Thiên nhiên và con người ở các châu lục

KL

Kinh tế của các nước Đông Nam Á có những đặc điểm gì? Tại sao các nước tiến hàng công nghiệp hóa nhưng nền kinh tế phát triển chưa vững chắc?

KH
25 tháng 2 2019 lúc 22:12

_Nhớ lọc ra các ý!

Hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của các nước đế quốc nên trước đây trong kinh tế chỉ có những ngành mang lại lợi ích cho chính quốc mới được phát triển. Chủ yếu là các ngành khai thác mỏ như than, thiếc ở Việt Nam; khai thác thiếc, trồng cây cao su ở Malaixia; cây hương liệu ở Inđônêxia.. Người nông dân những nước này trồng lúa nhưng năng suất thấp nên chỉ đủ đảm bảo được nguồn lương thực tối thiểu phục vụ nhu cầu trong nước. Cuộc sống của người dân nô lệ ở các nước đều giống nhau, rất khổ cực, đói nghèo. Nhân dân từng nước đã nổi dậy, đấu tranh giành tự do, giành quyền làm chủ đất nước. Nhiều nước có những cuộc khởi nghĩa, cuộc chiến đấu chống xâm lược và lần lượt giành được độc lập: Việt Nam, Lào, Campuchia năm 1945; Philippin năm 1946; Mianma năm 1948; Inđônêxia năm 1950, Malaixia năm 1957; Brunây năm 1985. + Sau năm 1945, trừ ba nước Đông Dương là Việt Nam, Lào, Campuchia vẫn tiếp tục một cách chính thức hoặc không chính thức tiến hành cuộc chiến tranh chống đế quốc, các nước giành được độc lập khác đều có điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội và từng bước đã đạt được kết quả. Tuy vậy từ năm 1996 đã có dự báo về khủng hoảng kinh tế ở một số nước do sự mất cân đối trong đầu tư và mất cân đối trong phát triển các ngành kinh tế như: phân bố nguồn đầu tư cho những ngành không làm ra lãi, tiêu dùng lạm vào vốn, kinh doanh những mặt hàng xa xỉ cho xã hội tiêu dùng, chuyển dịch cơ cấu chậm, vay vốn nhiều không trả nợ được, phụ thuộc vào nước ngoài,... năm 1997 đồng Bạt của Thái Lan mất giá, trước đây 1 đô la Mĩ đổi được khoảng 25 Bạt, thời điểm khủng hoảng đổi được trên 40 Bạt. Ảnh hưởng của nền kinh tế thuộc địa còn thấy ở một số nước Đông Nam Á. Biểu hiện của nó là cơ cấu nền kinh tế vẫn thiên về nông nghiệp, ngành công nghiệp chưa có được vị trí đáng kể và chủ yếu vẫn là công nghiệp khai thác. Điều này thấy rõ đối với Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma. Một số nước khác tiến hành công nghiệp hoá từ những năm 60 của thế kỷ XX đã đạt được những thành tích đáng kể: tỉ trọng ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân tăng lên, đã sản xuất được một số mặt hàng cao cấp như phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, tủ lạnh, ti vi, v.v...

Bình luận (1)
BT
28 tháng 2 2019 lúc 20:05

Hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của các nước đế quốc nên trước đây trong kinh tế chỉ có những ngành mang lại lợi ích cho chính quốc mới được phát triển. Chủ yếu là các ngành khai thác mỏ như than, thiếc ở Việt Nam; khai thác thiếc, trồng cây cao su ở Malaixia; cây hương liệu ở Inđônêxia.. Người nông dân những nước này trồng lúa nhưng năng suất thấp nên chỉ đủ đảm bảo được nguồn lương thực tối thiểu phục vụ nhu cầu trong nước. Cuộc sống của người dân nô lệ ở các nước đều giống nhau, rất khổ cực, đói nghèo. Nhân dân từng nước đã nổi dậy, đấu tranh giành tự do, giành quyền làm chủ đất nước. Nhiều nước có những cuộc khởi nghĩa, cuộc chiến đấu chống xâm lược và lần lượt giành được độc lập: Việt Nam, Lào, Campuchia năm 1945; Philippin năm 1946; Mianma năm 1948; Inđônêxia năm 1950, Malaixia năm 1957; Brunây năm 1985. + Sau năm 1945, trừ ba nước Đông Dương là Việt Nam, Lào, Campuchia vẫn tiếp tục một cách chính thức hoặc không chính thức tiến hành cuộc chiến tranh chống đế quốc, các nước giành được độc lập khác đều có điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội và từng bước đã đạt được kết quả. Tuy vậy từ năm 1996 đã có dự báo về khủng hoảng kinh tế ở một số nước do sự mất cân đối trong đầu tư và mất cân đối trong phát triển các ngành kinh tế như: phân bố nguồn đầu tư cho những ngành không làm ra lãi, tiêu dùng lạm vào vốn, kinh doanh những mặt hàng xa xỉ cho xã hội tiêu dùng, chuyển dịch cơ cấu chậm, vay vốn nhiều không trả nợ được, phụ thuộc vào nước ngoài,... năm 1997 đồng Bạt của Thái Lan mất giá, trước đây 1 đô la Mĩ đổi được khoảng 25 Bạt, thời điểm khủng hoảng đổi được trên 40 Bạt. Ảnh hưởng của nền kinh tế thuộc địa còn thấy ở một số nước Đông Nam Á. Biểu hiện của nó là cơ cấu nền kinh tế vẫn thiên về nông nghiệp, ngành công nghiệp chưa có được vị trí đáng kể và chủ yếu vẫn là công nghiệp khai thác. Điều này thấy rõ đối với Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma. Một số nước khác tiến hành công nghiệp hoá từ những năm 60 của thế kỷ XX đã đạt được những thành tích đáng kể: tỉ trọng ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân tăng lên, đã sản xuất được một số mặt hàng cao cấp như phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, tủ lạnh, ti vi, v.v...

Bình luận (0)
BT
28 tháng 2 2019 lúc 20:05

Các nước đang tiến hành công nghiệp hóa do có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp ngày càng đóng góp nhiều hơn vào GDP của từng quốc gia. Kinh tế phát triển chưa vững chắc vì dễ bị ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài, môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế đất nước,...

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
SO
Xem chi tiết
MM
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
LC
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
VH
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
RM
Xem chi tiết
TQ
Xem chi tiết