Bài 2. Vận tốc

H24

Mình có một câu hỏi hay muốn chia sẻ. Mong thầy phynit sẽ thưởng GP cho người giải được bài này:

Trên cùng một đường thẳng có 2 xe chuyển động cùng chiều với vận tốc lần lượt là v1 và v2. Tính vận tốc v3 của xe C để:

a) Xe C luôn ở chính giữa xe A và xe B.

b) Xe C cách xe A một khoảng bằng 2 lần khoảng cách từ xe C đến xe B.

P/s: Tìm 1 cách giải khác với trên mạng nhé! Bài nào có ở trên mạng sẽ không được tính.

NT
9 tháng 8 2017 lúc 13:52

Sau t giờ, xe A,B và C đi được quãng đường lần lượt là \(t.v_1;t.v_2;t.v_3\)

a, Vì xe C luôn ở chính giữa xe A và B nên giả sử \(v_1>v_3>v_2\). Khi đó, sau t giờ, khoảng cách giữa xe A và xe B là: \(t.v_1-t.v_2\)

=> khoảng cách giữa xe A và C là: \(\dfrac{t.v_1-t.v_2}{2}\) (do xe C ở chính giữa xe A và xe B)

Mà sau t giờ, ta cũng có khoảng cách giữa xe A và xe C là: \(t.v_1-t.v_3\)

\(\Rightarrow\dfrac{t.v_1-t.v_2}{2}=t.v_1-t.v_3\Rightarrow\dfrac{t.\left(v_1-v_2\right)}{2}=t.\left(v_1-v_3\right)\)

\(\Rightarrow\dfrac{v_1-v_2}{2}=v_1-v_3\Rightarrow v_3=v_1-\dfrac{v_1-v_2}{2}\Leftrightarrow v_3=\dfrac{v_1+v_2}{2}\)

Vậy \(v_3=\dfrac{v_1+v_2}{2}\)

b, Theo giả thiết thì khoảng cách từ xe A đến xe C bằng 2 lần khoảng cách từ xe B đến xe C nên xe A không thể đi giữa xe B và xe C

+) Xét trường hợp xe C đi giữa xe A và xe B. Gỉa sử \(v_1>v_3>v_2\) thì sau t giờ, khoảng cách giữa xe A và xe C là: \(\dfrac{2.\left(t.v_1-t.v_2\right)}{3}\) (vì xe C cách xe A một khoảng bằng 2 lần khoảng cách từ xe C đến xe B)

Ta cũng có khoảng cách giữa xe A và xe C sau t giờ là: \(t.v_1-t.v_3\)

\(\Rightarrow\dfrac{2.\left(t.v_1-t.v_2\right)}{3}=t.v_1-t.v_3\Rightarrow\dfrac{2.t.\left(v_1-v_2\right)}{3}=t.\left(v_1-v_3\right)\)

\(\Rightarrow\dfrac{2.\left(v_1-v_2\right)}{3}=v_1-v_3\Rightarrow v_3=v_1-\dfrac{2.\left(v_1-v_2\right)}{3}\)

\(\Rightarrow v_3=\dfrac{v_1+2.v_2}{3}\)

+) Xét trường hợp xe B đi giữa xe A và xe C => theo giả thiết thì xe B đi chính giữa xe A và xe C. Áp dụng kết quả phần a, ta có:

\(v_2=\dfrac{v_1+v_3}{2}\Rightarrow2.v_2=v_1+v_3\Rightarrow v_3=2.v_2-v_1\)

Vậy \(v_3=\dfrac{v_1+2.v_2}{3}\) hoặc \(v_3=2.v_2-v_1\)

Bình luận (0)
ND
12 tháng 8 2017 lúc 19:03

... bn đó cach khác chưa vậy =="

Bình luận (15)
ND
13 tháng 8 2017 lúc 10:30

Nhất thời nghxi ra 1 cách nưa cahcs này cực kì đơn giản mún tham khảo ko :)) h ms đặt bút

Bình luận (8)
ND
13 tháng 8 2017 lúc 10:55

A1 B2 C1 B1 A2 C2 s1 s2 s3

a, Giả sử các xe chuyển ffoongj trong cùng thời gian t, các xe A;B;C đi được trong khoảng thời gian đó đên các vị trí A2;B2:C2.

Ta có: \(A_1C_1=C_1B_1\)\(A_2C_2=C_2B_2\)

Chứng minh hoặc Suy ra từu hình vẽ:

\(s_3=\dfrac{s_1+s_2}{2}\Leftrightarrow v_3t=\dfrac{v_1t+v_2t}{2}=\dfrac{t\left(v_1+v_2\right)}{2}\)

\(\Rightarrow v_3=\dfrac{v_1+v_2}{2}\)

b,(xin phép lấy cái hình trên cx đc nhé)

=> \(s_1+2s_2=3s_3\)

=> như bn trên :D

Bình luận (15)

Các câu hỏi tương tự
HB
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
QH
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
PK
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
CT
Xem chi tiết
DV
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết