Đầu tiên ánh sáng đi qua tế bào hạch -> tế bào lưỡng cực -> tế bào nhánh
-> các tế bào que và nón và kết thúc ở biểu mô .
https://hoc24.vn/hoi-dap/question/226070.html
- Màng lưới là bộ phận thụ cảm của cơ quan phân tích thị giác, trong đó chủ yếu là các tế bào nón và tế bào que, tiếp nhân hình ảnh của vật. Các tế bào nón tiếp nhận các kích thích về màu sắc; các tế bào que tiếp nhận các kích thích ánh sáng. - Điểm vàng là nơi tập trung các tế bào nón. Mỗi tế bào nón ở trung tâm của điểm vàng liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào hai cực. - Các tia sáng phản chiếu từ cảnh vật xung quanh đi vào màng lưới, tạo thành 1 ảnh lộn ngược trên màng lưới là nhờ một hệ thống môi trường trong suốt gồm: Màng giác và thể thuỷ tinh. Ánh sáng đi qua màng giác vào thể thuỷ tinh qua lỗ đồng tử ở mống mắt (lòng đen). Nhờ khả năng điều tiết của thể thuỷ tinh (phổng lên) mà ta có thể nhìn rõ vật khi tiến lại gần. Đồng tử cũng có khả năng điều tiết ánh sáng (thu nhỏ hay dãn rộng) để điểu chỉnh lượng ánh sáng vào màng lưới khi ánh sáng quá mạnh hoặc quá yếu - Dây thần kinh thị giác đảm nhận khâu dẫn truyển các xung thần kinh xuất hiện trên màng lưới vể vùng thị giác ở thuỳ chẩm.
- Phân tích trung ương là vùng thị giác.
Tuỳ thuộc tính chất của ánh sáng (có màu sắc hay không), cường độ chiếu sáng, khu vực tiếp nhận các kích thích (điểm vàng hay vùng ngoại vi), loại tế bào bị kích thích, xung ưuyển vể những điểm nhất định trên vỏ não trong vùng thị giác mà cho ta những cảm giác nhất định về hình ảnh của cảnh vật xung quanh.
Ánh sáng sẽ được truyền thẳng nếu vào phía dưới thì màn lưới xẹp còn nếu đằng sau thì màn lưới sẽ căng lên.
Ánh sáng đi vào mắt sẽ đi qua các lớp tế bào
Từ tế bào hạch đến tế bào lưỡng cực và đến tế bào nhánh tiếp đó đến tế bào que và nón và kết thúc ở biểu môi
Ta nhìn được vật là do các tia sáng phản chiếu từ vật đi vào tới màng lưới qua một hệ thống môi trường trong suốt gồm màng giác, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh.
Lượng ánh sáng vào trong phòng tối của cầu mắt nhiều hay ít là nhờ lỗ đồng tử ở mống mắt (lòng đen) dãn rộng hay co hẹp (điều tiết ánh sáng).
Nhờ khả năng điều tiết của thể thủy tinh (như một thấu kính hội tụ) mà ta có thể nhìn rõ vật ở xa cũng như khi tiến lại gần. Vật càng gần mắt, thể thủy tinh càng phóng lên ("căng mắt mà nhìn") để nhìn rõ.
Khi các tia sáng phản chiếu từ vật qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ tác động lên các tế bào thụ cảm thị giác làm hưng phấn các tế bào này và truyền tới tế bào thần kinh thị giác xuất hiện luồng thần kinh theo dây thần kinh thị giác về vùng vỏ não tương ứng ở thùy chẩm của đại não cho ta cảm nhận về hình ảnh của vật.