Hướng dẫn soạn bài Những câu hát về tình cảm gia đình

MK

Liệt kê các văn bản Trung đại và nêu tác giả, thể loại thơ

giúp mik với, cảm ơn trước nha haha

 

CB
26 tháng 10 2016 lúc 15:44

Các bài thơ trung đại ( Ngữ văn 7 )
- Qua đèo ngang : Bà huyện thanh quan
- Nam Quốc Sơn Hà : lý thường kiệt
- Phò giá về kinh : trần quang khải
- Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra : trần nhân tông
- Bạn đến chơi nhà : nguyễn khuyến
- Bài ca Côn Sơn : Nguyễn trãi
- Bánh trôi nước : hồ xuân hương
- Sau phút chia ly : đặng trần côn
- Xa ngắm thác núi Lư ( Trung Quốc ) : Lý bạch
- Tĩnh dạ tứ : Lý bạch

Bình luận (3)
CB
26 tháng 10 2016 lúc 15:37

VAN HOC TRUNG DAI
1.Chặng 1: (TK X - hết TK XIV)
Các tác phẩm tiêu biểu: Thiên đô chiếu (Lí Công Uẩn), Quốc tộ (Đỗ Pháp Thuận), Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải), Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), Bạnh Đằng giang kí (Trương Hán Siêu)
Thời kì này có sự xuất hiện của nhiều thể loại văn học như văn nghị luận (chiếu, hịch), văn xuôi lịch sử (Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu) và thơ. Do tư duy nguyên hợp nên văn học giai đoạn này có hiện tượng văn-sử-triết bất phân. Văn học viết bằng chữ Hán là chủ đạo, văn học viết bằng chữ Nôm chưa có thành tựu gì nổi bật.
2.Chặng 2: (TK XV - hết TK XVII)
Các tác phẩm chính: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), thơ Lê Thánh Tông, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ).
Thời kì này có nhiều thể loại được bổ sung. Hiện tượng văn-sử-triết bất phân nhạt dần bởi sự xuất hiện ngày càng nhiều các tác phẩm giàu chất văn chương, hình tượng. Thơ Nôm có nhiều thành tựu lớn qua sáng tác của Nguyễn Trãi. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của văn xuôi tự sự (Truyền kì mạn lục). Và văn chính luận có sự phát triển tột bậc qua những sáng tác của Nguyễn Trãi như Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập...
VAN HOC HIEN DAI
Một số tác giả và tác phẩm
Tố Hữu
Tập thơ Việt Bắc (1954) gồm 20 bài thơ chủ viết về những vùng quê, những con người trong chiến tranh với Pháp, ca ngợi Hồ Chí Minh và chiến thắng Điện Biên Phủ. Tập thơ đã được tặng Giải Nhất trong Giải thưởng Văn nghệ 1954-1955. Năm 1955 đã có một cuộc tranh luận sôi nổi và có lúc đến mức căng thẳng về tập thơ này giữa hai phía ca ngợi và đánh giá thấp. Trong tập có nhiều bài thơ nổi tiếng tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Tố Hữu như Việt Bắc, Bầm ơi!, Lượm, Sáng tháng Năm, Ta đi tới, Hoan hô chiến sỹ Điện Biên
Tố Hữu được nhà phê bình Trần Đình Sử đánh giá là đỉnh cao thơ trữ tình chính trị Việt Nam.
Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân, theo nhà phê bình Vương Trí Nhàn, tên tuổi còn mãi với thể tùy bút [22] trong giai đoạn này đã tiếp tục thể loại sở trường của mình. Từ Chùa Đàn (1946) đến Đường vui (1949) và Tình chiến dịch (1950) có thể thấy sự chuyển hướng đề tài gắn với cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng vẫn mang đậm phong cách rất riêng của ông với sự tinh tế và nghệ thuật sử dụng ngôn từ điêu luyện. Bách khoa toàn thư Việt Nam đánh giá Đường vui" và Tình chiến dịch là hai thiên tùy bút đặc sắc nhất của ông trong kháng chiến chống Pháp.
Trần Đăng
Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình (ông mất tháng 11 năm 1949 khi vừa mới qua tuổi 28), Trần Đăng đã kịp để lại một số truyện và ký, trong đó phải kể đến Một lần tới Thủ đô (1946), Trận Phố Ràng (1949), Một cuộc chuẩn bị (1950).
Tác phẩm
Truyện
truyện ngắn Con đường sống và tập truyện Anh Tư dân quân của Minh Lộc,tập truyện ngắn Lòng dân của Phạm Hữu Tùng (Phân hội văn nghệ Sở thông tin Nam Bộ),những tập truyện của Phạm Anh Tài, Hoàng Linh, Linh Ngã.
Thơ
tập thơ lục bát Bức thơ tình của Ba Dân (Văn nghệ bộ đội khu 9). tập Chiến dịch mùa xuân của Nguyễn Bính, Việt Ánh, Dân Thanh, Truy Phong do Phòng chính trị khu 8 sưu tầm; và một số bài trong tập Hương đồng nội của Nguyễn Ngọc Tấn (khu 7). tập Hò lờ thi đua của Nguyễn Quốc Nhân (Vĩnh Long); và một số tác phẩm của Huy Hà, Bảo Định Giang, Dương Phong, Lý Dũng Dân, Phương Viễn.
Kịch
vở kịch Vì dân của Lê Minh (Phòng chính trị khu 8).vở Chiều ba mươi Tết của Hoang Tuyển (Văn nghệ bộ đội khu 8); và vở Quyết rửa thù của Phạm Công Minh (báo thống nhất).vở Giờ tôi mới hiểu của Duy Phương (Gia Định khu 7).
Tác giả
Việt Ánh (thi sĩ, bị bệnh hiểm nghèo mà không chịu rời cơ quan công tác, đã sáng tác gần 40 tập thơ về địch vận, ngụy vận); Huỳnh Văn Gấm (họa sĩ, phụ trách công việc đặc biệt cần thiết cho kháng chiến 4 năm và có công trong việc hướng dẫn nền hội họa đại chúng); Xích Liên (nhà văn, tuy tuổi già và bệnh tật vẫn dịch nhiều tác phẩm của Liên Xô, Trung Hoa cho bộ đội đọc).Nguyễn Cao Thương (họa sĩ, thương binh, có công đào tạo trên 300 cán bộ hội họa phục vụ kháng chiến); Nguyễn Ngọc Bạch (góp phần lớn trong việc xây dựng nền nhạc Việt Nam ở Nam Bộ và tận tụy với đoàn kịch lưu động).

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
MK
Xem chi tiết
MK
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
KQ
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết