Bài 40. Ôn tập phần di truyền và biến dị

H24

Mn giúp mình với ạ ! làm đc bài nào thì làm ạ , mình gần pải nạp bài r ,,,, huhu

Câu 1:a, Giả sử trong 1 tế bào sinh giao tử có 2cặp gen Aa, Bb. Hãy viết ký hiệu của các gen ở kỳ đầu ,kỳ cuối của lần phân bào thứ nhất và lần phân bào thứ 2 của giảm phân ở hai trường hợp sau :

-1.hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau.

-2.Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng khi A liên kết với B.

b,Ở một loài động vật , giả sử có một tinh bào bậc 1 chứa 2 cặp nhiểm sắc thể tương đồng Bb và Cc khi giảm phân sẽ cho ra mấy loại tinh trùng ?Vì sao?

c,Ở một loài động vật ,giả sử có một noãn bào bậc 1chuwas 3 cặp hiễm sắc thể AaBbCc khi giảm phân sẽ cho ra mấy loại trứng?Vì sao?

Câu 2: a) Nếu sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào . Sự biến đổi đó có ý nghĩa gì ?

b) Trình bày ý nghĩa và mối liên quan giữa nguyên phân , giảm phân , thụ tinh trong quá trình truyền thông tin di truyền ở sinh vật sinh sản hưu tính ?

Câu 4 : ở một cá thể động vật có 3 tế bào sinh dục sơ khai cùng tiễn hành nguyên phân một số đợt bằng nhau , sau đó tất cả cacstees bào con do 3 tế bào này sinh ra đều bước vào giảm phân hình thành giao tử . Cả hai quá trình phân bào này đòi hỏi môi trường cung cấp 1512 NST đơn , trong sđó số NST đơn cung cấp cho quá rình giảm phân nhiều hơn số NST đơn cung caaos cho quá trình nguyên phân là 24 . Hãy xác định :

a) Số đợt nguyên phân của mỗi tế bào ?

b) Số NST kép trong kì sau I của giảm phân ở mỗi TB ?

c Số NST đơn trong kì sau II của giảm phân ở mõi TB ?

d) Số giao ử được tạo thành sau giảm phân ?

Câu 5 Tại sao nói bộ NST của mỗi loài sinh vật có tính đặc trưng và ổn định ? Cơ chế nào đảm bảo cho những đặc tính đó của bộ NST ?

Câu 6 :a) Tại sao nói ở người và các động vật phân tính , tỷ lệ trên quy mô lớn là 1 đực : 1 cái ?

b) Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến sự phân hóa gioi tính nói trên ?

c) Nêu rõ ý nghĩa của di truyền học giới tính ?

câu 7 : ADN có tính chất và đặc điểm gì mà có thể đảm bảo cho nó lưu giữ và truyền đạt được thông tin di truyền trong cơ thể sống ?

Câu 8 : Có 4 Tb mầm sinh dục đực ở một loài động vật mà các tb đều có bộ NST lưỡng bội 2n = 78 , các tế bào cùng nguyên phân liên tiếp 6 lần thành các tinh nguyên bào , sau đó các tinh nguyên bào đều phát triển thành tinh nguyên bào bậc 1 và tham gia giảm phân hình thành giao tử ( giả sử trong quá trình nguyên phân và giảm phân đều diễn ra bình thường , không có tế bào nào bị chết ) .

a) Tính số giao tử đực được hình thành và só NST có trong các giao tử đực đó ?

b) Xác định số NST đơn môi trường nội bào cung cấp cho cả 2 quá trình nguyên phân và giảm phân ?

c) Biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng và trứng lần lượt là 50 % và 80% . Xác định số hợp tử tạo thành và só noãn bào bậc 1 tham gia vào quá trình giam phân tạo giao tử trong quá trình thụ tinh này ?

câu 9 : a) tinhs đặc trưng của protein đối với mỗi loài sinh vật được thể hiện ra sao ? Vì sao tính đặc trưng đó ổn định qua qua các thế hệ khác nhau của loài ?

b) Nêu đặc điểm cáu tạo hóa học của các loại ARN ? So sánh cấu tạo ARN và ADN ?

câu 10 : ở một loài sinh vật , có 6 hợp tử nguyên phân với số lần bằng nhau đã tạo ra số tế bào mới chứ 9600 NST ở trạng thái chưa nhân đôi . Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để tao ra 9300 NST đơn ch quá trình nguyên phân trên .

a) Xác định số lượng NST của 6 hợp tử khi chúng đang ở kì sau ?

b) Xác định số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử ?

c) Xác định tổng số tế bào xuất hiện trong cả quá trình nguyên phân của cả 6 hợp tử ?

---- HẾT ---

CA
19 tháng 11 2017 lúc 19:05

Câu 10:

a, Xác định số lượng NST:

Theo bài ra ta có: 6.2n.2k = 9600 NST

6.2n.(2k-1) = 9300. Giải ra ta có: 2n= 50.

Số lượng NST của 6 hợp tử trong kì sau: 6.50.2= 600 NST

b, Số đợt nguyên phân: 6.50.2k= 9600

2k=32 k= 5

Vậy số đợt nguyên phân là 5 đợt

c, Tổng số TB = (2+4+8+16+32).6= 327 TB

❄ Anh ❄

Bình luận (0)
HD
19 tháng 11 2017 lúc 21:54

Câu 5:

Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể :
Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào của mỗi loài sinh vật được ổn định về số lượng, hình dạng và cấu trúc qua các thế hệ tế bào của cùng một cơ thể và qua các thế hệ cơ thể khác nhau của loài.
Cơ chế của tính đặc trưng và ổn định của bộ nhiễm sắc thể :
+ Ở các loài sinh sản vô tính :
Sự nhân đôi kết hợp với phân li đồng đều của nhiễm sắc thể về 2 cực của tế bào trong quá trình nguyên phân là cơ chế giúp bộ nhiễm sắc đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể.
+ Ở các loài sinh sản hữu tính :
Bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa 3 cơ chế : nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
- Qua giảm phân : bộ nhiễm sắc thể phân li dẫn đến hình thành các giao tử đơn bội.
- Trong thụ tinh : sự kết hợp giữa các giao tử khác giới cùng loài dẫn đến tái tổ hợp nhiễm sắc thể và hình thành bộ nhiễm sắc thể 2n trong các hợp tử.
- Qua nguyên phân : hợp tử phát triển thành cơ thể trưởng thành. Trong nguyên phân có sự kết hợp giữa nhân đôi và phân li nhiễm sắc thể sắc về 2 cực tế bào giúp cho bộ nhiễm sắc thể 2n được duy trì ổn định từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác của cơ thể.

Bình luận (0)
HD
19 tháng 11 2017 lúc 22:05

Câu 10:

a) Xác định số lượng NST: - Gọi số đợt nguyên phân của tế bào là k (k nguyên, dương), 2n là số NST trong tế bào lưỡng bội của loài. Theo bài ra ta có: 6.2n.2k = 9600. 6.2n.(2k - 1) = 9300. Giải ra ta có : 2n = 50. - Số lượng NST của 6 hợp tử trong kì sau: 6 50 2 = 600 (NST) b) Số đợt NP: 6 x 50 2k = 9600 2k = 32 k = 5. Vậy số đợt NP là 5 đợt. c) Tổng số TB = (2 + 4 + 8 + 16 + 32) 6 = 372 (TB).
Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
DA
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết