Hướng dẫn soạn bài Phú sông Bạch Đằng - Trương Hán Siêu

SK

Mở đầu bài phú,nổi bật lên là hình tượng nhân vật “khách”.Anh(chị) hãy tìm hiểu:

-Mục đích dạo chơi thiên nhiên, chiến địa của “khách”?

-“Khách” là người có tráng chí(chí lớn),có tâm hồn như thế nào qua việc nhắc đến những địa danh lịch sử của Trung Quốc và miêu tả những địa danh của đất Việt?

TB
2 tháng 5 2017 lúc 19:03

Đọc kĩ chú thích từ "khách ”, đọc kĩ đoạn văn bài phú, phân tích các hình ảnh liệt kê về không gian rộng lớn, thời gian liên hoàn và ngữ điệu trang trọng qua các từ "chừ” nhấn mạnh ngắt nhịp trong các câu từ "Giương buồm giong gió chơi vơi” đến "Tam Ngô, Bách Việt”. Từ đó nhận xét về nhân vật “khách”: - "Khách ” là người mang tính cách tráng sĩ phóng khoáng, mạnh mẽ đồng thời cũng là một "tao nhân mặc khách" ham thích du ngoạn, đi nhiều, biết rộng, làm bạn với gió trăng, qua nhiều miền sông bể. - "Khách ” tìm đến những địa danh lịch sử (đặc biệt là Bạch Đằng) để ngợi ca và suy ngẫm. - Nhân vật "khách ” tuy có tính chất công thức của thể phú song với ngòi bút tài hoa, Trương Hán Siêu đã thổi hồn vào thành một nhân vật sinh động. "Khách ” chính là cái tôi tác giả - một con người mang tính cách tráng sĩ với tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng ưu ái đối với lịch sử đất nước. - Cái tráng chí bốn phương của nhân vật "khách ” (cũng là của tác giả) được gợi lên qua những địa danh. “Khách ” đã "đi qua" hai loại địa danh, loại địa danh lấy trong điển cố Trung Quốc (Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt...) và loại địa danh của đất Việt (Cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng...). Loại địa danh thứ nhất thể hiện tráng chí bốn phương, loại địa danh thứ hai mang tính cụ thể, đương đại thể hiện tình yêu đất nước, tâm hồn ưu ái đối với cảnh trí non sông. Bài tập 3. Cảm xúc của "khách” trước khung cảnh thiên nhiên sông Bạch Đằng là phấn kh

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
SK
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết
TK
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết