu nào. Nếu nghi ngờ mình có thể mang thai, bạn có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra tại thời điểm 2 tuần sau khi có quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp tránh thai nào. Việc thử thai sẽ không chính xác nếu bạn thử quá sớm. Nếu kết quả thử thai dương tính, bạn nên đi khám phụ khoa để làm thêm xét nghiệm máu và siêu âm.

Bác sĩ sẽ ghi lại chi tiết tiền sử chu kỳ kinh nguyệt của bạn, tiền sử bệnh tật và bất kỳ loại thuốc nào bạn từng sử dụng. Điều quan trọng là bạn nên báo cho bác sĩ biết bất kỳ bệnh lý nào mà gia đình mình mắc phải, kể cả việc sử dụng thuốc và rượu cũng vậy. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những lựa chọn thích hợp hoặc giới thiệu bạn tới chuyên gia tư vấn cho bạn về những lựa chọn khác phù hợp với hoàn cảnh thực tế của bạn.

Quyền lợi của bạn là gì?

Là một khách hàng bạn có quyền:

- Đảm bảo sự riêng tư và bảo mật; bác sĩ sẽ giữ kín thông tin về việc bạn mang thai

- Không phán xét các quyết định của bạn

- Giới thiệu cho bạn những cán bộ y tế nếu bạn cần sự hỗ trợ của họ

Lựa chọn của bạn là gì?

Quyết định về việc có nên tiếp tục mang thai hay không có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng. Với những cảm xúc rối bời, suy nghĩ của bạn liên tục thay đổi về việc đưa ra các quyết định. Cảm giác khó giải thích khi bạn thay đổi quyết định và ngay sau đó lại quay trở về với quyết định ban đầu của mình. Không có câu trả lời đúng hay sai cho những gì mà bạn đã lựa chọn về việc mang thai.

Thảo luận lựa chọn của bạn với bác sĩ, y tá, nhân viên tư vấn hoặc chuyên gia y tế tại phòng khám phụ khoa cũng có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích. Dưới đây là một số lựa chọn mà bạn có thể tham khảo:

Phá thai

- Việc phá thai tại Canada, Mỹ, hầu hết các nước Châu Âu và Đông Nam Á nói chung là hợp pháp. Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn trái ngược tại hầu hết các nước Châu Phi, Trung Mỹ và Nam Mỹ, phá thai là bất hợp pháp. Ở Mỹ Latinh, phá thai chỉ là hợp pháp tại Cuba, Puerto Rico và một số nước vùng Caribbe.

- Nạo phá thai được thực hiện tại các bệnh viện/phòng khám được bảo hiểm theo chương trình chăm sóc y tế cấp tỉnh tại Canada nghĩa là bạn không cần phải trả bất kỳ một khoản phí nào. Tại Mỹ, bạn cần phải thanh toán chi phí để được nạo phá thai. Mỗi quốc gia có các mức chi phí khác nhau cho dịch vụ nạo phá thai. Tại một số nước, việc nạo phá thai là rất khó khăn và phụ nữ mang thai phải ra nước ngoài để thực hiện do chính phủ không cho phép nạo phá thai.

- Phá thai khi tuổi thai càng nhỏ thì nguy cơ bị biến chứng sau thủ thuật càng thấp.

Ảnh minh họa

- Phụ nữ có thể mang thai bình thường sau khi thực hiện nạo phá thai an toàn. Phá thai không ảnh hưởng đến cơ hội mang thai lại của bạn, vì vậy việc tránh thai nên được thực hiện sau khi tiến hành nạo phá thai.

- Tuy nhiên, phá thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non trong những lần mang thai tiếp theo.

Cho con nuôi

Có hai hình thức cho con nuôi như sau:

- Công khai: Bạn sẽ có những thông tin về nhu cầu xin con nuôi của một số gia đình và có thể lựa chọn việc có gặp mặt họ hay không.

- Bí mật: Nếu bạn trên 18 tuổi, việc cho-nhận con nuôi có thể được thực hiện thông qua một luật sư. Bạn phải chấp nhận lựa chọn của gia đình sẽ nhận nuôi đứa trẻ.

Làm mẹ

- Bạn có đủ điều kiện để được giúp đỡ về tài chính hoặc trợ cấp xã hội.

- Bạn có thể được nhận sự hỗ trợ từ cha của đứa trẻ, kể cả khi anh ta không có sự tiếp xúc gần gũi với trẻ.

- Một số nguồn lực trong cộng đồng có thể giúp đỡ bạn về việc cung cấp nhà ở, giáo dục, các lớp học làm cha mẹ và những hỗ trợ khác.

Trở thành mẹ một cách hoàn hảo nhất khi bạn đã sẵn sàng về mặt tâm lý. Điều quan trọng là quyết định làm mẹ của bạn được dựa trên những lý do tích cực. Đôi khi một số bạn trẻ tin rằng việc có con sẽ giúp hàn gắn mối quan hệ của họ hoặc bạn tình sẽ không tiếp tục mối quan hệ nếu họ không giữ đứa trẻ. Một số phụ nữ nghĩ rằng việc có con sẽ mang lại cho họ tình yêu thương và một gia đình.

Đáng tiếc, nhiều bà mẹ tuổi teen đã tự nuôi dưỡng con của mình mà không có sự hỗ trợ từ phía cha của đứa trẻ hoặc từ các thành viên trong gia đình. Đây có thể là một vấn đề cần được xem xét khi quyết định làm mẹ. Ở một số nơi, có các lớp học làm cha mẹ/chuẩn bị trước sinh chỉ dành cho vị thành niên.

Ảnh minh họa

Chăm sóc sức khỏe thời kỳ mang thai

Dù bạn có quyết định mang thai hay không, điều quan trọng là nên đến gặp bác sĩ sản phụ khoa càng sớm càng tốt để được chăm sóc sức khỏe trước sinh. Nếu bạn có kế hoạch tiếp tục mang thai, bạn cần phải gặp bác sĩ sản khoa thường xuyên, 2 - 3 tuần một lần để đánh giá sức khỏe của bạn và em bé trong suốt thời gian thai kỳ. Các bác sĩ sản khoa sẽ lên lịch hẹn và giúp bạn kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Các bà mẹ ở tuổi vị thành niên có nguy cơ cao bị một số biến chứng, bao gồm: Huyết áp cao, hàm lượng sắt trong máu thấp, nhiễm trùng liên quan tới thai nghén, sinh non hoặc chuyển dạ sớm, băng huyết, trẻ sơ sinh nhẹ cân

Vì những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, điều quan trọng là bạn cần phải tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe trong thời kỳ mang thai. Bạn nên thông báo cho bác sĩ sản khoa hoặc đến bệnh viện gần nhất nếu có bất kỳ biểu hiện nào như quặn bụng, chảy máu, nôn mửa dữ dội hay bất kỳ triệu chứng nào khác trong thời gian thai nghén.

Một số điều bạn cần chú ý để có thai kỳ khỏe mạnh:

- Có một chế độ ăn cân đối và đầy đủ chất dinh dưỡng

- Nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn

- Bổ sung các loại vitamin cần thiết trước khi sinh

- Tham gia các câu lạc bộ làm cha mẹ hoặc những lớp học hướng dẫn trước sinh tại khu vực của bạn

- Tập thể dục nhẹ nhàng và tiếp tục thực hiện các hoạt động yêu thích

- Không hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng các chất kích thích vì có thể gây hại cho em bé

Nếu bạn là một bà mẹ tuổi vị thành niên, điều quan trọng là bạn và gia đình cần nhận thức rằng không có một lứa tuổi nào là thích hợp để thực hiện những thủ thuật y khoa. Vì vậy, bạn là người cần phải đưa ra quyết định về các thủ thuật sẽ ảnh hưởng đến cơ thể và con bạn. Bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn để mọi việc được rõ ràng hơn.

Nguồn : Phải làm gì khi có thai tuổi vị thành niên? - SongKhoe.vn

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
SK
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
BC
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
MH
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
EN
Xem chi tiết
BC
Xem chi tiết
XX
Xem chi tiết