Cảnh ngày xuân- Nguyễn Du

NA

Mn giúp em làm bài tập này với ạ!
*Cảm nhận về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng của Thúy Kiều qua 6 câu thơ đầu của đoạn trích Cảnh ngày xuân.
*Chỉ ra và phân tích giá trị biện pháp nghệ thuật qua 8 câu thơ cuối của đoạn trích Cảnh ngày xuân.

HS
8 tháng 12 2018 lúc 11:23

Hai câu thơ đầu của đoạn trích vừa nói không gian, vừa gợi thời gian.

''Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.''

Ngày xuân thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã sang t3. Trong tháng cuối mùa xuân, những cánh én vẫn rộn ràng bay liệng trong bài trời trong sáng, giữa làn nắng đẹp của mùa xuân

Ở những câu thơ tiếp theo, Nguyễn Du đã khắc họa lên bức tranh thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp:

''Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa''

Một khung cảnh đẹp, với thảm cỏ xanh rờn làm nền cho bức tranh mùa xuân, trên màu nền xanh non ấy, điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng như một trang sức quý gía làm cho màu sắc thêm tươi đẹp, tinh khôi. Màu sắc hài hòa tới mức tuyệt diệu, Nguyễn Du đã trở thành bậc thầy tả cảnh với bút pháp chấm phá độc đáo. QUa đó, bức tranh thiên khung mùa xuân hiện lên thật tươi mới, trong sáng, mà lại tinh khôi biết bao, khung cảnh đó không thể nhầm lẫn vào đâu được.

Nguồn: tự làm

(p/s: mình nghĩ là phân tích 4 câu thôi, chứ 6 câu thì nó sẽ hơi cụt, 2 câu còn lại nên phân tích với 6 câu tiếp để diễn tả khung cảnh lễ hội hợp lí hơn, đó là ý kiến của mình''

Bình luận (0)
BO
8 tháng 12 2018 lúc 6:04

Trang thơ của Nguyễn Du đang mở rộng trước mắt chúng ta. Có phải không, sau bức chân dung giai nhân là bức họa về cảnh sắc mùa xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của trai tài gái sắc, của chị em Thúy Kiều? Đoạn thơ Cảnh ngày xuân gồm có 18 câu, từ câu 39 đến câu số 56 của Truyện Kiều tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật tả cảnh và tả tình của đại thi hào Nguyễn Du. Một vẻ đẹp thanh xuân, một niềm vui xôn xao, náo nức cứ dâng lên, cứ lan tỏa, rồi lắng dịu mãi trong lòng ta khi đọc đoạn thơ này.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã đem đến cho chúng ta một bức tranh thiên nhiên thật sống động, tươi đẹp mà đầy sức xuân.

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài hông hoa”

Bốn câu thơ đầu mở ra một không gian nghệ thuật hữu sắc, hữu hương, hữu tình, nên thơ. Giữa bầu trời cao bao la mênh mông là những cánh én bay qua bay lại như "đưa thoi". Cánh én mùa xuân thật thân mật biết bao. Cánh én chính là báo hiệu cho mùa xuân về, một mùa gợi lên sự ấm áp, sự sống căng đầy và niềm vui trọn vẹn. Với từ ngữ “đưa thoi” vừa gợi lên khung cảnh bầu trời tràn ngập cánh én, vừa diễn tả sự trôi đi quá nhanh của thời gian. Có phải chăng ý niệm về thời gian của Nguyễn Du có phần giống với Xuân Diệu, thời gian trôi đi nhanh, mùa xuân và tuổi trẻ cũng trở nên chông chênh hơn. Đồng nghĩa với thời gian trôi đi, tuổi trẻ trôi đi thì đời người bỗng nhiên ngắn lại.

Sau cánh én "đưa thoi" là ánh xuân, là "thiều quang" của mùa xuân khi "chín chục đã ngoài sáu mươi". Cách tính thời gian và miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân của các thi sĩ xưa nay thật ý vị làm sao. Nào là "xuân hướng lão" (Ức trai), nào là cảnh mưa bụi, tiếng chim kêu trong Đường thi, nào là cánh bướm rối rít bay trong thơ Trần Nhân Tông,… còn với Nguyễn Du mùa xuân đã bước sang tháng ba rồi. Làm cho con người ta thấy vấn vương, tiếc nuối khi sắp kết thúc một mùa xuân. “Thiều quang’’ là chỉ ánh sáng của mùa xuân, nó không chói chang như mùa hạ hay yếu ớt của mùa đông mà nó là ánh sáng ấm áp, mang đến sức sống cho muôn loài.

Trong tiết trời tháng ba ấy, nổi bật lên là sắc "xanh" mơn mởn, ngọt ngào của cỏ non trải dài, trải rộng như một tấm thảm "tận chân trời" và sắc "trắng" tinh khôi, thanh khiết của hoa lê nở lác đác, chỉ mới hé lộ, khoe sắc, khoe hương "một vài bông hoa".

Vần cổ thi Trung Hoa được Tố Như vậ dụng một cách sáng tạo: "Phương thảo liên thiên bích – Lê chỉ sổ điểm hoa". Hai chữ "trắng điểm" là nhãn tự, cách chấm phá điểm xuyết của thi pahps cổ gợi lên vẻ đẹp thanh xuân trinh trắng của thiên nhiên cỏ hoa; bút pháp nghệ thuật phối sắc tài tình: trên cái nền xanh của cỏ non là một vài bông lê "trắng điểm ". Giữa diện và điểm, giữa nền xanh và sắc trắng của cảnh vật mùa xuân là những cánh én "đưa thoi", là màu hồng của ánh thiều quang, là "khát vọng mùa xuân" ngây ngất, say đắm lòng người:

"Nhìn hoa đang hé tưng bừng

Khao khát mùa xuân yên vui lại đến"

(Ca khúc "Khát vọng mùa xuân" – Mô-da)

Cảnh mùa xuân là bức tranh mùa xuân hoa lệ, là vần thơ tuyệt bút của Nguyễn Du để lại cho đời, điểm tô cho cuộc sống mỗi chúng ta. Phải chăng, thi sĩ Chế Lan Viên đã học tập Tố Như để viết nên vần thơ xuân đẹp này:

"Tháng giêng hai xanh mướt cỏ đồi

Tháng giêng hai vút trời bay cánh én…"?

(Ý nghĩ mùa xuân)

Tám câu thơ tiếp của bài thơ tái hiện phong tục tảo mộ (viếng mộ, sửa sang phần mộ của người thân) và du xuân (hội đạp thanh) trong tiết Thanh minh:

" Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh ."

Vào đầu tháng 3 khí trời mùa xuân mát mẻ trog trẻo , mọi người cùng nhau đi lễ tảo mộ hội đạp thanh. Tác giả sử dụng các từ hán việt " thanh minh" "tảo mộ" " đạp thanh" để nói khung cảnh mùa xuân quãng đãng mọi người cũng nhau đi thăm phần mộ tổ tiên hướng về cội nguồn.

Chỉ =6 câu thớ, với bút pháp tả cảnh ngụ tình kết hợp ngôn ngữ chắt lọc tài hoa, tác giả đã vẽ lên trước mắt người đọc bức tranh thiên nhiên mùa xuân cùng với lễ hội tưng bừng nhộn nhịp. Qua 6 câu thơ cũng như toàn đoạn trích ta thấy được tài miêu tả đến mức sâu sắc của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.

<3 BẠN THAM KHẢO CHỖ NÀO CHƯA ĐƯỢC THÌ NÓI MÌNH <3

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NK
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết