Gợi ý :
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều:
+ Nguyễn Du (1766 – 1820), là tác gia lớn của nền văn học Việt Nam.
+ Truyện Kiều viết về cuộc đời của nhân vật Thúy Kiều, là sáng tác viết bằng chữ Nôm xuất sắc nhất của Nguyễn Du.
- Giới thiệu đoạn trích:
+ Đoạn trích này được viết sau đoạn tả tài sắc của chị em Thúy Kiều.
+ Đoạn trích này tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều.
II. Thân bài
1. Khung cảnh mùa xuân
- Không gian khoáng đạt: cảnh ngày xuân trong trẻo, tinh khôi và tràn đầy sức sống.
+ Chim én đưa thoi.
+ Thiều quang chín chục, đã ngoài sáu mươi.
+ Màu cỏ non xanh rợn đến chân trời: gợi lên không gian khoáng đạt.
+ Cành lê trắng: gợi sự thanh khiết, trong trẻo.
⇒ Bút pháp miêu tả, gợi, từ ngữ gợi hình: cảnh ngày xuân hiện ra tinh khôi, mới mẻ và tràn đầy sức sống.
2. Cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh
- Lễ tảo mộ: ngày tựu trung người người đến viếng, dọn dẹp, sửa sang và thắp hương phần mộ của người thân.
- Hội đạp thanh.
- Sử dụng những từ ngữ gợi tả:
+ Gần xa, nô nức (tính từ): tâm trạng náo nức.
+ Yến anh, tài từ, giai nhân, chị em (danh từ): gợi sự đông vui náo nhiệt.
+ Sắm sửa, dập dìu (động từ): không khí rộn ràng, nhộn nhịp.
⇒ Không khí cảnh lễ hội rộn ràng, náo nức, cùng những nghi thức trang nghiêm khi viếng mộ.
3. Cảnh chị em Thúy Kiều ra về
- Bóng ngả về tây: thời gian, không gian chuyển sang chiều tối.
- Cảnh vật và người trở nên thưa vắng.
- Từ láy: thanh thanh, nao nao, thơ thẩn.
⇒ Tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến, lặng buồn và dự cảm một điều sắp xảy ra.
III. Kết bài
- Nội dung: miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp.
- Nghệ thuật: Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng của nhân vật.