Bài 12 : Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái đất

DA

HELP ME !

1. Nêu 1 số ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

2.Những vùng nào trên Thế giới có nhiều động đất và núi lửa ?

HELP MEEEEEEEEEEEEEEE !!!!!!!!

TH
23 tháng 5 2017 lúc 22:34

1. Một số ví dụ nè:

-Từ các núi trẻ (đỉnh nhọn) trải qua quá trình bào mòn thành núi già ( đỉnh tròn).

-Nước mưa và đá vôi hòa tan vào nhau tạo thành địa hình núi cacxtơ .

2. Vùng ven bờ biển Thái Bình Dương bn nhé. Vì vậy mà đây đc gọi là " Vành đai lửa Thái Bình Dương " đóa!

Học tốt nhé bn!^_^

Bình luận (0)
TT
7 tháng 1 2018 lúc 15:01

1. Ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất:
– Sự thay đổi nhiệt độ không khí làm cho đá ở bề mặt Trái Đất bị nứt vỡ.
– Nước mưa chảy thành đòng tạm thời ở bề mặt đất tạo nên những khe rãnh do đất bị xói mòn.
– Nước làm hoà tan đá vôi, tạo nên các hang động trong các khối núi đá vôi
– Gió thổi mòn ở phần chân của các tảng đá, tạo ra các “nấm đá”.

2.

Động đất chù yếu tập trung phân bổ ở hai dải: dải động đất vòng Thái Bình Dương và dải động đất Hy-ma-lay-a - Địa Trung Hải.

Dải động đất Thái Bình Dương gồm hai phần: ở bờ đông Thái Bình Dương kéo dài từ A-lát-ca đi xuống bờ phía Tây của lục địa Bắc Mĩ rồi kéo dài tới tận Pê-ru và Chi-lê thuộc Nam Mĩ; ở bờ Tây dài động đất này kéo dài từ A-lát-ca hướng về phía nam theo quần đào A-lêu-ti-an, quần đào Nhật Bản đến Đài Loan, lại theo hướng nam qua Phi-líp-pin, ln-đô-nê-xi-a tới Niu-di-lân.

Ven bờ Thái Bình Dương là nơi mà vò Trái Đất vận động vô cùng sôi nổi, các mảng thạch quyển chuyển động cọ sát theo phương ngang và phương thảng đứng nên dễ sinh ra động đất rất dữ dội, phần lớn động đất trên thế giới xảy ra ở đây. Nếu căn cứ vào năng lượng khi động đất giài phóng ra để tính toán thì có tới 76% là do dài động đất này sinh ra. Chi-lê là một trong những nước nằm trong vành đai động đất Thái Bình Dương và là một trong những nước xảy ra nhiều động đất cùa thế giới. Đất nước này như một cái đai hẹp và dài, phân bổ địa lí đi cùng hướng với dãy núi An-đét chạy dài theo bờ phía Tây cùa Nam Mĩ, khe biển A-ta-ca-ma dựa sát vào dày núi, nơi sâu nhất tới 6000 - 7000m. Độ nghiêng sâu đặc biệt giữa núi cao và khe sâu là bố phận nguy hiểm và yếu cùa Trái Đất, vì thế dề xảy ra động đất. Như trong hai ngày 22 và 23/5/1960 ở đây đã xảy ra 5 lần động đất cấp 7 trở lên, trong đó cỏ 3 lần cấp 8 trở lên, mức độ phá hoại ít thấy trên thế giới. Hay như ở Nhật Bản, mỗi năm có khoảng 500 trận động đẩt đáng kể, nghĩa là trung bình mỗi ngày trên đất nước này có 1,5 trận động đất. Những trận động đất lớn là trận động đất năm 1923 ở vùng Can-tô giết chết 140 nghìn người, phá hủy 8226 ngôi nhà; vụ động đất năm 1995 ở Cô-bê làm hơn 6400 người chết, hơn 250.000 ngôi nhà bị phá "hủy...

Dải động đất ven bờ Thái Bình Dương cũng là vùng “núi lửa sống” phân bố nhiều nhất, sự phân bổ cùa chúng dường như nhất trí chứ không phải là sự trùng hợp khéo, điều đó chứng tỏ dấy là dài đất mà vỏ Trái Đất đang vận động dữ dội.

Dải động đất Hy-ma-lay-a - Địa Trung Hải bắt đầu từ Địa Trung Hải và dải gần đó, đi qua Thổ Nhĩ Kì, Trung Á, miền Bắc Án Độ, vùng Tây và Tây Nam Trung Quốc, rồi đi qua Mi-an-ma đến In-đô-nê-xi-a gặp vòng đai động đất Thái Bình Dương. Dải động đất này là dải động đất hiện đại hoạt động sôi nổi, có một số đoạn phân bổ núi lửa liên tiếp, hơn nữa một số gò núi còn đang tiếp tục nâng lên. Mấy năm gần đây trong dải động đất này đă xảy ra nhiều trận động đất dữ dội, như năm 1976 ở U-dơ-bê-kix-tan, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, miền Đông Thô Nhĩ Kì; năm 1977 ở Ru-ma-ni; còn l-ran từ năm 1977 đã liên tục xày ra 3 lần động đất... gây nên những tai họa không nhỏ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
KT
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết