Hướng dẫn soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích - trích

NT

Kể lại đoạn trích kiều ở lầu ngưng bích bằng văn xuôi ( 7- 12 dòng)

DH
12 tháng 10 2019 lúc 6:51

Tham khảo ý:
Từ một thiếu nữ tài sắc sống trong cảnh "êm đềm trước rủ màn che", sau khi tự nguyện bán mình để cứu cha, Kiều rơi vào tay Mã Giám Sinh và Tú Bà mụ chủ lầu xanh. Do chưa ép được Kiều tiếp khách làng chơi, Tú Bà đưa Kiều ra ở lầu Ngưng Bích để xoa dịu và thực hiện âm mưu mới. Đoạn thơ trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” của Nguyễn Du, một bức tranh đa dạng, phong phú về ngoại cảnh đã khắc hoạ tâm trạng cô đơn buồn tủi, tâm trạng nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của Thúy Kiều, một con người xinh đẹp tài năng mà bất hạnh.

Bốn câu đầu trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" miêu tả cảnh lầu Ngưng Bích thật thơ mộng, nhưng lại hoang vắng đến rợn người
Ngồi trên lầu cao, nhìn phía trước là núi non trùng điệp, ngẩng lên phía trên là vầng trăng như sắp chạm đầu, nhìn xuống phía dưới là những đoạn cát vàng trải dài vô tận, lác đác như “bụi hồng” nhỏ bé. Cả một không gian mênh mông, hoang vắng không một bóng người, càng tô đậm thêm tình cảnh cô đơn, trơ trọi của Kiều
Không gian càng xa rộng, lòng người càng thêm trống trải, đau buồn. Sự tuần hoàn của thời gian, sự đằng đẵng mỏi mòn, càng thêm vô vọng. Tâm trạng của Kiều đầy đau buồn, xấu hổ, tủi thẹn với thiên nhiên, với lòng mình, với những người thân yêu. Nàng tự đối thoại với lòng mình, biết tâm sự cùng ai nữa.
Nàng nhớ tới Kim Trọng, nhớ tới quãng thời gian hai người cùng hạnh phúc bên nhau, nhớ đến những lới thề nguyền dưới ánh trăng vằng vặc. Kiều dường như đắm chìm trong tâm trạng nhớ nhung, nàng thương Kim Trọng đang mong chờ mình vô vọng, không biết Kiều đã lỗi hẹn xưa.
Nhưng thương người rồi lại thương mình, tâm trạng Kiều đau đớn xót xa
Rồi Kiều nhớ đến cha mẹ, thương cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng trông, thương cho cha me ngày càng già, day dứt không được ở cận kề chăm sóc.
Buồn biết bao khi phải dấn thân vào nơi vô định. Buồn biết bao khi phải mãi mãi xa cách người yêu. Buồn biết bao khi có cha, mẹ mà không được phụng dưỡng sớm hôm. Một nổi buồn mênh mông như đè nặng, bao quanh lấy nàng. Nhìn đâu nàng cũng thấy buồn, cảnh vật dù có đổi thay nhưng nỗi buồn của nàng thì như cố định. Nàng cảm nhận được những gì sẽ đến với mình như một định mệnh không sao thoát ra được. Điều đáng quý ở đây là: trong hoàn cảnh cô đơn, bẽ bàng vậy mà Kiều lại quên phận mình, thương nhớ tới người thân. Đó chính là đức hi sinh, lòng vị tha, tấm lòng chung thuỷ và hiếu thảo của Kiều, đây chính là nét đẹp tâm hồn của Kiều.
Kiều nhớ thương cha mẹ, quê hương mong ước có ngày đoàn tụ
Kiều đau đớn cho thân phận của mình, xót cho tình yêu dở lỡ, ám ảnh về cuộc đời vô định
Một màu cỏ "rầu rầu" héo úa, tâm trạng chán chường cho hiện tại. Cảnh vật được miêu tả qua tâm trạng, tâm trạng nhuốm lên cảnh vật. Cảnh vật vừa hư, vừa thực "thuyền ai thấp thoáng" “hoa trôi man mác” "chân mây" và "mặt đất" một màu xanh mờ ảo.
Nếu như “Thuyền ai thấp thoáng” làm nàng chạnh nghĩ đến cuộc đời trôi nổi, bấp bênh hy vọng lóe lên rồi chợt tắt thì cảnh “nước chảy hoa trôi” lại gợi đến cảnh đời lưu lạc-một cuộc sống vô định, không còn phương hướng “biết là về đâu”. Đến cái hướng cuối cùng thì nổi buồn hầu như đã dâng lên tột đỉnh
Âm thanh của tiếng sóng "ầm ầm" dữ dội va vào vách đá ngay dưới "ghế ngồi" liên tưởng như cơn sóng gió cuộc đời sắp ập đến, dự báo một tương lai nhiều khổ đau, nhiều biến động của Kiều.
Đây là đoạn tả cảnh ngụ tình hay nhất trong truyện Kiều. Với nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại, bốn cặp thơ như bộ tứ bình, điệp ngữ "buồn trông" lập lại ở đầu mỗi câu thơ, cùng với hệ thống từ láy "thấp thoáng", " xa xa", "man mác", "rầu rầu", "xanh xanh" gợi lên nỗi buồn da diết, triền miên, thăm thẳm và chồng chất.
“Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn thơ kỳ diệu, một trong những đoạn thơ hay nhất của “Truyện Kiều”, kiệt tác của thi hào dân tộc Nguyễn Du, miêu tả bi kịch nội tâm của Thuý Kiều trên con đường lưu lạc. Những vần thơ buồn thương mệnh mang đã gieo vào lòng người đọc những xót xa khôn nguôi về kiếp người tài hoa bạc mệnh. Đoạn thơ có giá trị nhân bản sâu sắc. Một tấm lòng nhân hậu yêu thương, cảm thông của nhà thơ đối với nỗi đau của Thuý Kiều mãi mãi để lại ấn tượng sâu sắc trong trái tim người đọc.

Bình luận (0)
LL
13 tháng 10 2019 lúc 11:13

Từ một thiếu nữ tài sắc sống trong cảnh "êm đềm trước rủ màn che", sau khi tự nguyện bán mình để cứu cha, Kiều rơi vào tay Mã Giám Sinh và Tú Bà mụ chủ lầu xanh. Do chưa ép được Kiều tiếp khách làng chơi, Tú Bà đưa Kiều ra ở lầu Ngưng Bích để xoa dịu và thực hiện âm mưu mới. Đoạn thơ trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” của Nguyễn Du, một bức tranh đa dạng, phong phú về ngoại cảnh đã khắc hoạ tâm trạng cô đơn buồn tủi, tâm trạng nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của Thúy Kiều, một con người xinh đẹp tài năng mà bất hạnh.
Bốn câu đầu trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" miêu tả cảnh lầu Ngưng Bích thật thơ mộng, nhưng lại hoang vắng đến rợn người
Ngồi trên lầu cao, nhìn phía trước là núi non trùng điệp, ngẩng lên phía trên là vầng trăng như sắp chạm đầu, nhìn xuống phía dưới là những đoạn cát vàng trải dài vô tận, lác đác như “bụi hồng” nhỏ bé. Cả một không gian mênh mông, hoang vắng không một bóng người, càng tô đậm thêm tình cảnh cô đơn, trơ trọi của Kiều
Không gian càng xa rộng, lòng người càng thêm trống trải, đau buồn. Sự tuần hoàn của thời gian, sự đằng đẵng mỏi mòn, càng thêm vô vọng. Tâm trạng của Kiều đầy đau buồn, xấu hổ, tủi thẹn với thiên nhiên, với lòng mình, với những người thân yêu. Nàng tự đối thoại với lòng mình, biết tâm sự cùng ai nữa.
Nàng nhớ tới Kim Trọng, nhớ tới quãng thời gian hai người cùng hạnh phúc bên nhau, nhớ đến những lới thề nguyền dưới ánh trăng vằng vặc. Kiều dường như đắm chìm trong tâm trạng nhớ nhung, nàng thương Kim Trọng đang mong chờ mình vô vọng, không biết Kiều đã lỗi hẹn xưa.
Nhưng thương người rồi lại thương mình, tâm trạng Kiều đau đớn xót xa
Rồi Kiều nhớ đến cha mẹ, thương cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng trông, thương cho cha me ngày càng già, day dứt không được ở cận kề chăm sóc.
Buồn biết bao khi phải dấn thân vào nơi vô định. Buồn biết bao khi phải mãi mãi xa cách người yêu. Buồn biết bao khi có cha, mẹ mà không được phụng dưỡng sớm hôm. Một nổi buồn mênh mông như đè nặng, bao quanh lấy nàng. Nhìn đâu nàng cũng thấy buồn, cảnh vật dù có đổi thay nhưng nỗi buồn của nàng thì như cố định. Nàng cảm nhận được những gì sẽ đến với mình như một định mệnh không sao thoát ra được. Điều đáng quý ở đây là: trong hoàn cảnh cô đơn, bẽ bàng vậy mà Kiều lại quên phận mình, thương nhớ tới người thân. Đó chính là đức hi sinh, lòng vị tha, tấm lòng chung thuỷ và hiếu thảo của Kiều, đây chính là nét đẹp tâm hồn của Kiều.
Kiều nhớ thương cha mẹ, quê hương mong ước có ngày đoàn tụ
Kiều đau đớn cho thân phận của mình, xót cho tình yêu dở lỡ, ám ảnh về cuộc đời vô định
Một màu cỏ "rầu rầu" héo úa, tâm trạng chán chường cho hiện tại. Cảnh vật được miêu tả qua tâm trạng, tâm trạng nhuốm lên cảnh vật. Cảnh vật vừa hư, vừa thực "thuyền ai thấp thoáng" “hoa trôi man mác” "chân mây" và "mặt đất" một màu xanh mờ ảo.
Nếu như “Thuyền ai thấp thoáng” làm nàng chạnh nghĩ đến cuộc đời trôi nổi, bấp bênh hy vọng lóe lên rồi chợt tắt thì cảnh “nước chảy hoa trôi” lại gợi đến cảnh đời lưu lạc-một cuộc sống vô định, không còn phương hướng “biết là về đâu”. Đến cái hướng cuối cùng thì nổi buồn hầu như đã dâng lên tột đỉnh
Âm thanh của tiếng sóng "ầm ầm" dữ dội va vào vách đá ngay dưới "ghế ngồi" liên tưởng như cơn sóng gió cuộc đời sắp ập đến, dự báo một tương lai nhiều khổ đau, nhiều biến động của Kiều.
Đây là đoạn tả cảnh ngụ tình hay nhất trong truyện Kiều. Với nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại, bốn cặp thơ như bộ tứ bình, điệp ngữ "buồn trông" lập lại ở đầu mỗi câu thơ, cùng với hệ thống từ láy "thấp thoáng", " xa xa", "man mác", "rầu rầu", "xanh xanh" gợi lên nỗi buồn da diết, triền miên, thăm thẳm và chồng chất.
“Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn thơ kỳ diệu, một trong những đoạn thơ hay nhất của “Truyện Kiều”, kiệt tác của thi hào dân tộc Nguyễn Du, miêu tả bi kịch nội tâm của Thuý Kiều trên con đường lưu lạc. Những vần thơ buồn thương mệnh mang đã gieo vào lòng người đọc những xót xa khôn nguôi về kiếp người tài hoa bạc mệnh. Đoạn thơ có giá trị nhân bản sâu sắc. Một tấm lòng nhân hậu yêu thương, cảm thông của nhà thơ đối với nỗi đau của Thuý Kiều mãi mãi để lại ấn tượng sâu sắc trong trái tim người đọc.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TT
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
LQ
Xem chi tiết
TB
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
MM
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết