Văn bản ngữ văn 8

NQ

nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật chị dậu trong đoạn trích tức nước vỡ bờ

NC
1 tháng 10 2018 lúc 13:29

Sau khi học xong văn bản "Tức nước vỡ bờ", trích từ tác phẩm "Tắt đèn" của nhà văn Ngô Tất Tố, tôi vô cùng ấn tượng với nhân vật chị Dậu vì những đức tính tốt đẹp của chị. Trước hết, tôi không thể phủ nhận chị Dậu là một con người giàu tình yêu thương chồng con. Trong hoàn cảnh gia đình thiếu thốn, khó khăn, lại phải đóng sưu thuế lớn, người trụ cột trong gia đình- anh Dậu lại bị ốm đau, nên một mình chị phải chạy vạy tiền bạc vừa để nuôi chồng con, vừa để nuôi chính mình. Khi mang bát cháo cho chồng, chị đã rất dịu dàng; chị rón rén, bưng một bát cháo đến chỗ anh Dậu và bảo: "Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột."

rồi sau đó, chị ngồi lại có ý xem anh Dậu ăn có ngon miệng hay không. Quả là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát, trách nhiệm! Trên hết, khi tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào nhà, vì quan tâm, lo lắng cho anh Dậu và các con, và cũng vì quá phẫn uất, căm tức trước những hành động vô liêm sỉ của bọn tay sai dù chị đã rất nhẹ nhàng, đã tạo thành sức mạnh giúp chị đánh bại 2 tên độc ác của xã hội phong kiến để bảo vệ cho gia đình. Không chỉ có vậy, chị Dậu còn là một con người giàu tinh thần phản kháng. Khi đám tay sai bước vào, chị đã cư xử rất thông minh bằng cách xưng hô lễ phép "ông - cháu" đúng nghĩa của kẻ bề dưới, Truy nhiên, "con giun xéo lắm cũng quằn", khi sự bóc lột quá mức cũng là lúc chị phải liều mạng cự lại. Từ kẻ bề dưới, chị thể hiện sự ngang hàng với bọn dã thú khi xưng hô "ông-tôi", rồi sau đó là "mày - bà" chứng tỏ chị đã ở tư thế của kẻ bề trên. Cuối cùng, bọn tay sai vẫn không chịu dừng lại, chị buộc phải dùng vũ lực, đánh lại bọn chúng; và cuối cùng, cả tên cai lệ và người nhà lí trưởng đều đại bại trước "chị chàng con mọn". Những sự phản kháng quyết liệt của chị không chỉ thể hiện sức mạnh tiềm tàng của chị, những người phụ nữ nông dân nói riêng và của tập thể nông dân trước Cách mạng tháng Tám nói chung, mà con là lời minh chứng đúng đắn cho quy luật xã hội ở mọi nơi "CÓ ÁP BỨC, CÓ ĐẤU TRANH". Như vậy, nói tóm lại, trong đoạn trích, chị Dậu vừa là một con người giàu lòng yêu thương chồng con, vừa là một con người giàu tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Quả là một người phụ nữ tuyệt vời!!!!!!!!!!!

Nó khác đôi chút bài của tớ đấy!!!!

Good luck!!!banhhehehahahihi

Bình luận (10)
H24
2 tháng 8 2019 lúc 4:33

Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" :

Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu – người đàn bà hiền lương, chất phác. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.Tuy vậy, hành động phản kháng của chị Dậu hoàn toàn mang tính manh động, tự phát. Đó mới chỉ là cái thế tức nước vỡ bờ của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất công. Có áp bức, có đấu tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã chứng minh cho chân lí ấy.Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn hay của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.

Bình luận (0)
NF
30 tháng 9 2018 lúc 16:35

chị Dậu mộc mạc,hiền dịu,sống kiên nhường ,biết nhẫn nhịn chịu đựng.nhưng hoàn toàn k yếu đuối ,trái lại chị có 1 sức sống mạnh mẽ ,một tinh thần phản kháng tiềm tàn,khi bị đẩy tới đường cùng chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt thể hiện 1 thái dộ bất khuất,

Bình luận (0)
BT
2 tháng 8 2019 lúc 11:39

Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc anh Dậu – người chồng ốm yếu của chị vừa được bọn cường hào thả ra sau những ngày đánh đập vì không có tiền nộp thuế. Chị Dậu đã phải vất vả chạy ngược chạy xuôi mới có thể có đủ tiền nộp sưu cho chồng. Đến lúc đưa được chồng về, nhà cũng chẳng còn gì, mãi mới có người hàng xóm cho vay bát gạo để nấu cháo loãng cho anh ăn. Cháo chín, chị ngồi quạt cho cháo nguội rồi ân cần nâng chồng dậy ăn cháo. Trong đói nghèo khốn khó, người vợ ấy vẫn luôn yêu thương chồng da diết.

Chồng bị trói, bị cùm vì không có tiền nộp sưu thuế. Chị Dậu một mình tất tả chạy vạy mãi mà không đủ tiền. Túng quẫn khiến chị phải bán đàn chómới sinh, bán cả đứa con đầu lòng ngoan ngoãn hiếu thảo. Cảnh đứa con cầu xin “u đừng bán con”, cũng làm người mẹ như chị đứt từng khúc ruột. Vậy mà vẫn phải bán, vì không bán thì lấy đâu ra đủ tiền mà nộp sưu cho chồng. Chị đã phải trải qua biết bao cay đắng, tủi nhục, đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt để có được đủ tiền nộp thuế thân cho chồng. Vậy mà, vừa đưa được anh chồng ốm yếu, chỉ còn thoi thóp khỏi tay bọn tay sai đi thúc thuế chúng đã lại đến đòi một khoản thuế thân vô lí – thuế của người em chồng chị đã mất từ năm ngoái.

Ban đầu, khi bọn đầu trâu mặt ngựa đến, chị cũng vẫn chỉ nhẹ nhàng van xin chúng: “Cháu xin ông”, “Cháu van ông….., ông tha cho”. Chị nhẫn nhục, nhún mình để năn nỉ chúng tha cho anh. Dù sao, chị cũng chỉ là một người đàn bà thấp cổ bé họng, dù tức giận, nhưng cũng đâu thể làm gì được chúng.

Thế nhưng, con giun xéo lắm cũng quằn, ai cũng có giới hạn của mình. Chị Dậu cũng vậy. Khi tên cai lệ vẫn cố tình sấn đến định bắt anh Dậu đi, chị Dậu đã không còn nhún nhường trước chúng nữa, mà nâng mình lên ngang hàng với bọn tay sai: “ Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.” Tuy nhiên, quen thói hành hung người vô tội đã quen, bọn tay sai đâu dễ dừng tay. Chúng vẫn tiếp tục sấn đến đánh chị và muốn lôi anh Dậu đi. Tức thì, chị Dậu đã trở thành bề trên cảnh cáo lũ kẻ dưới: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Sự cảnh cáo của chị không chỉ bằng lời nói. Chị đánh lại bọn tay sai, dúi chúng, lằng chúng, xô đẩy chúng không còn một đứa nào lại được, đành lủi thủi ra về.

Ở chị Dậu, đã có một sự chuyển biến tâm lí mãnh liệt. Từ một người đàn bà nông thôn chỉ biết chăm chồng chăm con, luôn luôn khúm núm, sợ sệt lũ tay sai thúc thuế, chị đã phản kháng, đã đánh cho lũ độc ác ấy tơi bời. Có áp bức tất có đấu tranh – đó là một quy luật tất yếu mà ngàn đời nay vẫn thế. Tuy thế, nhưng hành động của chị Dậu chỉ là hành động mang tính chất bột phát, chứ không có định hướng, cũng chưa có tính tập thể, để rồi cuối cùng, chị vẫn phải vùng chạy, lao vào màn đêm đen tăm tối như chính cuộc đời của chị.

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” được coi là một trong những đoạn trích hay nhất của tác phẩm “Tắt đèn”. Qua đoạn trích, Ngô Tất Tố vừa bày tỏ lòng yêu thương, kính trọng đối với người phụ nữ giàu lòng thương chồng thương con, vừa muốn lên án xã hội tàn nhẫn, cường quyền áp bức khiến người dân phải vùng lên phản kháng.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TT
Xem chi tiết
QH
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
BV
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
CH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NO
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết