Học kì 1

DT

kể về 1 câu chuyện về tính liêm khiết ở việt nam

PS
18 tháng 9 2016 lúc 16:40

có thật đó bn ,ở trường mk nè:Đinh Thị Phương Thảo

Bình luận (4)
NA
18 tháng 9 2016 lúc 16:32

Mạc Đĩnh Chi (1272 - 1346) quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304. Mạc Đĩnh Chi làm quan trải qua ba triều nhà Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã tỏ rõ là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Khâm phục tái năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu "Lưỡng quốc Trạng Nguyên". 
Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên gia đình thường nghèo túng. Sau khi lo cho đám tang của mẹ, cuộc sống của ông vốn thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn : 
- Ta muốn trích ít tiền trong kho cho ngươi đem đến biếu Mạc Đĩnh Chi. Làm thế có được không? 

Viên quan tâu với vua : 
- Thần biết rõ Mạc Đĩnh Chi. Nếu cho người đem tiền đến, ông ấy sẽ không nhận đâu. 
- Vậy khanh có cách nào khác không? 
- Muôn tâu Bệ hạ ! thần nghĩ chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận. 
Nhà vua ưng thuận, sai người đang đêm bỏ một gói tiền vào nhà Mạc Đĩnh Chi. 
Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông : 
- Tâu hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót thần để nhờ vả việc gì đó. Vậy thần đem tới, xin Hoàng thượng cho nộp tiền này vào công quỹ. 
Vua Minh Tông đáp : 
- Khanh có khó nhọc giúp người ta mới cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao? 
- Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến. Mạc Đĩnh Chi khảng khái tâu. 
Vua Trần Minh Tông rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho Mạc Đĩnh Chi lui. 

Bình luận (4)
PS
18 tháng 9 2016 lúc 16:34

có một câu chuyện : kể rằng 1 bạn HS lớp 7 đã nhặt được 1 chiếc điện thoại đắt tiền và rồi bạn đó đã trả lại nó cho thầy hiệu trưởng .
.

Bình luận (2)
ND
18 tháng 9 2016 lúc 17:38

Trước khi đòi người khác kể 1 câu chuyện đúng đề tài bạn phải hiểu đề tài đó là gì, liêm khiết là gì?

Bình luận (2)
NT
18 tháng 9 2016 lúc 21:28

Một lần đi công tác qua địa bàn huyện T thuộc tỉnh N, mặc dù Bác đã dặn đồng chí phục vụ chuẩn bị chu đáo cơm nắm mang theo như thường lệ, song lãnh đạo huyện cứ tha thiết mời Bác dùng một bữa cơm do huyện tiếp đãi. Từ chối mãi cũng ngại vì Bác sợ mọi người hiểu lầm Bác xa rời dân nên người đã nhận lời sau khi dặn mọi người hết sức tiết kiệm, không được bày vẽ và người vẫn không quên mang cả món cơm nắm muối vừng vào để mọi người cùng ăn. Chuyện đã qua một thời gian, một hôm, đồng chí văn thư của Bác nhận được một công văn xin… tiền của huyện nọ với lý do trang trải kinh phí bữa ăn của buổi tiếp Bác hôm Bác đi công tác với số tiền gấp vài ba lần so với thực tế (chắc họ nghĩ để tiếp Bác, Trung ương sẽ không từ chối bất cứ điều gì). Không thể giấu Bác, đồng chí văn thư đã lo mọi việc trước khi trình Bác công văn. Đọc xong, Bác lặng lẽ đứng dậy lấy trong tủ gỗ ra một gói nhỏ bọc cẩn thận bằng giấy báo và ni lông, đưa cho đồng chí văn thư và nói: “Đây là số tiền Bác dành dụm tiết kiệm được. Chú hãy mang đến huyện và đưa tận tay cho họ, nói Bác trả tiền cho bữa ăn đãi Bác và cảm ơn họ đã mời. Nếu số tiền này đủ thì thôi, nếu chưa đủ, các chú cho Bác vay tạm và trừ dần vào tiền lương của Bác, đến khi nào đủ thì thôi.” Bác cho chuyện tiếp Bác không liên quan gì đến việc công và kiên quyết không được lấy tiền của công để thanh toán.

Bình luận (1)
NT
18 tháng 9 2016 lúc 21:28

tham khảo trong sách truyện thì sẽ biết bạn ạ!

 

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
PM
Xem chi tiết
NG
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HC
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
RR
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết