Hiện tượng đêm trắng là gì và chúng thường xyar ra ở đâu trên trái đất?
- Đêm trắng hay còn gọi là hiện tượng bạch dạ, đó là những ngày có khoảng thời gian ban đêm tại một địa phương nào đó có độ chiếu sáng tự nhiên không quá thấp cho dù Mặt Trời đã lặn xuống dưới đường chân trời.
Vì vậy, khoảng thời gian ban đêm tại nơi đó chỉ diễn ra trong khoảng rất ngắn, thường chỉ từ 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng, có thể xem là hiện tượng tranh tối tranh sáng, hoàng hôn hay rạng đông.
- Tại các địa điểm có vĩ độ cao hơn vòng cực, ở châu Âu hoặc hiện tượng đêm trắng ở Nga.
Nêu nguyên nhân
Như chúng ta đã biết, trục tự quay của Trái Đất nghiêng một góc bằng 23,4 độ so với trục vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo. Do độ nghiêng này mà về mùa hè của một trong hai bán cầu Bắc hoặc Nam có thời gian ban ngày tăng dần lên theo sự tăng lên của vĩ độ (theo giá trị tuyệt đối, nếu coi các vĩ độ ở bán cầu Nam có dấu âm) và khi đến một giá trị nhất định của vĩ độ thì Mặt Trời sẽ không lặn trong một số ngày.
Thường xảy ra ở các nơi gần vs vòng cực trên trái đất.