nếu như đề bài ngta cho 2 chất tham gia thì xét tỉ lệ mol của nó để biết chất nào dư, cách xét như sau
..............\(\dfrac{SM1}{HS1}\dfrac{SM2}{HS2}\)
SM1, SM2 : số mol 1 và số mol 2 (đây là số mol của chất tham gia)
HS1, HS2: là tỉ lệ mol của chất (VD: 4Al + 3O2 --to--> 2Al2O3 ,hệ số của Al là 4 , hệ số của oxi là 3)
VD: Cho 6,4g S tác dụng với 5,6g Fe ở nhiệt độ cao. Sảm phẩm là FeS
a) Viết pt
b) Tính khối lượng FeS
c) Tính khối lượng chất rắn thu được sau pứ
.....................................................Giải
a) nS = \(\dfrac{6,4}{32}=0,2\) mol
nFe = \(\dfrac{5,6}{56}=0,1\) mol
Pt: Fe + S --to--> FeS
...0,1-->0,1------> 0,1 (mol)
Xét tỉ lệ mol giữa Fe và S:
.............\(\dfrac{0,1}{1}< \dfrac{0,2}{1}\)
Vậy S dư
b) mFeS = 0,1 . 88 = 8,8 (g)
c) khối lượng chất rắn sau pứ gồm: FeS và S dư (bn lưu ý phần này)
mS dư = (0,2 - 0,1) . 32 = 3,2 (g)
mchất rắn = mFeS + mS dư = 8,8 + 3,2 = 12 (g)
B1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol
B2: Viết phương trình phản ứng
B3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ, tìm tỉ lệ số mol và hệ số phản ứng của 2 chất tham gia theo PTPƯ
B4: Vậy tính toán dựa vào số mol P, điền số mol P lên PTHH.
Từ các dữ kiện có liên quan tìm được số mol của các chất theo yêu cầu đề bài.
Nếu ở pt 2 chất đều có hệ số như nhau thì dựa vào số mol của 2 chất đó để xét chất dư, chất hết còn nếu pt mà 2 chất có hệ số khác nhau thì lập 2 tỉ lệ sau:
+ \(\dfrac{n_A\left(bđ\right)}{n_A\left(PTHH\right)};\dfrac{n_B\left(bđ\right)}{n_B\left(PTHH\right)}\)
rồi so sánh 2 tỉ lệ đó, chất nào lớn hơn thì dư, chất nào bé hơn thì chất đó pư hết.