Hướng dẫn soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương - trích

HT

lập dàn ý cơ bản cho đề văn sau: hãy phân tích nhân vật Vũ Nương. Từ đó nhận xét về thái độ tình cảm của tác giả đối với nhân vật

TL
22 tháng 6 2018 lúc 12:04

1. Mở bài:

• Người phụ nữ bình dân có truyền thống tốt đẹp về đạo đức, phẩm chất nhưng trong xã hội phong kiến nhưng chịu đau khổ.

• Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ta thương nàng Vũ Thị Thiết đã chịu đựng nỗi đau oan khuất.

2. Thân bài:

a) Vũ Nương, người phụ nữ đẹp người, đẹp nết

• Có tư tưởng tốt đẹp.

• Người vợ dịu hiền, khuôn phép: Chồng đi xa vẫn một lòng chung thủy, thương nhớ chồng khôn nguôi, mong chồng trở về bình yên vô sự, ngày qua tháng lại một mình vò võ nuôi con.

• Người con dâu hiếu thảo: Chăm nuôi mẹ chồng lúc đau yếu, lo việc ma chay, tế lễ chu toàn khi mẹ chồng mất.

b) Nỗi đau, oan khuất của nàng:

• Người chồng đa nghi vì nghe lời con trẻ ngây thơ nên nghi oan, cho rằng nàng đã thất tiết.

• Nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan với chồng nhưng chồng vẫn không nghe còn mắng nhiếc, đánh và đuổi nàng đi.

• Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết để tỏ bày nỗi oan ức của mình.

c) Khi chết rồi Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ.

• Ở thuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về.

• Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người.

• Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa.

3. Kết luận:

• Vũ Nương tiêu biểu cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội cũ.

• Nhân vật Vũ Nương để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thương sâu sắc.

Bình luận (0)
TA
22 tháng 6 2018 lúc 15:28

Trong văn học dân gian và văn học viết của nước ta, người phụ nữ bình dân đã nêu cao những giá trị cao đẹp về đạo đức, phẩm chất. Nhưng sống trong xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công, oan trái, họ phải chịu nhiều đau khổ và bất hạnh. Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ta thương Vũ Thị Thiết phải chịu nỗi oan khuất và để giải nỗi oan, nàng đã tìm đến cái chết thật thương tâm.

Nguyễn Dữ giới thiệu với ta nhân vật Vũ Nương - một phụ nữ đẹp người, đẹp nết. Nàng có tư dung đẹp, tính tình lại hiền dịu, nết na. Khi làm vợ Trương Sinh, một người chồng có tính đa nghi, nàng vẫn giữ gìn khuôn phép để không xảy ra cảnh bất hoà.

Hạnh phúc chồng vợ sum vầy chưa được bao lâu, chiến tranh xảy ra, chồng phải ra trận, nàng tiễn chồng lên đường với tâm trạng đau khổ. Lời nói với chồng trong giờ phút chia tay thật chân tình, cảm động làm cho “mọi người đều ứa hai hàng lệ”. “Nàng chẳng cầu mong chồng đeo ấn phong hầu mà chỉ cầu xin chồng trở về bình yên vô sự”. Nguyện vọng của nàng thật giản dị mà sâu sắc.

Mấy năm chồng đi xa, ở nhà một tay nàng lo toan mọi công việc gia đình, nuôi con từ trứng nước đến khi lớn khôn. Nàng còn là người con dâu hiếu thảo rất mực, khi mẹ chồng đau ốm nàng “hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Khi bà cụ qua đời, nàng hết lòng thương xót, lo ma chay tế lễ chu toàn. Sự ăn ở đối xử hết lòng với mẹ chồng chẳng khác nào đối với cha mẹ mình vậy.

Tóm lại, Vũ Nương là một phụ nữ vẹn toàn, thể hiện được những phẩm chất đạo đức cao quý của người vợ, người mẹ, người con. Con người như vậy đáng ra phải được hưởng hạnh phúc đầm ấm của gia đình.

Chiến tranh chấm dứt, chồng trở về, niềm vui chưa trọn vẹn thì bi kịch xảy ra. Trương Sinh - một kẻ vô học, thô lỗ, đa nghi, hay ghen đã nghe lời đứa con ngây thơ, không dò hỏi ngọn ngành, nghi ngờ vợ mình không chung thủy. Nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan với chồng nhưng Trương Sinh một mực vẫn buộc tội vợ, thậm chí còn mắng nhiếc, đánh, đuổi nàng đi. Họ hàng, làng xóm đều biện minh cho nàng nhưng cũng không thay đổi được thái độ của Trường Sinh. Không còn cách nào để minh oan được nữa, nàng chọn cái chết để giãi bày tấm lòng chung thủy, trong trắng của mình. Thật tội nghiệp cho Vũ Nương, ba năm trời cách biệt vẫn giữ gìn một tiết, ấy mà khi chồng trở về lại bị nghi oan, một con người phẩm hạnh như thế, lại mang tiếng nhuốc nhơ. Bi kịch bị dồn nén đến cao độ, trong cảnh ngộ đó, Vũ Nương chỉ có một con đường tìm đến cái chết. Thương Vũ Nương, người đời càng trách giận Trương Sinh phũ phàng:

Khá trách chàng Trương Sinh khéo phũ phàng

("Lại bài Viếng Vũ Thị”của Lê Thánh Tông)

Và ngay cả khi chết rồi, ở dưới thủy cung, nàng vẫn ôm mối hận bị chồng ruồng rẫy, nàng nghĩ: “Thà già ở chốn làng mây cung nước, chứ còn mặt mũi nào về nhìn thấy người ta nữa”. Nhưng có lúc nàng lại băn khoăn: “Không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa”. Nàng mong muốn thiết tha trở về quê hương đoàn tụ với chồng và để giải được nỗi oan. Nhưng âm dương cách biệt nàng “chẳng thể trở về nhân gian được nữa”.

Trong xã hội phong kiến, những người phụ nữ đức hạnh, hiền thục như Vũ Nương đều chịu chung số phận bi đát. Câu chuyện về cái chết thương tâm của Vũ Nương càng làm cho ta thông cảm với những nỗi đau của người phụ nữ trong xã hội cũ. Tác phẩm còn là tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến đã làm tan vỡ hạnh phúc của nhiều lứa đôi, gia đình.

Trong một xã hội mà quyền sống con người được tôn trọng như xã hội ta ngày nay, những người phụ nữ có nhan sắc, phẩm hạnh như nàng Vũ Thị Thiết chắc chắn sẽ sống cuộc đời hạnh phúc.

Từ một câu chuyện lưu truyền trong dân gian, Nguyễn Dữ đã sáng tác nên một tác phẩm đặc sắc. Mặc dù có ít nhiều yếu tố hoang đường nhưng “Chuyện người con gái Nam Xương” đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng không phai mờ

Bình luận (0)
NM
22 tháng 6 2018 lúc 15:42

1 : Trong văn học dân gian và văn học viết của nước ta, người phụ nữ bình dân đã nêu cao những giá trị cao đẹp về đạo đức, phẩm chất. Nhưng sống trong xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công, oan trái, họ phải chịu nhiều đau khổ và bất hạnh. Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ta thương Vũ Thị Thiết phải chịu nỗi oan khuất và để giải nỗi oan, nàng đã tìm đến cái chết thật thương tâm.

Nguyễn Dữ giới thiệu với ta nhân vật Vũ Nương - một phụ nữ đẹp người, đẹp nết. Nàng có tư dung đẹp, tính tình lại hiền dịu, nết na. Khi làm vợ Trương Sinh, một người chồng có tính đa nghi, nàng vẫn giữ gìn khuôn phép để không xảy ra cảnh bất hoà.

Hạnh phúc chồng vợ sum vầy chưa được bao lâu, chiến tranh xảy ra, chồng phải ra trận, nàng tiễn chồng lên đường với tâm trạng đau khổ. Lời nói với chồng trong giờ phút chia tay thật chân tình, cảm động làm cho “mọi người đều ứa hai hàng lệ”. “Nàng chẳng cầu mong chồng đeo ấn phong hầu mà chỉ cầu xin chồng trở về bình yên vô sự”. Nguyện vọng của nàng thật giản dị mà sâu sắc.

Mấy năm chồng đi xa, ở nhà một tay nàng lo toan mọi công việc gia đình, nuôi con từ trứng nước đến khi lớn khôn. Nàng còn là người con dâu hiếu thảo rất mực, khi mẹ chồng đau ốm nàng “hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Khi bà cụ qua đời, nàng hết lòng thương xót, lo ma chay tế lễ chu toàn. Sự ăn ở đối xử hết lòng với mẹ chồng chẳng khác nào đối với cha mẹ mình vậy.

Tóm lại, Vũ Nương là một phụ nữ vẹn toàn, thể hiện được những phẩm chất đạo đức cao quý của người vợ, người mẹ, người con. Con người như vậy đáng ra phải được hưởng hạnh phúc đầm ấm của gia đình.

Chiến tranh chấm dứt, chồng trở về, niềm vui chưa trọn vẹn thì bi kịch xảy ra. Trương Sinh - một kẻ vô học, thô lỗ, đa nghi, hay ghen đã nghe lời đứa con ngây thơ, không dò hỏi ngọn ngành, nghi ngờ vợ mình không chung thủy. Nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan với chồng nhưng Trương Sinh một mực vẫn buộc tội vợ, thậm chí còn mắng nhiếc, đánh, đuổi nàng đi. Họ hàng, làng xóm đều biện minh cho nàng nhưng cũng không thay đổi được thái độ của Trường Sinh. Không còn cách nào để minh oan được nữa, nàng chọn cái chết để giãi bày tấm lòng chung thủy, trong trắng của mình. Thật tội nghiệp cho Vũ Nương, ba năm trời cách biệt vẫn giữ gìn một tiết, ấy mà khi chồng trở về lại bị nghi oan, một con người phẩm hạnh như thế, lại mang tiếng nhuốc nhơ. Bi kịch bị dồn nén đến cao độ, trong cảnh ngộ đó, Vũ Nương chỉ có một con đường tìm đến cái chết. Thương Vũ Nương, người đời càng trách giận Trương Sinh phũ phàng:

Khá trách chàng Trương Sinh khéo phũ phàng

("Lại bài Viếng Vũ Thị”của Lê Thánh Tông)

Và ngay cả khi chết rồi, ở dưới thủy cung, nàng vẫn ôm mối hận bị chồng ruồng rẫy, nàng nghĩ: “Thà già ở chốn làng mây cung nước, chứ còn mặt mũi nào về nhìn thấy người ta nữa”. Nhưng có lúc nàng lại băn khoăn: “Không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa”. Nàng mong muốn thiết tha trở về quê hương đoàn tụ với chồng và để giải được nỗi oan. Nhưng âm dương cách biệt nàng “chẳng thể trở về nhân gian được nữa”.

Trong xã hội phong kiến, những người phụ nữ đức hạnh, hiền thục như Vũ Nương đều chịu chung số phận bi đát. Câu chuyện về cái chết thương tâm của Vũ Nương càng làm cho ta thông cảm với những nỗi đau của người phụ nữ trong xã hội cũ. Tác phẩm còn là tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến đã làm tan vỡ hạnh phúc của nhiều lứa đôi, gia đình.

Trong một xã hội mà quyền sống con người được tôn trọng như xã hội ta ngày nay, những người phụ nữ có nhan sắc, phẩm hạnh như nàng Vũ Thị Thiết chắc chắn sẽ sống cuộc đời hạnh phúc.

Từ một câu chuyện lưu truyền trong dân gian, Nguyễn Dữ đã sáng tác nên một tác phẩm đặc sắc. Mặc dù có ít nhiều yếu tố hoang đường nhưng “Chuyện người con gái Nam Xương” đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng không phai mờ

2:

1. Mở bài:

• Người phụ nữ bình dân có truyền thống tốt đẹp về đạo đức, phẩm chất nhưng trong xã hội phong kiến nhưng chịu đau khổ.

• Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ta thương nàng Vũ Thị Thiết đã chịu đựng nỗi đau oan khuất.

2. Thân bài:

a) Vũ Nương, người phụ nữ đẹp người, đẹp nết

• Có tư tưởng tốt đẹp.

• Người vợ dịu hiền, khuôn phép: Chồng đi xa vẫn một lòng chung thủy, thương nhớ chồng khôn nguôi, mong chồng trở về bình yên vô sự, ngày qua tháng lại một mình vò võ nuôi con.

• Người con dâu hiếu thảo: Chăm nuôi mẹ chồng lúc đau yếu, lo việc ma chay, tế lễ chu toàn khi mẹ chồng mất.

b) Nỗi đau, oan khuất của nàng:

• Người chồng đa nghi vì nghe lời con trẻ ngây thơ nên nghi oan, cho rằng nàng đã thất tiết.

• Nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan với chồng nhưng chồng vẫn không nghe còn mắng nhiếc, đánh và đuổi nàng đi.

• Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết để tỏ bày nỗi oan ức của mình.

c) Khi chết rồi Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ.

• Ở thuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về.

• Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người.

• Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa.

3. Kết luận:

• Vũ Nương tiêu biểu cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội cũ.

• Nhân vật Vũ Nương để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thương sâu sắc.

3. Mở bài : Nguyễn Dữ là gương mặt tiêu biểu của văn học thế kỷ XVI
- Với tập chuyện ngắn " truyền kì mạn lục" ông đã đem lại thành công lớn cho nề văn hóa dân tộc .
- Chuyện người con gái Nam Xương là chuyện thứ 16 và là chuyên tiêu biểu nhất trong tập chuyện .Qua câu chuyện ta có thể thấy rõ được thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa thông qua nhân vật Vũ Nương .
- Để hiểu rõ hơn về nhân vật này chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu.
Thân bài : I Phân tích :
LĐ 1 : Vũ Nương là một người vợ thủy chung
LC 1: Biết tính Trương Sinh hay ghen nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép không để vợ chồng đến nỗi bất hòa bao giờ .
LC 2 : Trước khi Trương Sinh đi lính Nàng đã rót chén rượu đầy rặn rò những lời tình nghĩa ...
LC 3 : Khi xa chồng Vũ Nương luôn đợi chờ, ngóng trông Trương Sinh , cảm thông với Trương Sinh ở nơi đất thú .
-> Thấu hiểu được nỗi nhớ chồng . Nguyễn Dữ Vừa cảm thông trước nỗi khổ của Vũ Nương , vừa ca ngợi tấm lòng thủy chung , son sắc mong ngóng chồng của nàng .
LĐ 2 : Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo
LC 1 : thay chồng chăm lo phụng dưỡng mẹ
LC 2 : Khi bà ốm nàng đã thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy những lời khôn khéo để khuyên lơn cho bà vơi bớt đi nỗ nhớ thương con .
LC 3 : Đến lúc bà mất , nàng đã hết lời thương sót , lo ma chay tế lễ cẩn thận như với cha mẹ đẻ của mình .
-> Nguyễn Dữ đã rất khôn khéo , khắc họa nên một nhân vật với đầy đủ phẩm chất tố đẹp lại luôn hết lòng chăm lo cho mẹ chồng như với cha mẽ đẻ.
Lđ 3 : Với con nàng là người mẽ mẫu mực
LC 1 : Khi chồng đi lính được đầy tuần , nàng sinh bé Đản . Một mình gánh vác cả một gia sản nhà chồng nhưng nàng chứ bao giờ chểnh mảng chuyện con cái. .
Lc 2 : Chi tiết nàng chỉ bóng mình trên tường và bảo đó là cha cuả bé Đản cũng suất phát tờ tấm lòng của người làm mẹ . Để con mình vơi bớt đi nỗi thiếu vắng tình cảm của người cha .
-> Ta có thể thấy rõ tuy Vũ Nương phải chăm lo cho gia đình nhà chồng nhưng nàng vẫn làm tròn bổn phận của người làm mẹ .
------------>>> Từ tất cả các điều trên cho ta thấy vũ nương là người phụ nữ lí tưởng .
II Đánh giá nhân vật
Tác giả Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng hình ảnh của người phụ nữ đẹp , mang đậm vẻ đẹp truyền thống .
- Đặc biệt qua đó ta có thể nhận thấy số phân đầy thiệt thòi,bi thương, bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến nam quyền thối nát .
-Tác phẩm cũng đã thể hiện hết được các phẩm chất của người phụ nữ xưa đó là Công - dung - ngôn - hạnh .
- Cho đến bây giờ hình tượng nhân vật Vũ Nương vẫn luôn là một hình ảnh đẹp biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam.
Kết bài : khái quá lại các ý chính
-Chúng ta cần học tập những gì thông qua nhân vật Vũ Nương

Bình luận (1)
H24
4 tháng 8 2018 lúc 20:59

Làm nút thắt - mở ra tình huống truyện :v

Bình luận (0)
H24
11 tháng 8 2018 lúc 13:30

Dàn ý cơ bản ;

A. Mở bài ;

-Nguyễn Dữ là mộ nhà nho sống vào cuối thế kỉ thứ 16 , tác giả của cuốn TRuyền kì mạn lục , ghi lại nx truyền thuyết , giai đoạn kì lạ trong dân gian

-câu truyện Người gái NamXương là 1 đoạn đc trích từ Truyền kì mạn lục và nhân vật tiêu biểu và ấn tg nhất là Vũ Nương

B. Thân bài ;

1. Vũ Nương là 1 người đẹp người đẹp nết.

a. Về hình thức ;- Tư dug tốt đẹp = là 1 cô gái đẹp .

b. Về phẩm chất ;--Trong cuộc sống gia đình , vợ chồng luôn biết giữ gìn quân phép ,ko gây ra ai tiếng gì để tránh sự thất hòa .

--Chồng đi lính , Vũ Nương thay chồng báo hiếu mẹ già , nuôi dưỡng con thơ giữ gìn ý tứ ko để xảy ra điều tiếng gì.

--Mẹ chồng đau ốm , nàng thuốc thang chạy chữa ,phụng dưỡng mẹ già ốm đau. Mẹ chồng qua đời nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như cho cha mẹ ruột của mk

c. Nỗi oan khuất của Vũ Nương

-Đêm đêm , nag chỉ vào bóng mk in trên tg và bảo con cha Đản đén rồi kìa

- Giặc tan , Trương Sinh về nghe lời con nói nghi cho vợ là ko chug thủy

-Nàng hết lời thanh minh, ns lên nỗi đau đớn thất vọng mà ko đc chồng tin.

- Nàng xin thần sông chứng dám cho sự trong trắng của mk và nỗi oan khuất .

-Cuộc đời của nàng cx là tiêu biểu của ng phụ nữ thời phong kiến xưa , luôn luôn bị oan khuất ko đc nên tiếng bảo vệ mk .

C. Kết bài ;

- Vũ Ng là 1 dảm đang , chung thủy , hiểu thảo .

-Nói lên nỗi lòng , cuộc sống và sự bất công của phụ nữ xưa .

Bình luận (0)
HH
9 tháng 9 2018 lúc 21:47

-Trong văn học dân gian và văn học viết của nước ta, người phụ nữ bình dân đã nêu cao những giá trị cao đẹp về đạo đức, phẩm chất. Nhưng sống trong xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công, oan trái, họ phải chịu nhiều đau khổ và bất hạnh. Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ta thương Vũ Thị Thiết phải chịu nỗi oan khuất và để giải nỗi oan, nàng đã tìm đến cái chết thật thương tâm.

Nguyễn Dữ giới thiệu với ta nhân vật Vũ Nương - một phụ nữ đẹp người, đẹp nết. Nàng có tư dung đẹp, tính tình lại hiền dịu, nết na. Khi làm vợ Trương Sinh, một người chồng có tính đa nghi, nàng vẫn giữ gìn khuôn phép để không xảy ra cảnh bất hoà.

Hạnh phúc chồng vợ sum vầy chưa được bao lâu, chiến tranh xảy ra, chồng phải ra trận, nàng tiễn chồng lên đường với tâm trạng đau khổ. Lời nói với chồng trong giờ phút chia tay thật chân tình, cảm động làm cho “mọi người đều ứa hai hàng lệ”. “Nàng chẳng cầu mong chồng đeo ấn phong hầu mà chỉ cầu xin chồng trở về bình yên vô sự”. Nguyện vọng của nàng thật giản dị mà sâu sắc.

Mấy năm chồng đi xa, ở nhà một tay nàng lo toan mọi công việc gia đình, nuôi con từ trứng nước đến khi lớn khôn. Nàng còn là người con dâu hiếu thảo rất mực, khi mẹ chồng đau ốm nàng “hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Khi bà cụ qua đời, nàng hết lòng thương xót, lo ma chay tế lễ chu toàn. Sự ăn ở đối xử hết lòng với mẹ chồng chẳng khác nào đối với cha mẹ mình vậy.

Tóm lại, Vũ Nương là một phụ nữ vẹn toàn, thể hiện được những phẩm chất đạo đức cao quý của người vợ, người mẹ, người con. Con người như vậy đáng ra phải được hưởng hạnh phúc đầm ấm của gia đình.

Chiến tranh chấm dứt, chồng trở về, niềm vui chưa trọn vẹn thì bi kịch xảy ra. Trương Sinh - một kẻ vô học, thô lỗ, đa nghi, hay ghen đã nghe lời đứa con ngây thơ, không dò hỏi ngọn ngành, nghi ngờ vợ mình không chung thủy. Nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan với chồng nhưng Trương Sinh một mực vẫn buộc tội vợ, thậm chí còn mắng nhiếc, đánh, đuổi nàng đi. Họ hàng, làng xóm đều biện minh cho nàng nhưng cũng không thay đổi được thái độ của Trường Sinh. Không còn cách nào để minh oan được nữa, nàng chọn cái chết để giãi bày tấm lòng chung thủy, trong trắng của mình. Thật tội nghiệp cho Vũ Nương, ba năm trời cách biệt vẫn giữ gìn một tiết, ấy mà khi chồng trở về lại bị nghi oan, một con người phẩm hạnh như thế, lại mang tiếng nhuốc nhơ. Bi kịch bị dồn nén đến cao độ, trong cảnh ngộ đó, Vũ Nương chỉ có một con đường tìm đến cái chết. Thương Vũ Nương, người đời càng trách giận Trương Sinh phũ phàng:

Khá trách chàng Trương Sinh khéo phũ phàng

("Lại bài Viếng Vũ Thị”của Lê Thánh Tông)

Và ngay cả khi chết rồi, ở dưới thủy cung, nàng vẫn ôm mối hận bị chồng ruồng rẫy, nàng nghĩ: “Thà già ở chốn làng mây cung nước, chứ còn mặt mũi nào về nhìn thấy người ta nữa”. Nhưng có lúc nàng lại băn khoăn: “Không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa”. Nàng mong muốn thiết tha trở về quê hương đoàn tụ với chồng và để giải được nỗi oan. Nhưng âm dương cách biệt nàng “chẳng thể trở về nhân gian được nữa”.

Trong xã hội phong kiến, những người phụ nữ đức hạnh, hiền thục như Vũ Nương đều chịu chung số phận bi đát. Câu chuyện về cái chết thương tâm của Vũ Nương càng làm cho ta thông cảm với những nỗi đau của người phụ nữ trong xã hội cũ. Tác phẩm còn là tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến đã làm tan vỡ hạnh phúc của nhiều lứa đôi, gia đình.

Trong một xã hội mà quyền sống con người được tôn trọng như xã hội ta ngày nay, những người phụ nữ có nhan sắc, phẩm hạnh như nàng Vũ Thị Thiết chắc chắn sẽ sống cuộc đời hạnh phúc.

Từ một câu chuyện lưu truyền trong dân gian, Nguyễn Dữ đã sáng tác nên một tác phẩm đặc sắc. Mặc dù có ít nhiều yếu tố hoang đường nhưng “Chuyện người con gái Nam Xương” đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng không phai mờ

2:

1. Mở bài:

• Người phụ nữ bình dân có truyền thống tốt đẹp về đạo đức, phẩm chất nhưng trong xã hội phong kiến nhưng chịu đau khổ.

• Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ta thương nàng Vũ Thị Thiết đã chịu đựng nỗi đau oan khuất.

2. Thân bài:

a) Vũ Nương, người phụ nữ đẹp người, đẹp nết

• Có tư tưởng tốt đẹp.

• Người vợ dịu hiền, khuôn phép: Chồng đi xa vẫn một lòng chung thủy, thương nhớ chồng khôn nguôi, mong chồng trở về bình yên vô sự, ngày qua tháng lại một mình vò võ nuôi con.

• Người con dâu hiếu thảo: Chăm nuôi mẹ chồng lúc đau yếu, lo việc ma chay, tế lễ chu toàn khi mẹ chồng mất.

b) Nỗi đau, oan khuất của nàng:

• Người chồng đa nghi vì nghe lời con trẻ ngây thơ nên nghi oan, cho rằng nàng đã thất tiết.

• Nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan với chồng nhưng chồng vẫn không nghe còn mắng nhiếc, đánh và đuổi nàng đi.

• Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết để tỏ bày nỗi oan ức của mình.

c) Khi chết rồi Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ.

• Ở thuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về.

• Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người.

• Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa.

3. Kết luận:

• Vũ Nương tiêu biểu cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội cũ.

• Nhân vật Vũ Nương để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thương sâu sắc.

3. Mở bài : Nguyễn Dữ là gương mặt tiêu biểu của văn học thế kỷ XVI
- Với tập chuyện ngắn " truyền kì mạn lục" ông đã đem lại thành công lớn cho nề văn hóa dân tộc .
- Chuyện người con gái Nam Xương là chuyện thứ 16 và là chuyên tiêu biểu nhất trong tập chuyện .Qua câu chuyện ta có thể thấy rõ được thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa thông qua nhân vật Vũ Nương .
- Để hiểu rõ hơn về nhân vật này chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu.
Thân bài : I Phân tích :
LĐ 1 : Vũ Nương là một người vợ thủy chung
LC 1: Biết tính Trương Sinh hay ghen nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép không để vợ chồng đến nỗi bất hòa bao giờ .
LC 2 : Trước khi Trương Sinh đi lính Nàng đã rót chén rượu đầy rặn rò những lời tình nghĩa ...
LC 3 : Khi xa chồng Vũ Nương luôn đợi chờ, ngóng trông Trương Sinh , cảm thông với Trương Sinh ở nơi đất thú .
-> Thấu hiểu được nỗi nhớ chồng . Nguyễn Dữ Vừa cảm thông trước nỗi khổ của Vũ Nương , vừa ca ngợi tấm lòng thủy chung , son sắc mong ngóng chồng của nàng .
LĐ 2 : Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo
LC 1 : thay chồng chăm lo phụng dưỡng mẹ
LC 2 : Khi bà ốm nàng đã thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy những lời khôn khéo để khuyên lơn cho bà vơi bớt đi nỗ nhớ thương con .
LC 3 : Đến lúc bà mất , nàng đã hết lời thương sót , lo ma chay tế lễ cẩn thận như với cha mẹ đẻ của mình .
-> Nguyễn Dữ đã rất khôn khéo , khắc họa nên một nhân vật với đầy đủ phẩm chất tố đẹp lại luôn hết lòng chăm lo cho mẹ chồng như với cha mẽ đẻ.
Lđ 3 : Với con nàng là người mẽ mẫu mực
LC 1 : Khi chồng đi lính được đầy tuần , nàng sinh bé Đản . Một mình gánh vác cả một gia sản nhà chồng nhưng nàng chứ bao giờ chểnh mảng chuyện con cái. .
Lc 2 : Chi tiết nàng chỉ bóng mình trên tường và bảo đó là cha cuả bé Đản cũng suất phát tờ tấm lòng của người làm mẹ . Để con mình vơi bớt đi nỗi thiếu vắng tình cảm của người cha .
-> Ta có thể thấy rõ tuy Vũ Nương phải chăm lo cho gia đình nhà chồng nhưng nàng vẫn làm tròn bổn phận của người làm mẹ .
------------>>> Từ tất cả các điều trên cho ta thấy vũ nương là người phụ nữ lí tưởng .
II Đánh giá nhân vật
Tác giả Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng hình ảnh của người phụ nữ đẹp , mang đậm vẻ đẹp truyền thống .
- Đặc biệt qua đó ta có thể nhận thấy số phân đầy thiệt thòi,bi thương, bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến nam quyền thối nát .
-Tác phẩm cũng đã thể hiện hết được các phẩm chất của người phụ nữ xưa đó là Công - dung - ngôn - hạnh .
- Cho đến bây giờ hình tượng nhân vật Vũ Nương vẫn luôn là một hình ảnh đẹp biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam.
Kết bài : khái quá lại các ý chính
-Chúng ta cần học tập những gì thông qua nhân vật Vũ Nương

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DN
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
II
Xem chi tiết
SN
Xem chi tiết
WR
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
CY
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết