Tham khảo:
Môi trường sống đang là sự quan tâm mang tính toàn cầu. Ô nhiễm môi trường và những tác hại của nó đối với cuộc sống ngày càng nặng nề hơn. Do đó việc bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp là nhiệm vụ của tất cả mọi người.
Ai cũng biết rằng môi trường có một ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng. Môi trường là không khí, là thức ăn, là sự cân bằng sinh thái đảm bảo cho sự sống của con người. Môi trường quen thuộc và gần gũi với chúng ta như những người bạn thân thiết không thể thiếu được trong cuộc đời. Thế nhưng vì lợi ích trước mắt, con người đã đối xử tàn tệ với môi trường, thậm chí cố tình hủy hoại môi trường mà không biết rằng làm như vậy là tự hủy hoại cuộc sống của chính mình.
Chặt phá rừng, vứt rác bừa bãi, xả nước thải, rác thải công nghiệp không đúng quy định của các nhà máy, xí nghiệp… là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của con người. Khí hậu Trái Đất đang nóng dần lên một cách bất thường và càng ngày càng khắc nghiệt hơn là nguyên nhân dẫn tới những thiên tai như giông bão, sóng thần, lở núi, lũ quét, lũ bùn, hạn hán… ngày càng dồn dập xảy ra trên khắp thế giới, để lại những tác hại ghê gớm khôn lường về của cải và tính mạng. Đó là một thực tế đáng sợ mà ai ai cũng biết qua các phương tiện truyền thống hiện đại.
Nhân loại phải làm gì đây để cứu lấy môi trường ?. Có rất nhiều giải pháp song vấn đề hàng đầu vẫn là giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường sống và ý thức trách nhiệm của mỗi công dân trước cộng đồng. Trước hết, chúng ta phải giữ gìn môi trường sống xung quanh cho sạch sẽ, không vứt rác ra đường, ra những nơi công cộng. Điều này nhỏ nhưng không dễ, phải luyện thành ý thức tự giác thường xuyên. Các nhà máy, xí nghiệp phải được di dời ra xa khu dân cư. Việc xả khói thải, nước thải, chất thải phải được kiểm tra thường xuyên, liên tục theo quy định. Nếu nhà máy, xí nghiệp nào cố tình vi phạm thì Nhà nước phải xử phạt thật nặng, thậm chí rút giấy phép hoạt động hoặc truy tố trước pháp luật. Bên cạnh việc nghiêm cấm chặt phá rừng là việc trồng cây gây rừng phải được làm thường xuyên, liên tục để phủ xanh đất trống đồi trọc, duy trì lá phổi xanh cho Trái Đất, tạo sự cân bằng sinh thái cho môi trường.
Trong trường học, học sinh các cấp phải được giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường sống thông qua các hình thức như tham dự các kì thi tìm hiểu môi trường, tham gia đội tình nguyện bảo vệ môi trường… để có được những hiểu biết cơ bản và từ đó tự giác góp phần tạo ra môi trường sống xanh – sạch – đẹp.
Bảo vệ môi trường sống không phải là nhiệm vụ của riêng ai. Nhà nước cần tăng cường đội ngũ kiểm tra, giám sát thường xuyên ở những nơi công cộng, những khu công nghiệp để nhắc nhở, ngăn chặn kịp thời các hành vi, hiện tượng phá hoại môi trường. Nếu cá nhân hay tập thể nào cố tình vi phạm thì sẽ có những biện pháp xử phạt thích đáng tùy theo mức độ nặng nhẹ. Môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng đã và đang đưa ra những lời cảnh báo dữ dội đối với loài người. Hãy bảo vệ môi trường sống như bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta !.
Chúc bạn học tốt!
Vấn đề môi trường là một trong những vấn đề nóng và được dư luận khắp thế giới gây tranh cãi. Đến với hội thảo để hưởng ứng cuộc vận động vì mô trường xanh-sạch-đẹp hôm nay, chi đội lớp 10A chúng mình xin có bài phát biểu tham dự hội thảo.
Trước hết, như chúng ta đã biết môi trường là mạng sống của con người. ấy vậy mà hiện nay, không chỉ riêng Việt Nam mà rất nhiều quốc gia trên thế giới ô nhiễm môi trường đang diễn biến phức tạp, nghiêm trọng và gây ra những hậu quả khủng khiếp. Đầu tiên và rõ ràng chúng ta nhận thấy là trong nhiều năm trở lại đây nhiệt độ trung bình của Trái Đất đã nóng hơn gần 40 độ C so với nhiệt độ trong kỷ băng hà gần nhất, khoảng 13. 000 năm trước. Tuy nhiên trong vòng 100 năm qua, nhiệt độ trung bình bề mặt Trái Đất tăng khoảng 0, 6-0, 7 độ C và dự báo sẽ tăng 1, 4-5, 8 độ C trong 100 năm tới.
Dĩ nhiên hậu quả của việc nhiệt độ tăng là dẫn đến sự gia tăng mực nước biển, gia tăng cường độ các cơn bão và các hiện tượng thời tiết cực đoan,suy giảm tầng ôzôn, thay đổi ngành nông nghiệp, và làm suy giảm đại dương. Hơn thế nữa đa dạng sinh thái bị suy giảm, đất đai trở nên bạc màu không thể canh tác là hai ảnh hưởng chủ yếu của quá trình hoang mạc hóa. Môi trường sống của nhiều loài thực và động vật đã biến mất, những đồi trọc và những vùng đất sỏi đá đang trở nên gia tăng càng nhiều hơn. Rất nhiều loài sinh vật quý hiếm có giá trị vì không có thức ăn và môi trường sống đã rơi vào nguy cơ tuyệt chủng. Tình trạng này đang đe dọa cuộc sống của gần 1 tỉ người trên Trái Đất. Những dấu hiệu cảnh báo về hiện tượng ô nhiễm môi trường toàn cầu xuất hiện ngày càng nhiều ở mọi nơi trên toàn thế giới, cảnh báo khẩn cấp đến thái độ và ý thức của người dân trên toàn thế giới.
Nguyên nhân do đâu? Có cả chủ quan và khách quan. Nhưng chủ quan luôn phải chịu trách nhiệm cho vấn đề. Việc đô thị hóa nhanh, công nghiệp hóa hiện đại hóa càng phát triển các tòa cao ốc, trung tâm thương mại mọc lên như núi, dẫn đến việc chặt phá rừng giảm sự hấp thụ CO2, các nước thải, khí thải công nghiệp được xả thải chưa qua xử lí đã góp phần ô nhiễm môi trường nước. Tình trạng đông dân và bùng nổ dân số trên một số quốc gia chưa phát triển dẫn đến nước thải sinh hoạt được xả thải càng nhiều, rồi phương tiện giao thông xả thải khí độc cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường không khí. Còn rất nhiều những nguyên nhân khác, nhưng đều xuất phát từ ý thức và thái độ của người dân.
Để có một môi trường xanh-sạch-đẹp cần có những giải pháp hợp lí và triệt để. Nhà nước và chính phủ cần nghiêm khắc hơn nữa trong việc xử lí các hành vi mà vi phạm môi trường. các phát minh công nghệ sinh học càng ngày càng được vận dụng vào đời sống để giảm thiểu tình trạng môi trường. Những tấm pin mặt trời với các tế bào quang điện có khả năng có khả năng biến đổi năng lượng mặt trời thành điện năng đang hứa hẹn là giải pháp năng lượng cho tương lai. Một phát minh nữa đó là ống pô xe với bộ lọc khí có một vai trò to lớn trong việc giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm từ xe hơi. Trong bộ lọc này có chứa các chất xúc tác giúp phân hủy hoặc biến đổi các chất độc trước khi thải ra ngoài. Hoặc việc thiết kế những xe đạp ở công viên có gắn hệ thống lọc và xử lí nước dưới ao, hồ, giúp người dân vừa đạp xe tập thể dục hơn nữa môi lần đạp xe là các đường ống xử lí được vận hành thật tiện lợi. Cuối cung, người dân cần có ý thức nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm cao trong việc bảo vệ môi trường. Vì cuộc sống, vì tương lai của chúng ta.